Hiệp hội Ngân hàng đề nghị Visa và Mastercard giảm phí

Thứ ba, 31/08/2021 06:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi các tổ chức tín dụng “nội” đồng loạt có chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, thì các tổ chức thẻ quốc tế vẫn duy trì mức phí cao.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng đã đồng loạt giảm lãi suất, giảm nhiều loại phí giao dịch, trong đó có cả phí phát hành thẻ, phí rút tiền tại ATM. 

Thế nhưng, các loại phí liên quan đến thẻ Visa và Mastercard không thể giảm phí hơn được nữa do các tổ chức thẻ quốc tế chưa có sự chia sẻ với các tổ chức tín dụng.

hiep hoi ngan hang de nghi visa va mastercard giam phi hinh 1

Trong khi các tổ chức tín dụng “nội” đồng loạt có chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, thì các tổ chức thẻ quốc tế vẫn duy trì mức phí cao.

Theo Hiệp hội Ngân hàng, hiện tại, các loại thẻ thanh toán quốc tế có  lượng phí thu rất lớn, chia làm 3 nhóm chính gồm: phí áp dụng cho mảng phát hành; phí áp dụng cho mảng thanh toán và phí thu khác (liên quan đến hệ thống và các giao dịch tra soát).

Trung bình mỗi năm, tổ chức thẻ quốc tế Visa và Mastercard thu từ một ngân hàng khoảng 270 đầu phí các loại/1 tổ chức thẻ quốc tế, với tổng giá trị mỗi tổ chức thẻ quốc tế thu của các ngân hàng Việt Nam lên tới hàng trăm triệu USD/năm.

Đối với giao dịch không được cấp phép chuẩn chi, ngân hàng không thu được phí từ đơn vị chấp nhận thẻ nhưng vẫn phải trả phí cấp phép cho tổ chức thẻ quốc tế. "Có trường hợp ngân hàng phát hành đã gửi các bản tin giao dịch không thành công (Re-attempt) nhưng vẫn phải trả phí xử lý giao dịch đến trên 20 lần so với phí xử lý giao dịch thành công. Điều này là hết sức vô lý", văn bản khẳng định.

Đối với phí thu chiều phát hành, phí thu trên doanh số giao dịch tại nước ngoài cao gấp 10 - 50 lần so với giao dịch trong nước, trong khi phí thu trên số lượng giao dịch đối với giao dịch nước ngoài cao gấp 7-10 lần giao dịch trong nước.

Tương tự, đối với phí thu chiều thanh toán, ngân hàng thanh toán hiện phải trả phí thu trên doanh số giao dịch của thẻ do ngân hàng ngoài Việt Nam phát hành cao hơn từ 10-30 lần so với phí thu của giao dịch thẻ do ngân hàng trong nước phát hành, trong khi phí thu trên số lượng giao dịch tương ứng cao gấp 10 lần, đặc biệt đối với giao dịch có giá trị nhỏ, mức phí chênh lệch giữa giao dịch nước ngoài và giao dịch trong nước lên đến 40 lần.

Đối với chính sách thu phí không tuân thủ, các tổ chức thẻ quốc tế áp dụng tỷ lệ tối thiểu để được đánh giá tuân thủ, trong đó có doanh số giao dịch. Trường hợp thành viên không đáp ứng được tỷ lệ này, ngân hàng phải trả 1 khoản phí phạt dựa trên số tháng không tuân thủ, mức phí trung bình khoảng 2.500 USD/tháng (trường hợp ngân hàng phát hành có tỷ lệ dưới mức đạt yêu cầu 0,01% vẫn bị đánh giá không tuân thủ và phải trả phí phạt).

Trong khi đó, doanh số giao dịch thẻ chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan, tùy thuộc vào tình hình thị trường trong từng thời kỳ, đặc biệt là giai đoạn bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 như hiện nay, việc quy định tỷ lệ tuân thủ về báo cáo doanh số giao dịch và áp dụng phí phạt như hiện nay của các tổ chức thẻ quốc tế là rất bất hợp lý.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu nhiều tổn thương do đại dịch Covid-19, Hiệp hội Ngân hàng  đã đề nghị các tổ chức thẻ quốc tế xem xét miễn giảm phí ngay từ khi dịch bệnh còn chưa lan rộng như hiện nay, song tổ chức thẻ quốc tế vẫn chưa phúc đáp và không giảm phí cho các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Do đó, Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị, các tổ chức thẻ quốc tế cần đơn giản hóa cơ chế thu phí để tránh tình trạng thu phí chồng phí, áp dụng cơ chế thu 1 loại phí đối với 1 giao dịch.

Cụ thể, chỉ thu theo số lượng giao dịch hoặc doanh số giao dịch; Chỉ áp dụng 1 mức phí đối với phí xử lý giao dịch rút tiền mặt, không phân biệt theo giá trị giao dịch; Chỉ thu phí đối với giao dịch thành công, không thu phí đối với giao dịch lỗi, đảm bảo loại trừ các tình huống duplicate giao dịch do attempt nhiều lần, trong đó quy định tổ chức thanh toán chỉ được tối đa 5 lần gọi thông tin xử lý.

Đồng thời, về phí xử lý giao dịch (processing fee), Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị giảm tối thiểu 50% phí xử lý giao dịch đối với cả ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành (bao gồm cả phí xử lý giao dịch thanh toán thẻ trực tuyến qua các cổng thanh toán quốc tế). 

Đối với giao dịch giá trị nhỏ, đề xuất tổng các loại phí (không bao gồm phí interchange fee) thu trên 1 giao dịch giá trị nhỏ thu theo một mức tỷ lệ % và không quá 0,05% doanh số giao dịch để khuyến khích giao dịch chi tiêu giá trị nhỏ hàng ngày nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Miễn các phí xử lý giao dịch - phí thu theo số lượng Trung gian thanh toán (Third Party Agent) để khuyến khích phát triển mô hình dịch vụ qua Trung gian thanh toán...

Hiệp hội Ngân hàng đề nghị các tổ chức thẻ quốc tế phản hồi chính thức bằng văn bản trước ngày 10/9/2021 hoặc bố trí lịch làm việc với Hiệp hội vào trung tuần tháng 9 nhằm làm rõ những thắc mắc mà các tổ chức tín dụng Việt Nam đang yêu cầu tháo gỡ.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

(CLO) Theo nghiên cứu, gần 80% đại diện các ngân hàng xem đổi mới, sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngân hàng trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó chú trọng vào đổi mới sáng tạo về công nghệ, quy trình và con người.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”.

Tài chính - Bảo hiểm
Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

(CLO) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Công ty dự định chia cổ tức 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
Haxaco (HAX) lợi nhuận Quý 1 tăng vọt, vẫn chậm kế hoạch năm 2024

Haxaco (HAX) lợi nhuận Quý 1 tăng vọt, vẫn chậm kế hoạch năm 2024

(CLO) Sau một năm kinh doanh khó khăn, lợi nhuận Quý 1/2024 của Ô tô Hàng Xanh - Haxaco (HAX) đã có sự tăng trưởng trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm