(NB&CL) Xung quanh vấn đề Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với các chuyên gia, Đại biểu Quốc hội để thấy rõ hơn về tầm nhìn cũng như khát vọng phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Quốc hội khóa XV đã có Nghị quyết số 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017. Theo kinh nghiệm quốc tế, mỗi quốc gia muốn phát triển nhanh, bền vững phải chọn con đường đi đúng, xác định được cách thức, nguồn lực, động lực và thời gian để đến đích. Chính vì vậy, công tác quy hoạch được xem như “người công binh mở đường”.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với các chuyên gia, Đại biểu Quốc hội để thấy rõ hơn về tầm nhìn cũng như khát vọng phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Đại biểu Quốc hội, GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội:
Mục tiêu bao trùm của quy hoạch là lấy con người làm đối tượng trung tâm
+ Thưa Đại biểu Quốc hội, Quy hoạch tổng thể quốc gia được đánh giá là mang tính tích hợp, tổng hợp, bao quát chung. Ông có thể cho biết ý nghĩa của việc quy hoạch tổng thể Quốc gia trong bối cảnh hiện nay?
- Quy hoạch tổng thể quốc gia đã mô hình hóa khát vọng đến năm 2050, Việt Nam là một nước hùng cường, thịnh vượng; là một trong những nước công nghiệp phát triển đứng hàng đầu châu Á. Nền kinh tế vận hành theo phương thức của kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng chủ yếu.
Đại biểu Quốc hội, GS.TS Hoàng Văn Cường.
Trong quy hoạch tổng thể quốc gia lần này, vị thế và tiềm năng của kinh tế biển và không gian biển đã được đặc biệt coi trọng, nhấn mạnh. Trong đó, hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế biển trở thành mũi nhọn có sức cạnh tranh, có vị thế trên thế giới thông qua các lĩnh vực như hàng hải, vận tải biển, thủy hải sản và nguồn năng lượng sạch…
Từ đó, để tạo bước phát triển vượt trội của đất nước; vừa tạo ra những nét đặc sắc, độc đáo và phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam.
Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng đã chỉ ra việc hình thành nên các vùng kinh tế động lực đặc trưng, dẫn dắt cho sự phát triển của các vùng này. Trong đó, đặc biệt là hai vùng động lực có vai trò giống như đầu tàu để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đó là vùng Đồng bằng sông Hồng - có Thủ đô Hà Nội, được coi như một đầu tàu dẫn dắt cho sự phát triển phía Bắc. Và ở vùng Đông Nam Bộ có TP. Hồ Chí Minh được coi như cực tăng trưởng, đầu tàu kinh tế dẫn dắt sự phát triển ở phía Nam.
Quy hoạch cũng đã chỉ ra định hướng phát triển của các đô thị lớn để tạo sức hút, lan tỏa cho các vùng của đất nước.
Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm đầu não chính trị, trung tâm văn hóa, khoa học, kỹ thuật hàng đầu đất nước mà còn là thành phố mang tầm quốc tế, với sứ mệnh kết nối toàn cầu; cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh sẽ tạo nên cực tăng trưởng cho khu vực phía Bắc.
TP. Hồ Chí Minh không chỉ là đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam mà còn trở thành trung tâm tài chính, thương mại và logistics tầm cỡ quốc tế.
TP. Đà Nẵng cũng sẽ trở thành trung tâm vừa là kết nối các giao dịch quốc tế, vừa tạo động lực lan tỏa cho phát triển của khu vực miền Trung.
TP. Cần Thơ cũng được xây dựng như một trung tâm hội tụ và lan tỏa cho sự phát triển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng đã chỉ ra định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại như xây dựng hệ thống đường cao tốc chạy dọc Bắc - Nam, phía Tây có sự kết nối liên thông, đường trên biển… cũng như phát triển hệ thống đường sắt cao tốc Bắc - Nam để kết nối các miền của đất nước; đồng thời đặt ra mục tiêu phát triển hệ thống đường sắt đô thị để giải quyết căn bản vấn đề giao thông công cộng trong các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh để biến thành những đô thị văn minh, hiện đại ngang tầm các nước phát triển trên thế giới…
+ Mục tiêu lớn nhất phát triển đất nước hùng cường là vì con người, vì hạnh phúc của nhân dân. Vậy, trong quy hoạch, người dân được đặt ở vị trí, vai trò như thế nào, thưa ông?
- Có thể nói, mục tiêu bao trùm của quy hoạch là lấy con người làm đối tượng trung tâm; hướng các mục tiêu vào phục vụ các điều kiện để phát triển đầy đủ, toàn diện mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của người dân.
Lấy con người làm trung tâm, chủ thể, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển. Lấy giá trị văn hóa con người Việt Nam làm nền tảng sức mạnh nội sinh cho sự phát triển đất nước.
+ Việt Nam có lợi thế diện tích vùng biển rộng, bờ biển dài, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Theo Giáo sư, chúng ta cần làm gì để khơi dậy, phát huy tối ưu tiềm năng kinh tế biển của đất nước?
- Trong quy hoạch tổng thể quốc gia lần này, vị thế và tiềm năng của kinh tế biển và không gian biển đã được đặc biệt coi trọng, nhấn mạnh.
Trong đó, hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế biển trở thành mũi nhọn có sức cạnh tranh, có vị thế trên thế giới thông qua các lĩnh vực như hàng hải, vận tải biển, thủy hải sản và nguồn năng lượng sạch…
+ Được biết, Giáo sư là người phụ trách tư vấn xây dựng quy hoạch Thủ đô Hà Nội. Theo ông, để hòa chung vào “bức tranh” quy hoạch tổng thể quốc gia cũng như khát vọng xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, khi quy hoạch Thủ đô Hà Nội chúng ta cần lưu ý những điểm nhấn quan trọng nào?
- Hà Nội với lợi thế có dòng sông Hồng - là cái nôi của nền văn minh lúa nước, gắn liền với sự phát triển dân tộc. Chúng ta xây dựng Hà Nội là Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Việc quy hoạch để phát triển Hà Nội chính là tạo dựng diện mạo đại diện cho hình ảnh, vị thế quốc gia.
Theo đó, Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia; là động lực, hình mẫu cho phát triển của các vùng trong cả nước; đồng thời cũng là nơi quy tụ những nguồn lực tinh hoa của đất nước; là trung tâm lan tỏa các giá trị cốt lõi văn hóa, lịch sử của con người Việt Nam, là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa ngàn năm văn hiến Thủ đô; là trung tâm về khoa học, giáo dục đào tạo, nơi tập trung các cơ sở nghiên cứu cùng với đội ngũ các nhà khoa học hàng đầu của đất nước và ngang tầm thế giới; tạo dựng kết nối toàn cầu.
+ Xin trân trọng cảm ơn Đại biểu Quốc hội!
PGS.TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội:
“Tăng trưởng bền vững phải gắn với ba “trục” kinh tế, xã hội và môi trường”
+ Thưa Phó Giáo sư, để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước hùng cường, hạnh phúc thì cần đặc biệt lưu ý đến những trục tăng trưởng nào?
- Tôi cho rằng, tăng trưởng bền vững phải gắn liền với ba trục kinh tế, xã hội và vấn đề môi trường. Đó là mục tiêu cao nhất mà chúng ta hướng tới. Theo mục tiêu của Đảng ta đề ra, phấn đấu đưa Việt Nam phát triển đến năm 2030 tầm nhìn 2040 và đến 2050 thì chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam ở mức cao. “Chất lượng” ở đây bao gồm nội hàm đầy đủ hết, tức là mức sống cao cả về vật chất lẫn tinh thần.
Mục tiêu cao cả nhất của Đảng là đem lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân và chỉ có phát triển đất nước theo hướng bền vững mới đem lại điều đó, tức là không được bỏ qua hoặc thiếu một trong các trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường.
Kinh tế phát triển, người dân được hưởng các dịch vụ hiện đại của giáo dục, y tế, các chế độ phúc lợi xã hội được đảm bảo tốt, môi trường sống trong sạch. Con người được chăm lo phát triển toàn diện, “không ai bị bỏ lại phía sau”.
+ Là một nhà khoa học và cũng từng là Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, bà nghĩ sao về vấn đề phát triển công nghệ xanh và năng lượng tái tạo trong giai đoạn sắp tới?
- Phát triển kinh tế xanh là xu hướng tất yếu của phát triển bền vững ở tất cả các quốc gia. Trong phát triển kinh tế xanh phải lựa chọn khâu nào là khâu đột phá nhất. Với Việt Nam chúng ta, cần tập trung trên 2 lĩnh vực: Nông nghiệp xanh và năng lượng tái tạo.
Tại sao chúng ta lại chọn nông nghiệp xanh? Bởi vì nông nghiệp chính là cứu cánh, là bệ đỡ cho phát triển trong những giai đoạn khủng hoảng. Bên cạnh đầu tư công nghiệp thì nông nghiệp vẫn là nguồn tăng trưởng chính GDP. Lý do thứ hai, 67% người dân Việt Nam vẫn sống ở nông thôn và phần lớn trong số đó sống bằng sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, để thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ ở Hội nghị COP26 về xử lý vấn đề môi trường là sử dụng các năng lượng tái tạo, năng lượng xanh mà Việt Nam có lợi thế, như vậy mới giảm ô nhiễm môi trường và tăng trưởng bền vững. Tôi cho rằng, cần tập trung phát triển nông nghiệp xanh và sau đó tiếp tục đầu tư phát triển cho các lĩnh vực khác.
PGS.TS Phạm Huy Kỳ - nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh):
“Nền tảng quan trọng để hướng đất nước đến tương lai tốt đẹp hơn”
78 năm đã trôi qua, song thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8/1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945 (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là mốc son chói lọi, là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh, giải phóng dân tộc. Từ đó đến nay, khát vọng về xây dựng đất nước có thể đã trải qua nhiều biến đổi và phát triển theo thời gian. Quy hoạch tổng thể quốc gia có thể được coi là một nền tảng quan trọng để hướng đất nước đến tương lai tốt đẹp hơn.
Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về Quy hoạch tổng thể quốc gia nêu rõ, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam là nước phát triển, thu nhập cao, có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; quản trị xã hội trên nền tảng xã hội số hoàn chỉnh. Nền kinh tế vận hành theo phương thức của kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng chủ yếu. Việt Nam thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á; là một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế; phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái giá trị cao thuộc nhóm hàng đầu thế giới…
Có thể nói rằng, mục tiêu hàng đầu của hầu hết các quốc gia là đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển. Quy hoạch tổng thể quốc gia có thể tập trung vào việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy đầu tư trong các ngành công nghiệp chất lượng cao và thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia trên thị trường quốc tế.
Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng hướng đến cải thiện chất lượng cuộc sống. Khát vọng đạt được chất lượng cuộc sống cao hơn cho tất cả người dân có thể được thể hiện qua việc cung cấp dịch vụ công cộng tốt hơn, bao gồm chăm sóc y tế, giáo dục, nhà ở và hạ tầng giao thông.
Bên cạnh đó, một quốc gia phát triển cần có một nền văn hóa và giáo dục phát triển, đảm bảo việc truyền đạt giá trị và kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ sau. Chúng ta cũng thể hiện khát vọng xây dựng một môi trường thúc đẩy đổi mới, nghiên cứu và phát triển công nghệ, sẽ giúp đất nước duy trì sự cạnh tranh và thích nghi với sự biến đổi trong tương lai…
Tóm lại, khát vọng về đất nước có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lịch sử, văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội. Việc áp dụng quy hoạch tổng thể quốc gia có thể giúp định hướng cho sự phát triển của đất nước trong tương lai và đạt được những khát vọng của nhân dân ta.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng hoạt động phạm tội, đặc biệt là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là trong giai đoạn sắp xếp tổ chức bộ máy công an địa phương (không tổ chức công an cấp huyện).
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...
(CLO) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị phía Nga với vai trò quan trọng trong Liên minh Kinh tế Á-Âu, thúc đẩy các nước thành viên đồng ý xóa bỏ biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam; nâng hạn ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam; tìm kiếm hướng đầu tư mới, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đầu tư trên lãnh thổ của nhau.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.
(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, quản lý đất đai và trật tự xây dựng luôn là vấn đề “nóng”, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm tối đa, không để xảy ra tình trạng “tranh tối tranh sáng” hay khoảng trống trong quản lý.
(CLO) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông báo:
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.