Cháy lớn tại ở Khu công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng
(CLO) Vụ cháy xảy ra lúc nửa đêm đã thiêu rụi toàn bộ hàng hóa, thiết bị của Công ty TNHH Dong A.
Theo dõi báo trên:
Các định hướng phát triển hai bờ sông Hồng
Từ những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, quá trình phát triển đô thị và đô thị hóa diễn ra dồn dập ở cả hai bên bờ sông Hồng thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.
Lúc này, bên cạnh hệ thống cầu đường được xây dựng từ trước vẫn phát huy tác dụng (như cầu Long Biên (1902), cầu Thăng Long (1985), cầu Chương Dương (1985)), đã liên tục xuất hiện các cầu Trung Hà (2002), Thanh Trì (2007), Vĩnh Tuy giai đoạn 1 (2010), cầu Vĩnh Thịnh (2014), cầu Nhật Tân (2015), cùng các đường vành đai 2, vành đai 3, vành đai 4 và hệ thống các tuyến đường giao thông hai bên bờ sông, nội đô, nội thị được nâng cấp, không chỉ kết nối hai bên bờ sông mà dần dần đã kéo sông Hồng trở lại vị trí trung tâm phát triển đô thị Hà Nội.
Năm 2000, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 15-NQ/TW khẳng định: “Sớm nghiên cứu việc chỉnh trị sông Hồng và quy hoạch khai thác hai bên sông”. Năm 2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Địa bàn thành phố Hà Nội trải rộng ra hai bên bờ sông Hồng với diện tích 334.470,2ha, gồm 10 quận, 1 thị xã, 18 huyện, 154 phường, 22 thị trấn, 401 xã và dân số trên 6.800.000 người.
Ngày 25/3/2022, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1045/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000, tập trung nguồn lực xây dựng các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn, các công trình công cộng hiện đại tầm vóc quốc tế và phát huy giá trị các công trình di sản hai bên sông, góp phần khẳng định tầm thế mới của Thủ đô.
Để thực hiện được mục tiêu này, một điều kiện tiên quyết là phải phát triển hiện đại và đồng bộ cả hệ thống giao thông bộ và hệ thống giao thông thủy trên sông và hai bên bờ sông Hồng. Hệ thống đường bộ ven sông kết nối với các tuyến vành đai 2, vành đai 3, vành đai 3,5 và vành đai 4 của đô thị trung tâm. Hà Nội đang triển khai xây dựng 3 cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Vân Phúc và trong quy hoạch giao thông đến năm 2030, tầm nhìn 2050 sẽ xây dựng thêm 7 cầu nữa là Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi (vành đai 3,5) và cầu Phú Xuyên.
Hệ thống giao thông thủy dọc theo sông Hồng và các chi lưu cũng đang được khôi phục và từng bước hiện đại hóa, vừa khai thác tối đa lợi thế của các tuyến giao thông đường thủy, vừa góp phần giảm áp lực giao thông nội đô và tạo động lực phát triển bền vững toàn vùng Thủ đô.
Ngày 3/3/2023, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 68/KH-UBND triển khai thực hiện đề án đầu tư xây dựng 5 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng đến năm 2025 thành các quận nội thành. Cả 5 huyện kể trên đều nằm ở hai bên bờ sông Hồng, trong đó 2 huyện đi đầu là Đông Anh và Gia Lâm đều nằm ở tả ngạn. Quận Đông Anh sẽ gồm 24 phường, được định hướng phát triển thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, tài chính, thương mại và giao dịch quốc tế khu vực Bắc sông Hồng, đóng vai trò động lực phát triển ở phía Bắc Thủ đô. Trên cơ sở 22 xã, thị trấn, quận Gia Lâm sẽ xây dựng 16 phường theo định hướng trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa và giải trí, y tế, giáo dục.
Trên cơ sở thành tựu phát triển đô thị và đô thị hóa trên địa bàn Hà Nội, thành phố Hà Nội đang xúc tiến nghiên cứu xây dựng 2 thành phố trực thuộc Thủ đô, trong đó thành phố phía Bắc (Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) thiên về dịch vụ, hội nhập quốc tế, đô thị thông minh và thành phố phía Tây (Xuân Mai, Hòa Lạc) thiên về khoa học, công nghệ và giáo dục, trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 xác định 5 trục động lực là các trục Sông Hồng, Hồ Tây - Cổ Loa, Hồ Tây - Ba Vì, Nhật Tân - Nội Bài và trục liên kết phía Nam, trong đó trục Sông Hồng là trục không gian cảnh quan chủ đạo.
Báo cáo tóm tắt quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ, trục Sông Hồng “là trục kinh tế thương mại dịch vụ, du lịch văn hóa, là trục trung tâm nằm giữa đô thị phía Nam và phía Bắc sông Hồng. Hai bên bờ sông, xây dựng con đường di sản tái hiện lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc; con đường giới thiệu cảnh quan, đất nước con người, hình ảnh đặc trưng của các vùng miền và 63 tỉnh thành, là nơi phát triển các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng; là không gian tái hiện các lễ hội văn hóa truyền thống từ mọi miền đất nước; kết nối với khu vực Hồ Tây và phố cổ hình thành không gian phát triển các hoạt động kinh tế ban đêm”.
