Bắc Kinh kịch liệt phản đối lệnh cấm xe thông minh dùng công nghệ Trung Quốc
(CLO) Mỹ cấm xe thông minh dùng công nghệ Trung Quốc từ năm 2027, gây tranh cãi khi Bắc Kinh gọi đây là "chủ nghĩa bảo hộ" làm rạn nứt thương mại toàn cầu.
Theo dõi báo trên:
Trong văn hóa phương Đông, cứ mỗi năm âm lịch, người dân lại chào đón một con vật biểu tượng mới làm đại diện cho năm đó, được gọi là “con giáp”. Chu kỳ này quay vòng mỗi 12 năm, tương ứng với 12 con giáp. Đây là một nét đẹp độc đáo trong văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia vùng Đông Á, trong đó có Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc của lịch pháp 12 con giáp được cho là có liên quan đến sự sùng bái vật tổ của con người cổ đại từ thời nguyên thủy. Ngoài ra, con giáp xuất phát từ quan niệm Thiên can, Địa chi và Nhị thập bát tú của người Trung Quốc cổ xưa; 12 con vật trong 12 con giáp biểu tượng cho 12 địa chi, vốn là tên của các chòm sao trên trời.
Theo TS Phạm Thanh Tịnh - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam), người Việt hay người Nhật Bản, Hàn Quốc đều có sử dụng yếu tố vay mượn từ văn hóa Trung Hoa nhưng mỗi dân tộc lại “cải biến” nó theo tâm thức của mình. Trong từ Hán Việt, “con giáp” hay “sinh tiếu”, thì chữ “sinh” chỉ năm sinh của con người; “tiếu” tức chỉ sự giống nhau, đồng dạng tương tự giữa con người và động vật. Người Việt gọi “sinh tiếu” là “cầm tinh” (cầm: cầm giữ, tinh: tinh con vật), đây là cách diễn nôm dựa trên hai chữ “tinh cầm” nguyên bản của Trung Quốc. Đồng thời, người Việt cũng cho rằng, con người sinh vào năm nào thì có tính cách, số mệnh của con giáp năm đó.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phong tục sử dụng Thiên can, Địa chi để tính thời gian là một sản vật trong tiến trình phát triển văn hóa. Cách làm này không những sinh động dễ nhớ và hợp lý, cho nên ngay từ khi mới xuất hiện, loại hình “lịch các con vật” không chỉ được người xưa mau chóng tiếp nhận mà đến hôm nay vẫn được dân chúng ưa chuộng.
Đối với người Việt, dù hiện tại đang sử dụng dương lịch, nhưng lịch 12 con giáp vẫn được dùng để phục vụ cho nhiều việc quan trọng như tính tuổi, xem ngày tháng tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, làm nhà, khai trương... Do đó, hệ thống 12 con giáp là một di sản văn hóa phi vật thể lâu đời, cần được bảo tồn, gìn giữ trong quá trình hội nhập hiện nay.
Đứng ở góc độ người nghiên cứu văn hóa - nghệ thuật, PGS.TS Trần Thị Biển cho rằng, tất cả những con vật trong 12 con giáp đều được người Việt đặt ra những ý nghĩa biểu tượng về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện mong ước về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc của một năm. Bà Biển dẫn chứng, đối với con chuột, người Việt sử dụng như một biểu tượng của sự thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát; con trâu gắn liền với nền văn minh lúa nước và đi liền với những phẩm hạnh siêng năng, bền bỉ và kiên định. Trong khi đó, con hổ được cho là biểu tượng cho sức mạnh, uy quyền, cho sự bảo hộ nhằm mang lại sự bình yên cho mọi người…
“Đặc biệt, tất cả những con vật trong hệ thống 12 con giáp đều đã được người Việt đưa vào trong văn hóa - nghệ thuật để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Trong bức tranh dân gian Đông Hồ thế kỷ XVII “Đám cưới chuột”, hình tượng mèo và chuột nói lên thực trạng đời sống xã hội đương thời, phê phán sự nhiễu nhương và cả những sự bấp bênh, mâu thuẫn trong xã hội”, bà Biển nêu ý kiến.
Bên cạnh đó, PGS.TS Trần Thị Biển cho hay, hình tượng con trâu, con hổ cũng được đề cập rất nhiều trong các đồ án trang trí truyền thống. Trâu còn xuất hiện trong cả những di sản văn hóa phi vật thể, đó là lễ hội chọi trâu, ở đó người ta tôn kính gọi là những “ông trâu”. Hình tượng ngựa cũng xuất hiện rất nhiều trong đời sống văn hóa của người Việt: Ngựa được chạm trên gỗ, trên đá; ngựa là vật thiêng, xuất hiện rất nhiều trong lăng mộ, đền miếu với những bức tượng đăng đối chầu hai bên, ngựa là vật cưỡi của Phật trong Phật giáo, ngựa xuất hiện trong đồ hàng mã để cúng tế…
Đối với con rồng, PGS.TS Trần Thị Biển nhấn mạnh rằng, dù đây là con vật không có thật nhưng lại là con vật thiêng và “hằng xuyên” nằm trong các đồ án trang trí trong đời sống văn hóa - nghệ thuật dân gian. “Từ thời Lý, khi chúng ta giành được độc lập, tự chủ, hình tượng rồng bắt đầu xuất hiện với sự Việt hóa”, bà Biển nhận định.
Theo phân tích của PGS.TS Trần Thị Biển, biến thể tạo hình rồng các giai đoạn sau thời Lý đều gắn với đời sống xã hội thần quyền của từng thời kỳ. Nghệ thuật tạo hình rồng từ ảnh hưởng của Phật giáo đến phản ánh sức mạnh, quyền lực của vương quyền xuyên suốt trong các trang trí nghệ thuật của người Việt đến tận thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, ngay từ thế kỷ XVI, khi chùa làng đã lan đến đời sống làng xã, hình tượng rồng đã bớt đi tính thiêng, bớt đi tính vương quyền để gần gũi hơn với người dân.
“Điều đó cho thấy biểu tượng rồng của người Việt khác với rồng ở Trung Hoa và các nước khác. Người Việt sử dụng biểu tượng rồng để hoan ca vẻ đẹp của cuộc sống, hoan ca cái đẹp tinh thần của con người và gửi gắm những ước vọng tình yêu quê hương đất nước và cả tình yêu đôi lứa. Biểu tượng rồng Việt đã trở thành yếu tố vừa thiêng, vừa thực”, PGS.TS Trần Thị Biển đánh giá.
Tương tự, với các con vật khác trong 12 con giáp, PGS.TS Trần Thị Biển cũng cho rằng, người Việt đã chuyển hóa, đưa chúng vào trong văn hóa, nghệ thuật với rất nhiều lớp ý nghĩa mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Về con vật đại diện của năm Ất Tỵ 2025 - con rắn, theo PGS.TS Trần Thị Biển, trong tâm lý con người ít nhiều có sự ác cảm bởi họ cho rằng rắn là con vật có độc và không mấy thân thiện. Tuy nhiên, cũng như các con vật khác trong 12 con giáp, người Việt thường khai thác những yếu tố tiêu biểu, tốt đẹp từ con vật với ước vọng một năm mới bình yên, hoan hỉ, may mắn. Vì vậy, con rắn được đề cao ý nghĩa về sức mạnh, trường tồn hay sự hy sinh. Trong văn hóa dân gian, hình tượng rắn xuất hiện trong truyền thuyết ở nhiều nơi trong vùng đồng bằng Bắc Bộ với hình tượng nhân vật ông Cộc, ông Dài giúp dân đắp đê chống lụt hay hình tượng thanh xà, bạch xà trong các đền, miếu, phủ…
“Rắn gần gũi với con người nhưng người Việt đã làm cho nó thiêng hơn khi đưa nó vào đời sống văn hóa tín ngưỡng. Đồng thời, rắn cũng mang những biểu tượng chúc cho con người có được những điều tốt đẹp cũng như mong đợi những thế hệ sau có được sự phát triển, trường tồn”, bà Biển nói.
Trao đổi với Báo Nhà báo và Công luận, PGS.TS Trần Thị Biển cho biết, trong đợt điền dã hồi tháng 4/2024, nhóm nghiên cứu phát hiện tại đình Khê Tang (Thanh Oai, Hà Nội) một bức phù điêu tạc hình chàng trai đóng khố khoác trên vai một con rắn lớn. So với mô típ thông thường của sự tích “mả táng hàm rồng” giải thích gốc tích của Đinh Bộ Lĩnh, chàng trai thay vì cầm quan tài cha mình đút vào miệng rồng như thường thấy, thì ở đây lại nâng trên tay hai chữ “trường sinh”. Điều này cho thấy, biểu tượng sự trường sinh của con rắn trong tâm thức người Việt rất gần với biểu tượng về sự tái sinh của con rắn trong quan niệm của người phương Tây.
“Trong 12 con giáp thì con vật nào cũng có những ưu điểm và những hạn chế, nhưng khi nghệ thuật hóa nó thì người Việt luôn khuếch trương vẻ đẹp cũng như nhìn vào những đức tính, những khía cạnh tốt của con vật đó. Qua nghiên cứu từ nghệ thuật truyền thống đến đương đại, chúng tôi thấy rằng ứng dụng từ 12 con giáp luôn luôn được sử dụng trong cuộc sống. Chẳng hạn như năm Ất Tỵ tới đây, có rất nhiều biểu tượng trang trí không gian sống mang hình tượng rắn được sử dụng với nhiều cách nhìn khác nhau. Đó chính là tính ứng dụng của nghệ thuật, được kết nối giữa truyền thống và đương đại”, PGS.TS Trần Thị Biển chia sẻ.
Thế Vũ
(CLO) Mỹ cấm xe thông minh dùng công nghệ Trung Quốc từ năm 2027, gây tranh cãi khi Bắc Kinh gọi đây là "chủ nghĩa bảo hộ" làm rạn nứt thương mại toàn cầu.
(CLO) OnePlus Open 2 và Oppo Find N5 hứa hẹn là điện thoại gập siêu mỏng với cấu hình mạnh mẽ, hỗ trợ kết nối vệ tinh và sạc không dây, ra mắt vào tháng tới.
(CLO) Luôn mong muốn là đơn vị đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động ở tỉnh, thành mình, nhiều cơ quan báo Đảng địa phương đã chủ động nhập cuộc để nâng cao hiệu suất công việc, hiệu quả quản trị nội dung, cải thiện chất lượng thông tin và thu hút công chúng.
(CLO) Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang có xu hướng trở lại khi Tổng thống Donald Trump dự định áp thuế 60%, đe dọa tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xuống chỉ còn 4,4% năm 2025.
(CLO) CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Mã: DLG) dự kiến chi ra 6 tỷ đồng để mua lại cổ phần tại một công ty liên kết cũ mà đơn vị đã thoái vốn trước đây.
(CLO) Nam tài xế đạp phanh xe gấp khi đèn tín hiệu giao thông chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, khiến hàng chục tấm sắt đổ xuống đường làm người dân bị thương.
(CLO) UBND xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP HCM tìm người thân của bé gái sơ sinh được đặt trong giỏ nhựa bỏ trước nhà không số trên địa bàn.
(CLO) Giá cổ phiếu của Thép Pomina (POM) hiện chỉ hơn 2.100 đồng/cổ phiếu. Lãnh đạo công ty đăng ký bán cổ phiếu nhưng sau đó đã không thực hiện lệnh bán như đăng ký.
(CLO) Tin từ Cục Hàng không Việt Nam, mặc dù được bổ sung thêm nhiều chuyến bay nhưng nhiều đường bay từ cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến các cảng hàng không, sân bay địa phương nhanh chóng được lấp đầy trong các ngày sát Tết và chiều ngược lại giai đoạn sau Tết.
(CLO) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dự báo sẽ tăng cao dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành đường sắt bắt đầu mở bán vé tàu khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng.
(NB&CL) Dây chuyền xử lý phế thải chăn nuôi thành phân hữu cơ không khai thác, sử dụng từ năm 2005 đến nay, đã cũ và lạc hậu, phần mô tơ bị cháy hỏng, gây lãng phí tài sản Nhà nước.
(NB&CL) Mặc dù đã có những lo lắng, băn khoăn trong việc cấm thu tiền dạy thêm, học thêm trong nhà trường nhưng theo nhận định của các chuyên gia, việc quy định Nhà nước chi trả tiền dạy thêm sẽ tạo nên hiệu ứng tích cực, thể hiện được chủ trương chăm lo toàn diện giáo dục của Đảng và Nhà nước đối với thế hệ trẻ.
(NB&CL) Đối với người Việt, quan niệm về 12 con giáp rất gần gũi, quen thuộc, bởi hầu như bất kỳ ai cũng biết tới 12 con giáp và tuổi “cầm tinh” của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tường tận về nguồn gốc của 12 con giáp trong cung Hoàng Đạo cũng như sự hiện diện của các con giáp trong nghệ thuật dân gian, ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày…
(CLO) Ngày 16/1, thông tin từ Công an TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đơn vị đã bắt giữ nghi phạm giết người là A.D.N (trú ở huyện Gia Bình, Bắc Ninh), chỉ sau 3 giờ gây án.
(CLO) Cháy rừng dữ dội tuần qua đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng, xóa sổ toàn bộ khu phố và phá hủy hàng nghìn ngôi nhà ở Los Angeles.
(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump đều tuyên bố đã góp công vào thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza, một thỏa thuận kéo dài nhiều tháng đàm phán và vừa được hoàn tất.
(CLO) Sáng 16/1, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày “Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử”.
(CLO) Triển lãm “Đảng ta thật là vĩ đại” trưng bày gần 700 hình ảnh, tư liệu, hiện vật, khắc họa khái quát, sinh động từng giai đoạn và thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
(CLO) Vào 19 giờ tối 18/1, tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết sẽ chính thức khai trương, góp thêm không gian vui chơi, thưởng thức ẩm thực cho người dân Thủ đô và du khách.
(CLO) 5 bộ phim Việt Nam sẽ được chọn chiếu trong đợt phim kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng Xuân Ất Tỵ, từ ngày 3 đến 16/2/2025.
(CLO) Chiều 15/1, tại trụ sở Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại Giao, Hà Nội) đã diễn ra sự kiện gặp mặt truyền thống giới thiệu về Cuộc thi “Tết Việt Nam trong tôi”. Sự kiện được tổ chức với mục đích bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong cộng đồng người Việt tại Châu Âu.
(CLO) Ngày 15/1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác văn học năm 2025, trao Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 và Lễ kết nạp hội viên mới. Đáng chú ý, nhà văn Y Ban được vinh danh với Giải Đặc biệt cho tập truyện ngắn "Trên đỉnh giời".
(CLO) Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đang xây dựng hồ sơ về khối tài liệu thời kỳ thuộc Pháp để trình UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới.
Với sự bùng nổ mạnh mẽ cả về lượng khách lẫn tốc độ phát triển nhanh chóng vượt kỳ vọng của hệ thống cơ sở hạ tầng, Phú Quốc được lựa chọn làm điểm tổ chức Diễn đàn Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2027.
(CLO) Để tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân trên địa bàn tỉnh nhân dịp đón tết cổ truyền của dân tộc, đêm Giao thừa tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tỉnh Thái Bình tổ chức 11 điểm bắn pháo hoa.