Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel: Sự kỳ vọng của ngành nông nghiệp

Thứ năm, 03/08/2023 09:51 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) hứa hẹn mang lại nhiều chuyển biến cho cả ngành sản xuất cũng như kinh doanh của Việt Nam. Trong đó, các ngành sản xuất nông nghiệp có thế mạnh của Việt Nam, như lương thực, rau, củ, trái cây nhiệt đới sẽ có nhiều lợi thế nhất.

Việt Nam có 16 FTA có hiệu lực

Cuối tháng 7/2023, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) chính thức được ký kết sau 7 năm đàm phán. Sau khi hoàn thành ký kết, VIFTA là Hiệp định Thương mại tự do (FTA) chính thức thứ 16 của Việt Nam.

Ngoài 16 FTA đang có hiệu lực, Việt Nam vẫn đang tiếp tục đàm phán với 3 đối tác thương mại khác để tiến hành hoàn tất việc ký kết, bao gồm FTA Việt Nam - Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein (EFTA); Hiệp định thương mại ASEAN - Canada và Hiệp định thương mại Việt Nam - UAE.

hiep dinh thuong mai tu do viet nam  israel su ky vong cua nganh nong nghiep hinh 1

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chứng kiến lễ ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel (VIFTA) - Ảnh: VGP/Hải Minh

Mặc dù tiêu chuẩn thị trường của Israel không quá khắt khe như Mỹ hay EU, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cần xác định vẫn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của người mua hàng. Với trái cây tươi, ít nhất phải có tiêu chuẩn Global Gap. Với thực phẩm chế biến cần chú ý đến một số tiêu chuẩn đặc thù như Chứng nhận Kosher - tiêu chuẩn về thực phẩm của người Do Thái. Chứng nhận Kosher không phải là yêu cầu pháp lý để nhập khẩu thực phẩm vào Israel, tuy nhiên sản phẩm không theo tiêu chuẩn Kosher có thị phần nhỏ hơn tại Israel. Hầu hết siêu thị, khách sạn từ chối sử dụng sản phẩm không có chứng nhận này. Ngoài ra, đây cũng là một thị trường xa, do đó, khi xuất khẩu vào đây, doanh nghiệp phải có công nghệ bảo quản phù hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Một số nhận định cho rằng, với số lượng 16 FTA có hiệu lực và 3 FTA đang đàm phán, Việt Nam đang có quá nhiều FTA và điều này sẽ tác động 2 chiều tới nền kinh tế Việt Nam.

Trên thực tế, so với các nền kinh tế khác trong khu vực như Thái Lan hay Trung Quốc, số lượng FTA của Việt Nam vẫn còn kém xa. Tuy nhiên, Việt Nam lại là quốc gia duy nhất có FTA với tất cả các “siêu cường” kinh tế lớn của thế giới, như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Liên minh châu Âu (EU),... mới đây nhất là Israel - một quốc gia phát triển ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi.

Các FTA này cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều lợi thế thúc đẩy hoạt động giao thương, kết nối doanh nghiệp, mang sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam chạm đến tay người tiêu dùng cuối cùng tại nhiều thị trường lớn trên thế giới. Cùng đó là lượng hàng hóa được ưu đãi thuế quan theo các cam kết trong các FTA ngày càng tăng lên.

Trong các FTA đang có hiệu lực, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU - EVFTA) đang phát huy được hiệu quả rõ nét nhất. Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến hết năm 2022, tức là gần 3 năm EVFTA có hiệu lực, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng vọt.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn tháng 8/2020 - 7/2022 đạt 83,4 tỷ USD, tức trung bình 41,7 tỷ USD/năm, cao hơn 24% kim ngạch xuất khẩu trung bình năm giai đoạn 2016-2019. Các mặt hàng như gạo, giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm từ nhựa,... được hưởng lợi rất lớn từ các ưu đãi thuế quan.

Ngoài ra, báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, có tới gần 41% doanh nghiệp tham gia khảo sát khẳng định họ đã từng hưởng lợi từ EVFTA. Dù vậy, không phải FTA nào cũng tạo ra hiệu quả rõ rệt như EVFTA.

Thậm chí, nếu không có giải pháp sử dụng các lợi ích của FTA, kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với loạt nguy cơ như cạn kiệt nguồn tài nguyên, làm các doanh nghiệp và nông dân trong nước gặp khó khi cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.

VIFTA sẽ mang lại lợi ích gì tới kinh tế Việt Nam?

Trở lại với VIFTA, Bộ Công Thương, cùng nhiều chuyên gia đặt kỳ vọng rất lớn vào Israel. Trong đó, Bộ Công Thương đánh giá, Israel hiện là một trong những đối tác hợp tác thương mại, đầu tư và lao động quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại Tây Á.

Cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam và Israel có tính bổ trợ lẫn nhau, các mặt hàng xuất nhập khẩu của hai nước không những không cạnh tranh trực tiếp mà còn có sự bổ sung cho nhau.