Chia sẻ trong bài biết về "Kết nối dòng chảy văn minh sông Hồng trong lịch sử hình thành và phát triển Thủ đô Hà Nội" TS. Nguyễn Quang Anh - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội cho biết, những định hướng phát triển hai bên bờ sông Hồng là sự tái khẳng định mạnh mẽ vị trí trục trung tâm chủ đạo của dòng sông Hồng suốt trường kỳ lịch sử, phát triển thủ đô cân đối - hài hòa, nhanh - mạnh - bền vững, vươn xa và tỏa rộng ra cả hai bên bờ sông Hồng.
"Như thế, mô hình thành phố “nhìn sông tựa núi” của vua Lý Thái Tổ nghìn năm qua đã đúng và chắc chắn hàng chục, thậm chí hàng trăm năm sau vẫn tiếp tục đúng. Mục tiêu phát triển Hà Nội thành thành phố thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại; trung tâm động lực thúc đẩy phát triển vùng châu thổ sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; thành phố kết nối toàn cầu và sánh ngang với thủ đô các nước phát triển trong khu vực chắc chắn sẽ trở thành hiện thực trọn vẹn và sinh động", TS. Nguyễn Quang Anh chia sẻ.
Sông Hồng luôn giữ vai trò quyết định của đô thị Hà Nội
Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, địa bàn thành phố Hà Nội nằm gọn ở trung tâm châu thổ Sông Hồng, nơi con người tụ cư sớm và đông đúc, nơi chứng kiến toàn bộ quá trình hình thành cộng đồng người Việt cổ,với sự ra đời của nền văn minh Sông Hồng.
Nền văn minh Sông Hồng là nền văn minh nôngnghiệp trồng lúa nước, sử dụng công cụ sản xuất bằng kim khí (đồ đồng, đồ sắt), tạo ra bướcphát triển trọi vượt về kinh tế, xã hội và thông qua đó xác lập bản lĩnh, truyền thống và lối sống Việt Nam, đặt cơ sở vững vàng cho sự ra đời và phát triển của quốc gia dân tộc.
Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, trên danh nghĩa là sự trở lại kinh thành Đại La của Cao Biền, nhưng thực chất là tiếp nối truyền thống lâu đời của dân tộc từ kinh đô Cổ Loa cho đến kinh đô Vạn Xuân ở vùng đỉnh thứ hai của châu thổ Sông Hồng.
Cuộc cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đã đã đưa Hà Nôi lên thành Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thủ đô nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hà Nội trở thành trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Kỷ nguyên độc lập tự do tiến lên văn minh hiện đại.
Kể từ thời đại dựng nước đầu tiên cho đến nay các kinh đô kinh thành Cổ Loa, Mê Linh,Vạn Xuân, Ô Diên, Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh, Hà Nội gần như liên tục nối tiếp nhau đều được đặt trên địa bàn Hà Nội, biến Hà Nội thành trung tâm hội tụ, kết tinh, giao lưu, lan tỏa lớn nhất và mạnh nhất các giá trị lịch sử và văn hóa của cả nước.
Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Hà Nội thực sự là căn cốt của toàn bộ lịch sử đất nước, là trung tâm và đỉnh cao của cả ba kỷ nguyên văn minh lớn Việt Nam là Kỷ nguyên văn minh dựng nước và giữ nước đầu tiên, Kỷ nguyên văn minh Đại Việt và Kỷ nguyên độc lập tự do tiên lên văn minh hiện đại.
"Đấy là vị thế lớn nhất và đặc biệt nhất của Hà Nội trong toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc mà không một đô thị nào hay một kinh thành nào khác của Việt Nam có thể sánh ngang được.
Đây cũng là trường hợp vô cùng hy hữu trên thế giới, đúng như đánh giá của UNESCO khi vinh danh khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa Thế giới: “Nó là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng và là trung tâm quyền lực chính trị trong suốt 13 thế kỷ cho đến ngày nay... Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục lâu dài như vậy của sự phát triển chính trị, văn hóa như khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”", GS.TS Nguyễn Quang Ngọc chia sẻ.
Về vai trò của sông Hồng với đô thị Hà Nội, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc cho hay, sông Hồng là điều kiện tiên quyết là trung tâm của mọi hoạt động mưu sinh, trung tâm của mọi sáng tạo văn hóa của người Hà Nội. Từ quy hoạch đô thị cho đến kiến trúc phường phố, chợ búa, bến cảng Kẻ Chợ, các làng nghề, phố nghề, các lễ hội, tín ngưỡng, tập quán, từ các trò chơi dân gian đến các hoạt động cung đình, các kỳ công chống ngoại xâm ở Đông Bộ Đầu, ở Chương Dương, Tây Kết, Hàm Tử… tất cả đều có hình bóng hay sự hóa thân của dòng sông Mẹ - sông Hồng. Đấy là nét đặc trưng và bản sắc nhất của văn hóa đô thị Thăng Long - Hà Nội cổ truyền.
“Sông Hồng luôn giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ quá trình lịch sử - văn hóa của các kinh đô - kinh thành - đô thị cổ truyền trên đất Hà Nội. Đến đầu thế kỷ XXI, sông Hồng từng bước khẳng định trở lại vị trí là trục phát triển chủ đạo của Thủ đô. Tựa núi, nhìn sông, hướng ra Biển Đông là mô hình thành tạo, là quy luật biến đổi và là định hướng phát triển của Hà Nội ngày xưa, ngày nay và mãi về sau” – GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh.
(CLO) Vụ cháy xảy ra lúc nửa đêm đã thiêu rụi toàn bộ hàng hóa, thiết bị của Công ty TNHH Dong A.
(CLO) Vào thứ Bảy tại hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu, các quốc gia đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập các quy định cho một thị trường toàn cầu nhằm mua bán tín chỉ carbon.
(CLO) Nhiều người yêu thích các dòng xe đến từ Mỹ sẽ phải đối mặt với thực tế không mấy dễ chịu: nhiều mẫu xe “đậm chất Mỹ” lại không thực sự được sản xuất tại Mỹ.
(CLO) Một nghiên cứu mới đây về dữ liệu tai nạn giao thông tại Mỹ giai đoạn 2018-2022 đã tiết lộ tỷ lệ tai nạn chết người cao bất thường của Tesla, trong đó Model Y được xếp vào nhóm xe nguy hiểm nhất, làm dấy lên lo ngại về hệ thống tự lái của hãng.
(CLO) Các gia đình, giáo viên và cả học sinh đã biểu tình tại Valencia của Tây Ban Nha vào thứ Bảy, để yêu cầu hành động đối với các trường học bị hư hại do trận lũ lụt khiến hơn 220 người thiệt mạng và hàng nghìn học sinh không thể đi học.
(CLO) Ngày 24/11, thông tin từ Cục Quản lý thị trường Hưng Yên cho biết, từ đầu năm đến nay đơn vị đã xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách nhà nước hơn 400 triệu đồng.
(CLO) Các cơ quan an ninh Philippines đã tăng cường các giao thức an toàn vào thứ Bảy, sau khi Phó Tổng thống Sara Duterte tuyên bố bà sẽ ám sát Tổng thống Ferdinand Marcos Jr nếu chính bà bị giết.
(CLO) Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Vòng 12 Ngoại hạng Anh 2024/25 chứng kiến những chiến thắng quan trọng của Arsenal và Chelsea. Trong khi Arsenal đánh bại Nottingham với tỷ số 3-0 để chấm dứt chuỗi trận thất vọng, thì Chelsea vượt qua Leicester 2-1 trên sân khách để cùng nhau trở lại top 4 đầy ấn tượng.
(CLO)Thời điểm cuối năm, nhu cầu hành khách đến bến xe đi lại gia tăng gây ùn tắc giao thông, khiến việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn. Các lực lượng chức năng siết chặt hoạt động vận tải để kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm
(CLO) Dẫn trước hai bàn đến phút 84, Barcelona bất ngờ để Celta Vigo cầm hòa 2-2 trong trận đấu kịch tính ở vòng 14 La Liga. Kết quả này khiến đội bóng của HLV Hansi Flick gặp nguy hiểm trong cuộc đua vô địch, khi khoảng cách với Real Madrid có thể bị thu hẹp đáng kể.
(CLO) Từ đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh mạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc. Đây là đợt rét đậm đầu tiên trong năm, vùng núi cao phía Bắc có nơi dưới 10 độ C.
(CLO) Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La vừa được quy hoạch trở thành thị trấn du lịch với quy mô dân số năm 2045 là 30.000 người.
(CLO) Bất lực trước sức mạnh của Tottenham, câu lạc bộ Man City đón nhận thất bại đáng tiếc 0-4. Đây cũng là trận thua thứ 5 liên tiếp trên mọi đấu trường của thầy trò huấn luyện viên Pep Guardiola.
(CLO) Công nghệ ô tô điện đang bước sang một kỷ nguyên mới khi Úc chuẩn bị triển khai công nghệ V2G, cho phép xe điện cung cấp điện cho nhà và lưới điện, mang lại cơ hội tiết kiệm lên tới 12.000 AUD mỗi năm.
(CLO) Khám phá vai trò quan trọng của bộ lọc chuyên nghiệp trong nhiếp ảnh điện thoại. Từ chỉnh sửa AI đến hiệu ứng vật lý, nâng tầm bức ảnh với chất lượng đỉnh cao.
(CLO) Chiều 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21 - 23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia và Phu nhân.
(CLO) Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vừa được Quốc hội bấm nút thông qua, nêu rõ, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong bảo đảm và phát triển hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
CLO) Chiều 22/11, Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký quyết định số 1458 giao ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Chiều 22/11, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII.