Hiện tượng người dân phải “lót tay” để giải quyết công việc là thực trạng diễn ra nhiều năm

Thứ ba, 09/05/2023 17:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, vẫn còn tình trạng lợi dung kẽ hở về cơ chế, chính sách, vị trí công tác để gây nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Hiện tượng người dân phải lót tay để giải quyết công việc là thực trạng diễn ra nhiều năm, chưa được ngăn chặn kịp thời.

Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có bước tiến mới, toàn diện và hiệu quả hơn

Ngày 9/5, phát biểu tại Phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong điều hành kinh tế - xã hội thời gian qua, đa số đã đạt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội đề ra. Về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị Báo cáo cần bổ sung thêm các đánh giá về xã hội, về tội phạm và vi phạm pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, tổng thể chung tình hình vi phạm pháp luật và các loại tội phạm về trật tự xã hội giảm, tuy nhiên một số loại tội phạm gia tăng như tội phạm giết người, mua bán người, cho vay lãi nặng, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông. Một số loại tội phạm giảm nhưng tính chất, diễn biến nghiêm trọng như tội phạm về ma tuý, cướp giật tài sản, chống người thi hành công vụ; tội phạm về trật tự xã hội tuy có giảm nhưng hậu quả do tội phạm này gây ra lại tăng, gây lo lắng và bất an trong nhân dân…

hien tuong nguoi dan phai lot tay de giai quyet cong viec la thuc trang dien ra nhieu nam hinh 1

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu.

Trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn, đã xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm. Tuy nhiên, tình trang sai phạm liên quan đến tham nhũng tiêu cực vẫn xảy ra, gây bức xúc trong dư luận như chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động ngân hàng, đăng kiểm…

Về tội phạm mua bán người, nhất là mua bán người qua biên giới phía Tây Nam ở nước ta đang diễn biến phức tạp, nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi như lừa bán người qua biên giới Campuchia để cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản, đồng thời ép buộc thực hiện các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm vào người Việt Nam. Đáng lưu ý nạn nhân bị lừa bán hiện nay có cả nam giới, trẻ em dưới 16 tuổi ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

hien tuong nguoi dan phai lot tay de giai quyet cong viec la thuc trang dien ra nhieu nam hinh 2

Toàn cảnh phiên họp.

Tội phạm xâm hại trẻ em tuy có giảm nhưng diễn biến hết sức phức tạp. Một số vụ, đối tượng thực hiện hành vi dã man như xâm hại tình dục, xâm hại thân thể, tính mạng… Vẫn còn xảy ra nhiều vụ việc người nghiện ma tuý ảo giác, thực hiện hành vi tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức ở một số đơn vị, địa phương chưa nghiêm, còn nhiều trường hợp vi phạm thực hiện quy tắc ứng xử; tình trạng lợi dung kẽ hở về cơ chế, chính sách, vị trí công tác gây nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực. Hiện tượng người dân phải lót tay để giải quyết công việc là thực trạng diễn ra nhiều năm, chưa được ngăn chặn kịp thời.

Vì vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đề nghị kịp thời bổ sung, đánh giá cụ thể hơn các nội dung trên, chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cấp, ngành, do đó tiếp tục đề ra các giải pháp, chỉ đạo, phòng ngừa và xử lý hậu quả. Cho rằng đây là báo cáo kinh tế - xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Báo cáo cần đánh giá kỹ hơn về mảng xã hội.

hien tuong nguoi dan phai lot tay de giai quyet cong viec la thuc trang dien ra nhieu nam hinh 3

Các đại biểu dự phiên họp.

Về tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Chủ nhiệm Lê Thị Nga cũng cơ bản nhất trí với Báo cáo của Chính phủ và các bộ ngành trong đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch năm 2023 và tình hình triển khai thực hiện Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn

Cũng tại phiên họp, bày tỏ đồng tình với báo cáo của Chính phủ và thống nhất với các ý kiến của báo cáo thẩm tra, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết: Sau thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch, kinh tế nước ta đã đạt kết quả ấn tượng với mức tăng trưởng cao, đạt được 13/15 chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, việc không đạt chỉ tiêu trong tỷ trọng chế biến, chế tạo trong GDP là điều đáng quan tâm, vì đây là chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng tăng trưởng, vì vậy, cần phân tích, làm rõ nguyên nhân và rút ra giải pháp để duy trì củng cố tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

hien tuong nguoi dan phai lot tay de giai quyet cong viec la thuc trang dien ra nhieu nam hinh 4

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu ý kiến.

Đối với tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chúng ta đối mặt với nhiều thách thức hơn thuận lợi, các doanh nghiệp cũng đang gặp nhiều khó khăn số lượng đơn hàng suy giảm ngay cả với những mặt hàng xuất khẩu truyền thống, đầu tư công mới chỉ đạt tỷ lệ thấp, gây sức ép lớn lên việc hoàn thành mục tiêu vào những tháng cuối năm, nếu không có giải pháp quyết liệt thì sẽ không đạt được yêu cầu đặt ra.

Đưa ra giải pháp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn để có thời gian phục hồi, trả nợ, khắc phục nợ xấu. Đồng thời, cần kịp thời nghiên cứu, sửa đổi điều kiện cho vay sao cho hợp lý hơn; đẩy mạnh khai thác, tận dụng những hiệp định thương mại tự do FTA; tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, tối ưu hóa quy trình các thủ tục hành chính liên ngành, tránh đùn đẩy, né tránh thực thi công vụ.

Ngoài ra, Chính phủ, các bộ ngành cần thực hiện quyết liệt và hiệu quả việc giải ngân vốn đầu tư công, triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

Thiên An

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội nghiêm cấm xe vượt quá tải trọng đi trên hệ thống thủy lợi sông Nhuệ

Hà Nội nghiêm cấm xe vượt quá tải trọng đi trên hệ thống thủy lợi sông Nhuệ

(CLO) Hiện nay, đê sông Nhuệ bị ngâm nước nhiều ngày đã xảy ra các sự cố tại địa bàn các quận, huyện. UBND TP Hà Nội yêu cầu nghiêm cấm xe vượt quá tải trọng cho phép đi trên bờ kênh, trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ.

Tin tức
Xem xét trách nhiệm lãnh đạo đơn vị có nhiều cán bộ vi phạm nồng độ cồn

Xem xét trách nhiệm lãnh đạo đơn vị có nhiều cán bộ vi phạm nồng độ cồn

(CLO) UBND TP Hà Nội yêu cầu xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ hoặc xử lý không nghiêm minh, chưa kịp thời đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý.

Tin tức
Thái Bình: Thành lập Tiểu ban phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 – 2030

Thái Bình: Thành lập Tiểu ban phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 – 2030

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức cuộc họp của Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Tin tức
Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, đất đai trình Quốc hội

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, đất đai trình Quốc hội

(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương tiếp thu, rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án trình Quốc hội.

Tin tức
Nghiên cứu triển khai dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức PPP, hợp đồng BOT

Nghiên cứu triển khai dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức PPP, hợp đồng BOT

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thống nhất nghiên cứu triển khai Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) – Đà Lạt (Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT để thu hút nguồn lực của xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Tin tức