Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam:

“Hiến kế” để phát triển doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam

Thứ năm, 09/05/2019 16:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với xu thế sôi động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số, đổi mới sáng tạo là yếu tố sống còn của doanh nghiệp và nền kinh tế. Tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam đại diện các DN lớn đã "hiến kế" để DN công nghệ tại Việt Nam phát triển.

Xây dựng hệ sinh thái hạ tầng mở để khai phóng doanh nghiệp số

Quang cảnh tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam. Ảnh: vnexpress.net

Quang cảnh tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam. Ảnh: vnexpress.net

Bắt đầu từ khẩu hiệu "Khát vọng, tầm nhìn trở thành Việt Nam hùng cường", ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn CMC nhận định: Công nghệ số sẽ giúp Việt Nam cất cánh.

Báo Công luận
Công nghệ số sẽ giúp Việt Nam cất cánh.

Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn CMC

Theo ông Nguyễn Trung Chính, hiện tại Internet đang tác động đến mọi khía cạnh của mọi đời sống; Xu thế của cách mạng 4.0 là hệ thống nền tảng và kinh doanh nền tảng ra đời. Thách thức của doanh nghiệp là năng suất, trí tuệ, tốc độ, kết nối và cung cấp công nghệ mọi lúc mọi nơi. Với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc kết nối là yếu tố quan trọng trong kỷ nguyên số. Các quốc gia như Hàn Quốc thành công vì đã chiếm lĩnh được công nghệ.

Ông Nguyễn Trung Chính cho rằng, mọi doanh nghiệp đều có thể tiếp cận nền tảng mở này để kết nối với nền kinh tế số. Nhà nước cần có lộ trình và chiến lược để hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, trở thành trụ cột nền kinh tế quốc dân, vươn tầm thế giới.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hướng tới chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế World Class, vừa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước, vừa nâng cao sức cạnh tranh, xuất khẩu.

Lấy dẫn chứng từ CMC, sau 3 năm nghiên cứu, CMC cung cấp C.OPE2N là nền tảng công nghệ mở để giải quyết nhu cầu chuyển đổi số của Việt Nam và nhu cầu ứng dụng các công nghệ mới như Big Data, IoT, BlockChain, Security... Đây là một nỗ lực của CMC nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế số Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Trần Thanh Hải be-group
Doanh nghiệp Việt cần cùng nhau xây dựng và làm chủ hệ sinh thái công nghệ trong nước rồi vươn ra thế giới

Ông Trần Thanh Hải, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Be Group

Ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Be Group cũng cùng quan điểm về việc cần xây dựng và làm chủ hệ sinh thái công nghệ. Ông Hải cho rằng, Doanh nghiệp Việt cần cùng nhau xây dựng và làm chủ hệ sinh thái công nghệ trong nước rồi vươn ra thế giới.

Theo Tổng giám đốc Be Group, môi trường khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam đã phát triển mạnh nhưng vẫn tồn đọng những bất cập. "Chính sách điều kiện kinh doanh áp dụng cho các startup còn khá khắt khe, một số doanh nghiệp nước ngoài chưa tuân thủ các chính sách trong nước, nếu không thay đổi những vấn đề này thì chúng ta không làm chủ được công nghệ", ông Hải lý giải.

Đề xuất giải pháp cho bài toán này, ông Trần Thanh Hải cho rằng, các doanh nghiệp nên tập trung đầu tư bài bản, nghiêm túc, có chiều sâu, tránh phụ thuộc vào nước ngoài. Ông cũng nêu ví dụ điển hình là mạng xã hội và các nền tảng chia sẻ nội dung số mà chúng ta sử dụng hoàn toàn là của nước ngoài, dữ liệu lưu trữ ở nước ngoài. Trong khi đó, ở thời đại 4.0, dữ liệu là tài nguyên quốc gia. Các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư chất xám, xây dựng hệ sinh thái công nghệ Việt.

