Hình ảnh 'phụ nữ Ấn Độ chỉ ở trong nhà' sẽ thay đổi sau dự luật mang tính lịch sử?

Thứ bảy, 23/09/2023 18:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thượng viện Ấn Độ hôm 21/9 đã đồng ý với dự luật dành 33% số ghế trong Hạ viện và hội đồng bang cho phụ nữ, một bước đi có thể giúp nâng cao tỷ lệ phụ nữ Ấn Độ trên chính trường, nơi làm việc và xóa bỏ quan niệm bấy lâu này là "phụ nữ Ấn Độ chỉ ở trong nhà".

Bước đi lịch sử

Chỉ ngày sau khi được Hạ viện thông qua, dự luật mang tính bước ngoặt với phong trào bình đẳng giới tại Ấn Độ cũng nhận được cái gật đầu từ các nhà lập pháp ở Thượng viện Ấn Độ. Sau 11 giờ tranh luận, hơn 200 nghị sĩ tại Thượng viện đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật nhằm cải thiện bình đẳng giới trên hành lang quyền lực.

hinh anh phu nu an do chi o trong nha se thay doi sau du luat mang tinh lich su hinh 1

Các thành viên nữ của Đảng BJP tặng kẹo cho người qua đường để bày tỏ niềm vui sau khi Dự luật dành 1/3 ghế cho phụ nữ tại Hạ viện Ấn Độ được thông qua - Ảnh: CNN

Luật mới quy định phải đảm bảo 33% ghế dành cho các nhà lập pháp nữ ở Hạ viện và hội đồng các bang tại Ấn Độ. Phó Tổng thống Ấn Độ kiêm Chủ tịch Thượng viện, ông Jagdeep Dhankhar cho biết việc phê duyệt dự luật đang chờ xử lý từ lâu này là một “thành tựu lịch sử”.

Các nhà lập pháp nữ trong Quốc hội Ấn Độ và hội đồng các bang cũng bày tỏ sự vui mừng về dự luật, khi nó trao quyền đáng kể cho phụ nữ Ấn Độ thuộc mọi tầng lớp xã hội. Dự luật được đưa ra vào năm 1996, đã được chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi giới thiệu lại vào tuần này trong phiên họp đặc biệt của Quốc hội. Đây là đạo luật đầu tiên được cả hai viện thông qua trong khu phức hợp Quốc hội mới của Ấn Độ.

Sau khi hoàn tất nốt thủ tục hành chính cuối cùng là được Tổng thống Ấn Độ ký, dự luật này sẽ chính thức được áp dụng. Theo đó, nó sẽ đảm bảo số lượng nữ nghị sĩ tối thiểu 33% trong thời gian 15 năm. Trong số những ghế dành riêng cho phụ nữ, cũng sẽ có tối thiểu dành cho phụ nữ từ các cộng đồng bộ lạc và những người ở dưới cùng của thang đẳng cấp Hindu.

Luật này sẽ không áp dụng cho Thượng viện Ấn Độ. Các quy định mới cũng sẽ không được thực hiện kịp thời cho cuộc bầu cử quốc gia vào năm 2024. Các chuyên gia dự đoán nó sẽ chỉ có hiệu lực sau cuộc điều tra dân số tiếp theo của Ấn Độ, cho phép nước này cập nhật ranh giới bầu cử và quyết định ghế nào sẽ được chỉ định cho các đại diện nữ. Quá trình đó sẽ mất vài năm.

Cú hích cho nữ quyền

Ngay sau khi dự luật được Hạ viện thông qua, Thủ tướng Ấn Độ, ông Narendra Modi đã phát biểu trên X, nền tảng truyền thông xã hội trước đây gọi là Twitter rằng đây là “một thời điểm quyết định trong hành trình dân chủ của đất nước chúng ta!”. Thủ tướng Modi cũng bày tỏ hy vọng luật mới sẽ “mở ra một kỷ nguyên đại diện và trao quyền mạnh mẽ hơn cho phụ nữ ở Ấn Độ”.

Ấn Độ đã có những bước tiến trong việc tăng cường sự hiện diện chính trị của phụ nữ trong hội đồng làng và các cơ quan đô thị địa phương sau khi mức tối thiểu tương tự được đưa ra vào những năm 1990. Và chính trường Ấn Độ đã chứng kiến sự xuất hiện của phụ nữ ở các vị trí quyền lực, từ Thủ tướng Indira Gandhi đến Tổng thống hiện tại của đất nước Droupadi Murmu, được bầu vào năm ngoái.

Nhưng phụ nữ nói chung lại có rất ít đại diện trong Quốc hội và hội đồng cấp bang của Ấn Độ, nơi đưa ra các quyết định chính trị và kinh tế quan trọng của Ấn Độ. Tỷ lệ nữ nghị sĩ được bầu vào quốc hội ở mức 14,94% ở hạ viện, 14,05% ở thượng viện và khoảng 10% ở cơ quan lập pháp các bang.

Ấn Độ đã cố gắng thiết lập mức sàn tối thiểu cho các nhà lập pháp nữ trong hơn hai thập kỷ, nhưng những nỗ lực lập pháp trước đó đã thất bại. Một báo cáo của Liên minh Nghị viện, nơi tổng hợp dữ liệu toàn cầu về nghị viện các quốc gia trên toàn thế giới, xếp Ấn Độ ở vị trí 141 trên 187 quốc gia khi nói đến sự đại diện của phụ nữ trong cơ quan lập pháp hàng đầu.

Bộ trưởng Tư pháp Ấn Độ, ông Arjun Ram Meghwal tin rằng, một khi luật mới có hiệu lực, số lượng nữ nghị sĩ trong Hạ viện gồm 543 thành viên sẽ tăng lên 181 từ 82 vào thời điểm hiện tại.

Phụ nữ Ấn Độ sẽ không còn "chỉ ở trong nhà"

Phụ nữ hiện chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lực lượng lao động Ấn Độ so với các nền kinh tế lớn khác ở châu Á. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), kể từ năm 1990, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ của nước này chỉ đạt mức cao nhất là 31% vào năm 2000. Đến năm ngoái, tỷ lệ này giảm xuống còn 24%, nằm trong nhóm 12 nước thấp nhất trên thế giới, bao gồm cả Afghanistan và Somalia.

hinh anh phu nu an do chi o trong nha se thay doi sau du luat mang tinh lich su hinh 2

Chỉ có 24% phụ nữ Ấn Độ tham gia vào thị trường lao động, nằm trong số 12 nước có tỷ lệ thấp nhất thế giới - Ảnh: WSJ

Ashmita Gupta, chuyên gia về bình đẳng giới tại Viện Nghiên cứu Phát triển Châu Á có trụ sở tại bang Bihar, Ấn Độ, cho biết việc có nhiều phụ nữ hơn trong quốc hội Ấn Độ sẽ mở đường cho nhiều phụ nữ hơn làm các công việc khác. “Có nhiều phụ nữ hơn trong lực lượng lao động là điều quan trọng cho tăng trưởng kinh tế”, bà Ashmita Gupta nói.

Mặc dù là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây, Ấn Độ đã không thu hút được nhiều phụ nữ hơn vào lực lượng lao động vì khả năng tạo việc làm yếu và nền văn hóa bảo thủ nhấn mạnh vị trí của phụ nữ là trong nhà. Theo Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ, một tổ chức tư vấn ở Mumbai, chỉ có 38 triệu phụ nữ làm việc được trả lương ở Ấn Độ vào năm ngoái, so với 368 triệu nam giới.

Việc Ấn Độ không thu hút được nhiều phụ nữ hơn vào lực lượng lao động đang làm phức tạp thêm tham vọng tận dụng nhân khẩu học trẻ của nước này khi các công ty phương Tây tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho Trung Quốc trong sản xuất .

Theo Viện Toàn cầu McKinsey, đất nước 1,4 tỷ dân này có thể tăng tổng sản phẩm quốc nội thêm 734 tỷ USD nếu nước này tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ thêm 11% vào năm 2030. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), GDP của Ấn Độ đạt khoảng 3,4 nghìn tỷ USD vào năm ngoái.

Do đó, có thể nói rằng mở đường cho phụ nữ tiến vào các hoạt động xã hội và kinh tế cũng được xem như chìa khóa để Ấn Độ mở ra cánh cửa tới một chu kỳ tăng tốc phát triển mới, mạnh mẽ hơn.

Nguyễn Khánh

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

(CLO) Trong vòng 6 năm, Slovakia đã chứng kiến 2 vụ ám sát gây chấn động. Năm 2018, nhà báo điều tra Ján Kuciak phải trả giá bằng mạng sống vì công việc. Đến hôm qua, Thủ tướng Robert Fico cũng đã bị ám sát khi đang làm công việc của mình. Hai vụ việc nhưng làm nổi bật một vấn đề: Sự phân cực sâu sắc ở Slovakia.

Tiêu điểm Quốc tế
Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế