(CLO) Hình ảnh đầu tiên cho thấy cách Kính viễn vọng Không gian James Webb sẽ thay đổi cái nhìn của loài người về vũ trụ đã đến. Cùng với NASA, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một trong những hình ảnh đầu tiên của siêu kính viễn vọng này. Đó là hình ảnh xa xôi nhất về vũ trụ cho đến nay.
Khoảnh khắc lịch sử
Hình ảnh đầy đủ màu sắc đầu tiên từ Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA đã được công bố vào thứ Hai (11/7), cung cấp cái nhìn đầu tiên về vũ trụ sơ khai trông như thế nào. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trình bày hình ảnh tại một sự kiện được phát trực tiếp tại Nhà Trắng.
Hình ảnh đầu tiên này từ Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA là hình ảnh hồng ngoại xa xôi nhất và sắc nét nhất về vũ trụ cho đến nay. Ảnh: NASA
Tổng thống Mỹ Joe Biden xem hình ảnh hồng ngoại đầu tiên từ Kính viễn vọng Không gian James Webb tại Nhà Trắng hôm thứ Hai. Ảnh: AFP
Kính viễn vọng Không gian James Webb trước khi được phóng vào không gian hồi tháng 12/2021. Ảnh: NASA
Trong bức ảnh sẽ có Tinh vân Carina và Tinh vân Vòng phía Nam - hai đám mây rộng lớn tạo thành các vì sao, cùng hai cụm thiên hà được gọi là SMACS 0723 và Stephan's Quintet. Kính viễn vọng Webb cũng cho hiển thị phân tích khí quyển của một hành tinh ngoại khổng lồ được gọi là WASP-96 b - một hành tinh khí quay quanh một ngôi sao bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta.
Kính viễn vọng không gian James Webb là đài quan sát khoa học vũ trụ vĩ đại tiếp theo sau Hubble, được thiết kế để trả lời các câu hỏi nổi bật về vũ trụ và tạo ra những khám phá đột phá trong tất cả các lĩnh vực thiên văn học.
Dự án hợp tác giữa cơ quan vũ trụ Mỹ NASA và các cơ quan không gian châu Âu và Canada (ESA và CSA) được khởi động vào tháng 12 năm 2021. Kính thiên văn sử dụng camera nhiệt hồng ngoại để chụp quang phổ điện từ mà mắt thường không nhìn thấy được. Hồng ngoại cho phép các nhà thiên văn học nhìn xuyên qua các đám mây bụi, để có thể nhìn sâu vào quá khứ xa xôi của vũ trụ cách đây hàng tỷ năm.
Chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy những hình ảnh tuyệt đẹp về vũ trụ của chúng ta trước đây. Được phóng vào năm 1990, Kính viễn vọng Không gian Hubble đã cung cấp những góc nhìn rực rỡ về vũ trụ xung quanh chúng ta, từ các hành tinh lân cận như Sao Mộc đến các đám mây khí ở xa như Tinh vân Lagoon.
Những hình ảnh không chỉ có giá trị thẩm mỹ. Chúng rất quan trọng trong việc giúp các nhà khoa học hiểu cách các hành tinh, ngôi sao và thiên hà được hình thành. Nó thậm chí còn giúp có được ngày sinh chính xác hơn cho vũ trụ - khoảng 13,8 tỷ năm trước.
Kính Hubble vẫn đang hoạt động, nhưng những tiến bộ công nghệ mới được tích hợp trong Kính viễn vọng Không gian James Webb sẽ củng cố thêm kiến thức của loài người về vũ trụ .
Webb được thiết lập để cho chúng ta biết về nguồn gốc của vũ trụ xa hơn bao giờ hết, từ sự hình thành của các ngôi sao và hành tinh, đến sự ra đời của các thiên hà đầu tiên trong vũ trụ sơ khai.
