(CLO) Giống như nhiều tài liệu khác, "Hiệp ước Tương lai" của Liên hợp quốc chứa đầy mục tiêu lớn nhưng lại thiếu chi tiết về cách đạt được chúng.
Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) đã thông qua "Hiệp ước Tương lai" đầy tham vọng được mô tả là nhằm hướng tới thế giới tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai, trong bối cảnh ngày càng có nhiều chỉ trích về việc không ngăn chặn được các cuộc xung đột trên toàn cầu.
Hiệp ước đã được thông qua trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại New York vào ngày 22 - 23/9. Nga và Iran nằm trong số những quốc gia phản đối.
Hội nghị thượng đỉnh Tương lai tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York
Hiệp ước tương lai là gì?
Liên hợp quốc mô tả hiệp ước này là một "tuyên bố mang tính bước ngoặt" cam kết hành động hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.
Văn bản được 193 thành viên UNGA thông qua bao gồm cam kết thúc đẩy việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc và các cam kết của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Văn bản này đề cập đến việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột và đẩy nhanh các cam kết về quyền con người, bao gồm quyền phụ nữ.
Hiệp ước bao gồm hai tài liệu phụ lục, được gọi là Tác động kỹ thuật số toàn cầu, liên quan đến việc quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) và Tuyên bố về các thế hệ tương lai, thúc đẩy quá trình ra quyết định quốc gia và quốc tế tập trung vào việc đảm bảo phúc lợi cho các thế hệ mai sau.
Theo ông Richard Gowan, giám đốc Liên hợp quốc tại Crisis Group, hiệp ước này bao gồm nhiều chủ đề với nhiều mức độ tham vọng khác nhau. Các diễn đàn và cơ quan khác nhau của Liên hợp quốc sẽ chịu trách nhiệm theo dõi các chủ đề khác nhau.
Hiệp ước có nêu rõ cách thức làm thế giới tốt đẹp hơn không?
Không hẳn vậy. Như thường lệ với các nghị quyết và cam kết của Liên hợp quốc, Hiệp ước tương lai chứa đầy những mục tiêu và cam kết cao cả nhưng lại thiếu các bước thực tế, khả thi mà cơ quan này có thể thực hiện để hiện thực hóa tầm nhìn của mình.
Văn kiện khẳng định rằng các quốc gia "sẽ chấm dứt nạn đói và xóa bỏ an ninh lương thực", giải quyết các khoảng cách tài chính và đầu tư toàn cầu, cam kết thực hiện một hệ thống thương mại đa phương công bằng, đạt được bình đẳng giới, bảo vệ môi trường và khí hậu, bảo vệ những người bị ảnh hưởng bởi các trường hợp khẩn cấp nhân đạo. Tuy nhiên, hiệp ước không nói rõ Liên hợp quốc và các thành viên sẽ thực hiện điều này như thế nào.
Hiệp ước cam kết khôi phục các nghĩa vụ, cam kết về giải trừ vũ khí hạt nhân và sinh học, "làm mới lòng tin vào các thể chế toàn cầu", đồng thời thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và bài ngoại. Tuy nhiên, một lần nữa, đây chỉ là những lời hứa trong văn bản.
Phản ánh sự bất bình ngày càng tăng với tình trạng bế tắc và thiếu đại diện toàn cầu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC), văn bản cam kết ưu tiên "sửa chữa bất công đối với châu Phi" và "cải thiện đại diện" cho châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ Latinh và Caribe. Nhưng văn bản không đề cập đến cách Liên hợp quốc sẽ đẩy nhanh các cải cách.
Vì nhiều nghị quyết của Liên hợp quốc không được chú ý, hiệp ước cam kết "tăng cường phản ứng" của UNSC và "làm mới" công việc của UNGA trong khi củng cố toàn bộ hệ thống Liên hợp quốc, bao gồm Hội đồng Kinh tế và Xã hội và Ủy ban Xây dựng Hòa bình. Tuy nhiên, hiệp ước không đề cập cách thức làm điều đó.
Tại sao một số nước phản đối?
Nga, Iran, Triều Tiên, Belarus, Syria và Nicaragua đã phản đối dự thảo nghị quyết vào phút chót, chủ yếu vì vấn đề chủ quyền quốc gia và vai trò của các thực thể bên ngoài trong các vấn đề đối nội.
Hiệp ước bổ sung thêm đoạn nói rằng Liên hợp quốc "sẽ hoạt động theo quy trình ra quyết định liên chính phủ" và "hệ thống của Liên hợp quốc sẽ không can thiệp vào các vấn đề về cơ bản thuộc thẩm quyền trong nước của bất kỳ quốc gia nào" theo đúng hiến chương của tổ chức.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin cho biết những nước điều phối văn bản trong nhiều tháng - Đức và Namibia - chỉ điều phối "những gì các nước phương Tây ra lệnh và bỏ qua các yêu cầu liên tục từ Nga về các cuộc đàm phán liên chính phủ". Ông mô tả cách tiếp cận này là "chủ nghĩa chuyên quyền".
Ông cho biết Nga sẽ "tránh xa sự đồng thuận về văn kiện này", đồng thời nhấn mạnh rằng hiệp ước không thể được xem là tạo ra "nhiệm vụ và quyền hạn mới" cho các quốc gia vì nó "chỉ đơn thuần là một tuyên bố và rất mơ hồ".
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Sau 90 phút thi đấu đầy kịch tính và hấp dẫn, đội tuyển U17 Việt Nam có kết quả hoà với tỷ số 1-1 trước U17 Australia ở trận ra quân tại vòng chung kết (VCK) U17 châu Á 2025.
(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay nghỉ dài 5 ngày nên tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và vui chơi giải trí phục vụ du khách tới thăm địa phương trong dịp này.
(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Một chiến dịch truy quét tội phạm xuyên biên giới quy mô lớn đã được triển khai trên khắp 6 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á. 435 người bị bắt giữ vì bị nghi liên quan đến hoạt động khai thác tình dục trẻ em trên mạng.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Chính phủ Mỹ vừa ban hành lệnh cấm gây chú ý: cấm toàn bộ nhân viên chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân nước sở tại.
(CLO) Ngày 3/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố "thẻ vàng" trị giá 5 triệu USD có in hình ông, tuyên bố rằng thẻ này sẽ được phát hành trong vòng chưa đầy hai tuần nữa.
(CLO) Theo các thành viên của ủy ban tình báo Thượng viện và Hạ viện, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã sa thải Giám đốc và Phó Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), cơ quan tình báo mạng hùng mạnh của Mỹ.
(CLO) Hôm 4/4, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã nhất trí phế truất Tổng thống Yoon Suk-yeol sau khi xem xét quá trình luận tội liên quan đến việc ông ban bố thiết quân luật vào tháng 12/2024.