Doanh nghiệp phải mở rộng kinh doanh vào lĩnh vực công nghệ

Ông Phạm Hải Văn, Giám đốc miền Bắc, Công ty Haravan chỉ ra rằng mỗi doanh nghiệp khi đưa các mảng kinh doanh lên thị trường trực tuyến đều tạo ra thay đổi tích cực.

Ông Phạm Hải Văn cho rằng Việt Nam đang có nhu cầu cao về công nghệ. Điều này khiến các doanh nghiệp phải mở rộng kinh doanh vào lĩnh vực công nghệ. 

Dẫn chứng là mảng online đang đem lại doanh thu 10% cho những đơn vị hợp tác với Haravan như Vinamilk, hay tiết kiệm 50% chi phí cho Biti’s. Nhãn hàng giày tập trung vào đối tượng khách hàng trẻ, đây cũng là nhóm khách hàng sử dụng nhiều ứng dụng điện tử, điện thoại thông minh.

Le-Thi-Thu-Thuy-Vingroup
Công nghệ là con đường nhanh nhất và hiệu quả nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp

Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Công ty Vinfast

Bà Lê Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Công ty Vinfast cho rằng, hiện nay công nghệ là con đường nhanh nhất và hiệu quả nhất, thậm chí là duy nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp.

Lấy dẫn chứng từ Vingroup, đã chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi sáng công nghệ thông qua việc sản xuất ô tô, xe máy và điện thoại thông minh, Vingoup đang phát triển với 3 trụ cột chính là Công nghệ, Công nghiệp và Thương mại dịch vụ, hướng tới trở thành Tập đoàn công nghệ hàng đầu khu vực trong những năm tới.

Chỉ sau 8 tháng chuyển đổi số, Vingoup đã đạt được nhiều kết quả ở hầu hết các mảng kinh doanh. Trong đó, đơn vị thành lập khối Vintech, Vinfast, VinSmart cùng nhiều công ty công nghệ con khác. Riêng dự án VinTech City sẽ hướng đến trở thành thung lũng Silicon tại Việt Nam, ươm mầm cho các công ty công nghệ mới thành lập.

Vingoup cũng hợp tác với những Tập đoàn hàng đầu thế giới để học hỏi và chuyển giao công nghệ sản xuất trong thời gian ngắn. Đây là cơ sở để doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm như ô tô, xe máy, điện thoại chỉ trong thời gian ngắn.

Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ và ứng dụng các công nghệ mới nhất 

Tại Diễn đàn, ông Lữ Thành Long, Chủ tịch Công ty MISA cho biết, cách đây 25 năm, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có công tác kế toán bằng phần mềm. Từ khi MISA thành lập đến nay, công ty đã triển khai thành công ứng dụng kế toán cho 75% đơn vị hành chính sự nghiệp, 47% doanh nghiệp vừa và ra mắt sổ thu chi miễn phí cho hàng triệu khách hàng cá nhân. MISA cũng đã tham gia vào bài toán chuyển đổi hoá đơn giấy sang hoá đơn điện tử, tiết kiệm tới 10.000 tỷ.

Lữ Thành Long CMC
Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ và ứng dụng thành công các công nghệ mới nhất

Ông Lữ Thành Long, Chủ tịch Công ty MISA

Ông Long cho biết công ty sẽ ứng dụng công nghệ AI và Machine Learning giúp tự động nhập liệu và hạch toán kế toán, làm tăng năng suất gấp 10 lần; sử dụng công nghệ điện toán đám mây để giải quyết bài toán cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp; tạo một hệ thống mở để kết nối doanh nghiệp với ngân hàng, thuế, và các đơn vị khác.

Theo Chủ tịch MISA, doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để giải quyết các bài toán lớn cho đặc thù cho Việt Nam mà các doanh nghiệp nước ngoài không thể làm được. Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ và ứng dụng thành công các công nghệ mới nhất như Blockchain, AI, Machine Learning,... vào các sản phẩm.

"Xây dựng một ứng dựng thuần Việt và triển khai tại Việt Nam không phải là điều dễ dàng nhưng MISA đã làm được. Bản thân MISA không chỉ làm ra sản phẩm sử dụng tốt tại Việt Nam mà còn có thể bán được ra nước ngoài, ví dụ như sản phẩm CUKCUK đã có mặt tại 10 quốc gia như Đức, Myanmar, Mỹ, Nhật...", ông Lữ Thành Long bày tỏ.

Những thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ

Ông Nguyễn Xuân Thành đến từ Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright cho rằng, cần các chính sách ưu tiên từ Chính phủ Việt Nam. Việt Nam cũng đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp khởi nghiệp nhờ chính sách ưu tiên của Chính phủ. Ông Thành dẫn chứng, hiện nay số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ có giá trị trên một tỷ đôla Mỹ ở châu Á mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điều nay đặt ra yêu cầu cho các quốc gia là cần có chính sách phù hợp hơn.

nguyen-xuan-thanh-fulbright
Cần hội tụ những doanh nghiệp ở các ngành nghề nòng cốt, tập trung ở cùng vị trí địa lý và hoạt động dưới cơ chế chung. Vai trò của Nhà nước là hỗ trợ cho những "cụm doanh nghiệp" này.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright

Ông Nguyễn Xuân Thành đưa ra kiến nghị cần hội tụ những doanh nghiệp ở các ngành nghề nòng cốt, tập trung ở cùng vị trí địa lý và hoạt động dưới cơ chế chung. Vai trò của Nhà nước là hỗ trợ cho những "cụm doanh nghiệp" này.

Các nhân tố cần cải thiện hơn để thúc đẩy đổi doanh nghiệp phát triển là nhân lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ mới, thị trường, bối cảnh, môi trường cạnh tranh và khung pháp lý hỗ trợ. Trong đó ông Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh về khâu đào tạo nguồn lực chất lượng cho các doanh nghiệp công nghệ  thông tin.

Ông Nguyễn Thế Tân, Phó tổng giám đốc Công ty VCCorp cho rằng, tồn tại đầu tiên là tư duy cũ.  Việt Nam hoàn toàn có thể làm được như các nước phát triển công nghệ trên thế giới. Tiêu biểu như Vingroup có thể sản xuất tự động hóa 4.0, Viettel tự làm thiết bị mạng 5G... Trong mảng nội dung số có VNG với Zalo, VCCorp với nền tảng quảng cáo bằng công nghệ, hệ thống phân phối nội dung và hàng chục công ty khác.

Theo ông, Việt Nam có tiềm năng bởi sở hữu hàng trăm công ty khác trong nhiều lĩnh vực cùng đội ngũ hàng trăm nghìn lập trình viên. Trong khi các nước có nhiều chính sách phát triển ưu đãi về thuế, các chính sách, quy định của Việt Nam còn nhiều hạn chế. "Nhiều công ty muốn làm nhưng không dám làm", đại diện VCCorp.

Minh Nam - Phương Thảo

Tin khác

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

(CLO) Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (24/4) công bố một cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc rằng khối này đang tham gia vào "chủ nghĩa bảo hộ".

Thị trường - Doanh nghiệp
Sát lễ 30/4-1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

Sát lễ 30/4-1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

(CLO) Chỉ còn vài ngày sẽ đến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, không ít cửa hàng và ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái vẫn còn nhiều xe trống lịch dù đã giảm giá 15-20% so với dịp lễ năm ngoái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

(CLO) Tờ Wall Street Journal (WSJ) đầu tuần đưa tin, các nhà lập pháp Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự hợp tác liên tục của Bắc Kinh với Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

(CLO) Thụy Sĩ đang nắm giữ khoảng 13 tỷ franc (14,3 tỷ USD) tài sản của Nga bị phong tỏa trong các tổ chức tài chính của nước này, khoảng một nửa trong số đó thuộc về nhà nước và một nửa thuộc về cá nhân, cơ quan quốc gia giám sát các lệnh trừng phạt tiết lộ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

(CLO) Đợt tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua đang thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Bất động sản