Nhìn lại quá khứ
Ánh sáng phát ra từ các vật thể ở xa phải mất một thời gian dài mới đến được Trái đất. Ánh sáng truyền đi với vận tốc 300.000 km mỗi giây. Điều này là cực kỳ nhanh, song không gian lại vô cùng rộng lớn. Vì vậy, vẫn cần mất nhiều thời gian để ánh sáng truyền đi trong vũ trụ.
Hình ảnh thử nghiệm này được chụp bởi Webb hồi đầu tháng 5 cho thấy chi tiết của các thiên thể rất xa xôi. Ảnh: NASA
Mặt trời cách Trái đất khoảng 150 triệu km, mất khoảng 8 phút để ánh sáng đến được với chúng ta từ Mặt trời của chúng ta. Những thiên thể mà Webb có thể nhìn thấy cách xa hàng nghìn hoặc hàng triệu năm ánh sáng, tức thực tế những gì mà kính thiên văn nhìn thấy là những hình ảnh trong quá khứ rất xa xôi của các thiên thể.
Ví dụ, Webb sẽ hiển thị các bức ảnh của ngoại hành tinh WASP-96, cách chúng ta 1.150 năm ánh sáng. Điều này có nghĩa là phải mất 1.150 năm để ánh sáng đến được với chúng ta, vì vậy chúng ta thực sự nhìn thấy hành tinh như cách đây 1.150 năm. Điều này có nghĩa là một vật thể càng ở xa thì chúng ta có thể nhìn thấy được càng xa vào lịch sử của vũ trụ.
Webb cũng sẽ hiển thị các hình ảnh của Bộ tứ Stephan cách chúng ta khoảng 290 triệu năm ánh sáng. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ được xem thiên hà giống như cách đây 290 triệu năm, thời điểm mà tất cả các lục địa trên Trái đất được hợp nhất với nhau trong siêu lục địa Pangea.
Với một kính thiên văn đủ lớn, loài người có thể nhìn thấy các vật thể cách xa 12 tỷ năm ánh sáng, như chuẩn tinh APM 08279 + 5255, tức gần ở thời điểm vũ trụ bắt đầu hình thành. Hiện, những vật thể này mới chỉ có thể nhìn thấy dưới dạng một chấm nhỏ trên bầu trời.
Tuy nhiên, với công nghệ của tương lai, nhân loại hoàn toàn có thể nhìn thấy được những hình ảnh rõ ràng hơn về cách vũ trụ được hình thành như thế nào sau vụ nổ Big Bang.
(CLO) Theo Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Nội vụ năm 2025, Bộ Nội vụ sẽ triển khai cải cách chính sách tiền lương theo Kết luận 83-KL/TW ngày 21/6/2024, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đang tìm cách rút khỏi thỏa thuận khoảng sản với Mỹ, đồng thời cảnh báo rằng điều này sẽ gây ra "vấn đề rất lớn" cho Kiev.
(CLO) Ngày 30/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đề xuất cho các lãnh đạo Hamas rời khỏi Gaza với điều kiện nhóm này phải từ bỏ vũ khí như một điều kiện ngừng bắn.
(CLO) Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, các cơ sở giáo dục tại Hà Nội đang triển khai các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh như phát tờ rơi tuyên truyền đến học sinh, phụ huynh để hướng dẫn tìm hiểu về dịch sởi và cách phòng tránh.
(CLO) Tổng nhu cầu vật liệu đá xây dựng lên tới 11 triệu m3 khiến tỉnh Đồng Nai phải nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc về khai thác, cấp phép nhằm đáp ứng tiến độ các dự án giao thông trọng điểm, đặc biệt là sân bay Long Thành và Vành đai 3 TP.HCM.
(CLO) Sáng ngày 31/3/2025, tại Lào Cai đã diễn ra lễ khởi công xây dựng cầu bắc qua sông Hồng tại khu vực biên giới Bản Vược (Lào Cai) - Bá Sái (Trung Quốc). Sự kiện trọng đại này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, hứa hẹn mở ra những cơ hội phát triển mới cho Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung.
(CLO) Sáng 31/3 (tức ngày mùng 3/3 âm lịch), nhiều người dân Thủ đô đã đến các chợ, cửa hàng truyền thống mua bánh trôi, bánh chay về cúng gia tiên nhân ngày Tết Hàn thực.
(CLO) Sáng 31/3, đã có ít nhất 4 trận động đất xảy ra tại khu vực huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum. Trong đó chỉ chưa đầy 1 giờ đã có 3 trận xảy ra liên tiếp vào lúc vào hơn 4h sáng và vào khoảng 9h28 tiếp tục xảy ra động đất ở khu vực trên.
(CLO) Mẫu xe điện Mazda 6e, Volvo EX90 hay BYD Shark 6 nhiều khả năng sẽ lần đầu tiên về Việt Nam, bên cạnh một số phiên bản cập nhật Honda HR-V và Hyundai Creta 2025…
(CLO) Hiện nay, giới đầu tư đang chia làm 2 “phe”. Phe thứ nhất là săn đất nền ở những địa phương đang có chủ trương sáp nhập. Phe thứ hai là săn đất nền, săn dự án ở những nơi đang xây dựng các dự án lớn, hoặc quy hoạch có dự án.
(CLO) Tuần từ 24-28/3, NHNN bơm ròng gần 800 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng, trong khi lãi suất liên ngân hàng giảm nhẹ xuống mức 3,88%. Tuy nhiên, áp lực tỷ giá USD/VND vẫn được dự báo sẽ tiếp diễn do yếu tố quốc tế.
(CLO) Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Gia Lai vừa ra Quyết định truy nã đối với 2 đối tượng Nguyễn Văn Long và Phan Văn Kha liên quan đến đường dây đánh bạc qua mạng với số tiền hơn 10 tỷ đồng.
(CLO) Ngày 31/3, thông tin từ TAND tỉnh Gia Lai cho biết, đã có quyết định trả hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm để điều tra bổ sung đối với bị can Ngô Thanh Thí.
(CLO) Sáng 31/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn đại biểu 21 trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ đang tham dự chương trình trao đổi học thuật quốc tế (IAPP) 2025 tại Việt Nam. Chương trình IAPP 2025 do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ phối hợp thực hiện.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đang tìm cách rút khỏi thỏa thuận khoảng sản với Mỹ, đồng thời cảnh báo rằng điều này sẽ gây ra "vấn đề rất lớn" cho Kiev.
(CLO) Ngày 30/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đề xuất cho các lãnh đạo Hamas rời khỏi Gaza với điều kiện nhóm này phải từ bỏ vũ khí như một điều kiện ngừng bắn.
(CLO) Ảnh vệ tinh mới nhất đã hé lộ mức độ tàn phá kinh hoàng sau trận động đất mạnh 7,7 độ richter tại Myanmar, với hàng loạt tòa nhà bị san phẳng và số người thiệt mạng tiếp tục gia tăng.
(CLO) Tân Thủ tướng Greenland, ông Jens-Frederik Nielsen, vừa có tuyên bố cứng rắn rằng Mỹ sẽ không thể kiểm soát hòn đảo này, khẳng định quyền tự quyết thuộc về chính người dân Greenland.
(CLO) Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm Chủ nhật tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) mong muốn hợp tác với Mỹ nhưng khối này sẽ đoàn kết đáp trả nếu Washington áp thuế thép và nhôm, buộc khối này phải hành động.
(CLO) Một công ty khởi nghiệp của Đức đã chế tạo một tên lửa quỹ đạo với hy vọng có thể phóng vệ tinh vào không gian từ châu Âu trong tương lai. Tuy nhiên, chuyến bay thử nghiệm đã thất bại.
(CLO) Hai ngày sau trận động đất mạnh 7,7 độ richter tàn phá Myanmar, người dân tại thành phố Mandalay vẫn đang tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát, trong khi những dư chấn liên tục làm rung chuyển khu vực.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố "không đùa" khi nói về khả năng tiếp tục nắm quyền sau nhiệm kỳ hiện tại, dù Hiến pháp Mỹ chưa cho phép điều đó.