hinh mau cua su van dung tai tinh chien tranh nhan dan hinh 1

Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ do nhiều nguyên nhân, trong đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu là việc Trung ương Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo xây dựng và phát huy cao độ sức mạnh thế trận lòng dân trên địa bàn chiến lược Tây Bắc trong toàn bộ thời gian chuẩn bị và tiến hành chiến dịch.

Người đứng đầu Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã luôn là người nhận diện rõ nhất sức mạnh của Nhân dân trong kháng chiến, cứu quốc. Theo Ths. Đặng Công Thành - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, ngay từ thời kỳ đầu chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Pháp, trong bài viết “Hình thức chiến tranh ngày nay” đăng trên Báo Cứu quốc, số 351, ngày 20/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chiến tranh ngày nay phức tạp và hết sức khó khăn. Không dùng toàn lực của Nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được”. 

Tiếp đó, Người khẳng định: “Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”. Theo Người, “Lòng yêu nước của đồng bào, nhập với hình thế hiểm trở của núi sông thành một lực lượng vô địch”.

hinh mau cua su van dung tai tinh chien tranh nhan dan hinh 2

Cũng từ quan điểm đó, ngay từ khi bắt đầu tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai, Đảng ta đã xác định đây là cuộc kháng chiến: “Toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh”. Theo Đại tá, PGS. TS Nguyễn Văn Sáu - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, trong đường lối chiến tranh Nhân dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định phương châm “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” xây dựng tiềm lực mọi mặt; lực lượng tham gia kháng chiến gồm: Quân đội, dân quân du kích, công an, nhân dân trực tiếp chiến đấu bảo vệ xóm làng, đường phố; thanh niên xung phong, dân công, các đội trừ gian, diệt ác, các đội công tác, binh vận, các tổ chức, mọi người tùy theo lứa tuổi, sức lực mà đóng góp vào kháng chiến, đi học cũng là kháng chiến, sản xuất cũng là kháng chiến...

Để động viên được lực lượng toàn dân đánh giặc, toàn dân kháng chiến, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp các lực lượng vào Mặt trận dân tộc thống nhất, hợp thành khối đoàn kết dân tộc vững chắc; một lực lượng chính trị hùng hậu của Đảng; tạo nên sức mạnh toàn diện góp phần làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. 

Những năm kháng chiến, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta ở mọi miền đất nước, từ Tây Bắc, Liên khu 3, Tả Ngạn, đến Bình - Trị - Thiên, Liên khu 5, Nam Bộ... đều đẩy mạnh hoạt động phối hợp, liên tiếp tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhân dân và nhiều vùng đất đai. Cùng với đó, lực lượng quần chúng khắp mọi nơi tích cực đấu tranh chính trị, phá tề trừ gian, binh, địch vận... phối hợp với mặt trận Điện Biên Phủ buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng khắp nơi để đối phó và bị thất bại ngày càng nặng nề.

hinh mau cua su van dung tai tinh chien tranh nhan dan hinh 3

Theo nhiều nhìn nhận, công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ của ta - nơi trận quyết chiến chiến lược diễn ra ở xa hậu phương của ta, nơi có địa hình và khí hậu rất khó khăn, phức tạp, hệ thống đường sá, giao thông chiến lược để phục vụ cơ động lực lượng và vận chuyển hàng hóa cho chiến dịch hầu như chưa có - trên thực tế đã vượt ra ngoài mọi dự đoán, tạo bất ngờ lớn đối với cả Pháp và Mỹ.

hinh mau cua su van dung tai tinh chien tranh nhan dan hinh 4

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ, toàn dân tộc ta, đã nhất tề đứng lên thực hiện “toàn dân kháng chiến”, “toàn diện kháng chiến”, “trường kỳ kháng chiến”, hình thành thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, cả nước, từ vùng tự do (Thanh - Nghệ - Tĩnh, Việt Bắc,...) đến vùng bị địch tạm chiếm đã dồn sức người, sức của “đem toàn lực chi viện Điện Biên Phủ, làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch”.

Với phương châm, “tất cả cho mặt trận”, “tất cả để chiến thắng”, các địa phương đã huy động được 25.056 tấn gạo, 266 tấn muối, gần 2.000 tấn thực phẩm, cùng gần 21.000 chiếc xe đạp thồ, gần 1.000 con ngựa thồ, hơn 3.000 chiếc thuyền và hơn 261.400 lượt dân công với 12 triệu ngày công phục vụ Chiến dịch. Hằng đêm có tới 200 xe tải, xe kéo pháo ra vào trận địa, hàng trăm xe đạp thồ vận chuyển gạo, đạn, nhu yếu phẩm phục vụ chiến đấu, mỗi xe bằng nhiều sáng kiến thồ được từ 200 – 300kg. Hàng vạn thanh niên xung phong phối hợp cùng bộ đội công binh ngày đêm mở đường ra mặt trận dưới bom đạn địch, nên sau một thời gian ngắn, hàng ngàn km đường được xây dựng, sửa chữa.

Trong các địa phương, vùng đất Thanh – Nghệ – Tĩnh là 3 địa phương cung cấp người và lương thực, thực phẩm, quân nhu cho chiến dịch lớn nhất cả nước. Ước tính trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Nghệ – Tĩnh đã bổ sung gần 106.000 quân cho các mặt trận, huy động hơn 1 triệu dân công, đóng góp 31 triệu ngày công. Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra tiền tuyến 9.000 tấn gạo, nhân dân tỉnh Lai Châu đóng góp cho Điện Biên Phủ 2.666 tấn gạo, 226 tấn thịt; 210 tấn rau xanh, huy động 16.972 dân công, tham gia 517.210 ngày công; 348 ngựa thồ, 58 thuyền mảng, đóng góp 25.070 cây gỗ để làm đường. Nhân dân Liên khu V trong bốn năm từ 1951 – 1954 đã đóng góp 1.322.600 tấn thóc và số tiền tương đương 1.500.000 tấn. Về lực lượng quân chủ lực, tổng quân số điều động tham gia chiến đấu tại Điện Biên Phủ lên đến 55.000 quân, bao gồm 3 đại đoàn bộ binh (308, 312, 316), Trung đoàn bộ binh 57 (Đại đoàn 304), Đại đoàn công binh - pháo binh 351.

hinh mau cua su van dung tai tinh chien tranh nhan dan hinh 5

Những con số này - nói như Thượng tướng Trịnh Văn Quyết - là nỗ lực phi thường thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, ý chí quyết chiến, quyết thắng và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam được phát huy cao độ, cùng lòng tin tuyệt đối vào Đảng, vào Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Sức mạnh nghệ thuật chiến tranh Nhân dân của chúng ta đã được chứng minh trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc. Điều này lại càng thể hiện rõ nét, biểu hiện sinh động trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Chúng ta thấy có sự tham gia của rất nhiều lực lượng, bộ đội chính quy, bộ đội địa phương, dân quân du kích, những đoàn dân công hỏa tuyến từ những địa phương rất xa như Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa... đã không quản ngại khó khăn để đóng góp sức người, sức của cho chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là những yếu tố người Pháp chưa lường hết được những điều chúng ta đã làm được” - Đại tá Nguyễn Văn Trường - Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng) nhìn nhận.

Nhà báo Pháp Giuyn Roi thì nhận xét: “Không phải viện trợ bên ngoài đã đánh bại tướng Navarre mà chính là những chiếc xe đạp thồ 200, 300 ký hàng và đẩy bằng sức người, những con người ăn chưa đủ no và ngủ thì nằm ngay dưới đất trải tấm ni lông. Cái đã đánh bại tướng Navarre, không phải là phương tiện mà là sự bản lĩnh, trí thông minh và ý chí của đối phương”.

Đặc biệt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh giá: “Chưa bao giờ trong suốt mấy năm kháng chiến, dân ta đã góp sức nhiều như trong Đông Xuân 1953 - 1954, chi viện cho quân đội giết giặc... Bọn đế quốc, bọn phản động không bao giờ đánh giá được sức mạnh của cả một dân tộc, sức mạnh của Nhân dân”.

hinh mau cua su van dung tai tinh chien tranh nhan dan hinh 6

Tin khác

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.