Việc ký kết và triển khai thực hiện VIFTA sẽ tạo tiền đề thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh sang Israel, đồng thời có cơ hội tiếp cận các mặt hàng công nghệ cao của Israel, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế nhận định: Israel và Việt Nam đã có quan hệ thương mại từ năm 1994. Qua quá trình đó, mối quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển.

hiep dinh thuong mai tu do viet nam  israel su ky vong cua nganh nong nghiep hinh 2
Mặc dù tiềm năng, song Israel là thị trường quy củ, bài bản và có tiêu chuẩn cao, khi làm ăn tại Israel doanh nghiệp cần nắm được đầy đủ quy định, tập tục làm ăn của quốc gia và doanh nghiệp đối tác, tránh tâm lý “ăn xổi”.

“Israel và Việt Nam đã có quan hệ thương mại từ năm 1994. Qua quá trình đó, mối quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển”, PGS.TS Ngô Trí Long nhận xét.

Theo ông Long, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Israel đang đứng thứ 5, về xuất nhập khẩu đứng thứ 3, sau UAE và sau Thổ Nhĩ Kỳ, cho nên việc chủ động để ký kết VIFTA là rất đáng ghi nhận.

Được biết, hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với Israel đang có xu hướng tăng. Nếu như năm 2020 kim ngạch xuất nhập khẩu là gần 2 tỷ USD, đến năm 2021 tăng lên 2,3 tỷ USD, thì năm 2022 đã lên đến 2,6 tỷ USD và xu hướng trong năm nay sẽ tăng nữa.

Theo tình hình quan hệ thương mại từ hai chiều, tôi đánh giá điều này có lợi cho hoạt động kinh tế của Việt Nam. Cơ hội lớn cho Việt Nam không chỉ về hoạt động thương mại và cả hoạt động đầu tư. Hiện ta thấy, Israel nhập siêu nhiều hơn là chúng ta xuất siêu. Trong khi đó, lợi thế của FTA đó là thuế quan giảm theo từng giai đoạn nên có lợi thế rất lớn về hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện có khoảng 70 mặt hàng mà Việt Nam có thể xuất khẩu được sang Israel. Đây là lợi thế, cơ hội rất lớn”, ông Long nói.

Các chuyên gia đánh giá, VIFTA hứa hẹn mang lại nhiều chuyển biến cho cả ngành sản xuất cũng như kinh doanh của Việt Nam. Trong đó, các ngành sản xuất nông nghiệp có thế mạnh của Việt Nam, như lương thực, rau, củ, trái cây nhiệt đới sẽ có nhiều lợi thế nhất.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) thời điểm này có ý nghĩa lớn với doanh nghiệp thủy sản.

Lý do là bởi trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản, thị trường Isarel mặc dù chiếm tỷ trọng chưa nhiều nhưng đây là một thị trường rất tiềm năng bởi Israel là thị trường có sức mua, khả năng thanh toán cao.

Bên cạnh đó, Israel là nước không có nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực lao động trong nước hạn chế, dù là nước nhỏ nhưng nhu cầu tiêu dùng khá lớn.

Bởi vậy, thị trường này còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể khai thác hiệu quả”, ông Hòe nói.

Đồng tình với nhận định này, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký hiệp hội Rau quả Việt Nam kỳ vọng với VIFTA, Israel sẽ là thị trường top 10 của xuất khẩu rau quả trong tương lai.

Theo ông Nguyên, Israel là thị trường mạnh về nông nghiệp và có đời sống cao. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng nông sản nhiệt đới như thanh long, nhãn, vải, xoài… vẫn bị thiếu hụt. Trong khi đó, đây lại là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Do đó, cơ hội cho xuất khẩu rau quả tươi nhiệt đới vào thị trường này rất lớn.

Cùng với đó, cơ hội cho nông sản Việt Nam không chỉ dừng lại tại thị trường Israel mà còn mở ra cơ hội hợp tác với khu vực Trung Đông đầy tiềm năng thông qua cửa ngõ các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Israel là cửa ngõ vào UAE. UAE là cửa ngõ đi ra toàn cầu.

Đến và chạm vào UAE đồng nghĩa với nông sản hàng hóa của Việt Nam có cơ hội đi ra thế giới. Các nhà buôn lớn đều đến UAE, Dubai, đến các chương trình lớn như Gulfood, Expo để giao thương, nhập lượng hàng hóa lớn về đất nước của họ.

Bên cạnh đó là các sản phẩm rau quả chế biến. Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về vùng nguyên liệu nông sản. Nếu các sản phẩm nguyên liệu của Việt Nam có thể kết hợp với công nghệ của Israel thì có thể tăng tỉ lệ hàng chế biến của Việt Nam ra thế giới.

Hiện nay, với rau quả Israel vẫn là thị trường nhỏ, chưa có thống kê riêng. Song chúng tôi kỳ vọng, thị trường này có thể đạt top 15, top 10 thị trường xuất khẩu rau quả trong thời gian tới”, ông Nguyên nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

(CLO) Từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng trong nước tăng nhẹ không đáng kể. Sau điều chỉnh, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

(CLO) Hậu Trung thu là thời điểm vàng để người tiêu dùng săn lùng bánh trung thu đại hạ giá, nhưng thực tế cho thấy, ngay cả với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá sâu, nhiều quầy hàng di động vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Thương mại và Sản xuất An Thịnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

(CLO) Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu và khí đốt với giá thấp nhất có thể từ nguồn cung dầu thô của Nga, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri trả lời Reuters tại hội nghị Gastech ở Houston.

Thị trường - Doanh nghiệp