H&M, Nike, Zara và các thương hiệu nổi tiếng bị cáo buộc bán sản phẩm độc hại tại Trung Quốc

Thứ sáu, 04/06/2021 19:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) H&M, Nike và Zara là những công ty nằm trong số các nhãn thời trang đã bị Trung Quốc cáo buộc bán các mặt hàng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về sức khỏe khi thuốc nhuộm và các chất độc hại khác được những hãng này sử dụng bị nêu tên trong thông báo.

Hải quan Trung Quốc đã liệt kê 81 lô sản phẩm quần áo trẻ em nhập khẩu có rủi ro về chất lượng và an toàn được phát hiện trong quá trình kiểm tra từ tháng 6/2020 đến tháng 5/2021, liên quan đến hàng may mặc, đồ chơi, bàn chải đánh răng, giày dép và bình sữa trẻ em. Ảnh: AFP.

Hải quan Trung Quốc đã liệt kê 81 lô sản phẩm quần áo trẻ em nhập khẩu có rủi ro về chất lượng và an toàn được phát hiện trong quá trình kiểm tra từ tháng 6/2020 đến tháng 5/2021, liên quan đến hàng may mặc, đồ chơi, bàn chải đánh răng, giày dép và bình sữa trẻ em. Ảnh: AFP.

H&M, Nike và Zara trong số các nhãn thời trang bị cáo buộc gây ra mối nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe khi thuốc nhuộm và các chất độc hại khác mà họ sử dụng có tên trong thông báo.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết họ đã tịch thu, tiêu hủy hoặc trả lại các sản phẩm không tuân thủ những quy tắc kiểm định, bao gồm đồ chơi, giày dép và bàn chải đánh răng.

Chính phủ Trung Quốc chính thức cáo buộc một loạt thương hiệu thời trang phương Tây - bao gồm H&M, Nike và Zara - bán quần áo trẻ em kém chất lượng gây nguy hiểm cho sức khỏe, trong bối cảnh người mua hàng Trung Quốc liên tục kêu gọi tẩy chay các thương hiệu quần áo phương Tây vì họ từ chối sử dụng bông trồng ở tỉnh Tân Cương .

Trong một thông báo cảnh báo được công bố trên trang web của mình, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã liệt kê 81 lô sản phẩm quần áo trẻ em nhập khẩu có nguy cơ về chất lượng và an toàn được phát hiện trong quá trình kiểm tra từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021, liên quan đến hàng may mặc, đồ chơi, bàn chải đánh răng, giày dép và bình sữa trẻ em.

Cơ quan hải quan cho biết khoảng 9 lô váy bông dệt thoi của H&M có chứa thuốc nhuộm hoặc các chất độc hại khác mà trẻ em có thể ăn phải hoặc hấp thụ qua da.

Theo thông báo, vấn đề tương tự cũng được xác định ở đồ ngủ trẻ em và quần đùi trẻ em bằng vải cotton của Zara và áo phông dành cho bé trai bằng vải cotton của Nike.

Cơ quan hải quan cũng đã chỉ ra những sai sót tương tự trong bộ đồ ngủ bé trai đan bằng vải cotton từ thương hiệu Mỹ GAP và áo phông bé gái từ GU, một nhà bán lẻ chị em của chuỗi Uniqlo Nhật Bản.

Cảnh báo được đưa ra vào thứ 3, Ngày Trẻ em ở Trung Quốc và kêu gọi khách hàng Trung Quốc thận trọng khi mua hàng hóa nhập khẩu dành cho trẻ em.

Thông báo cảnh báo là đòn mới nhất đối với các thương hiệu quần áo nước ngoài, vốn đang chịu áp lực nghiêm trọng từ việc người tiêu dùng tẩy chay kể từ cuối tháng 3 sau khi các thương hiệu này cam kết không sử dụng bông Tân Cương trong các sản phẩm của họ, với lý do bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở khu tự trị Tân Cương Uygur xa xôi – một khu vực của Trung Quốc.

Thông báo hải quan được đưa ra hôm thứ 3 vừa qua đã nhận được sự hoan nghênh rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, khiến nhiều người dùng internet một lần nữa thúc đẩy việc mua các thương hiệu nội địa như Li-Ning và Anta hơn là các thương hiệu nước ngoài.

Wei, cha của một cậu bé hai tuổi cho biết: “Đối với tôi, các thương hiệu như Nike, Adidas, H&M và Uniqlo không còn tồn tại nữa. Tôi đã dần dần tăng tỷ lệ mua các sản phẩm nội địa trong giỏ hàng của mình ngay cả trước cuộc tranh cãi về bông ở Tân Cương".

Các sản phẩm của H&M đã biến mất khỏi các trang thương mại điện tử chính của Trung Quốc như JD.com, Taobao và Pinduoduo, trong khi những người nổi tiếng Trung Quốc đã đình chỉ các hợp đồng tài trợ của họ với công ty Thụy Điển.

Sau phản ứng dữ dội ban đầu, H&M đã đóng cửa một trong những cửa hàng hàng đầu của mình ở Thượng Hải vào ngày 13 tháng 5. Inditex, công ty mẹ của Zara, cũng đã thông báo vào đầu năm nay rằng họ sẽ đóng cửa tất cả các cửa hàng Bershka, Pull & Bear và Stradivarius ở Trung Quốc trong năm nay và GAP - được cho là đang cân nhắc về việc bán doanh nghiệp Trung Quốc của mình.

Đây không phải là lần đầu tiên H&M và Zara bị nhắm vào cảnh báo an toàn kiểu này. Trong một thông báo tương tự vào ngày 30 tháng 5 năm 2020, hải quan Trung Quốc cũng đã cáo buộc hai thương hiệu nhập khẩu quần áo trẻ em này tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe cho trẻ em, dựa trên một cuộc điều tra từ tháng 1 đến tháng 5 năm ngoái.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Nike, GU và GAP bị đưa vào danh sách hải quan về các sản phẩm bị nghi ngờ.

Cơ quan hải quan của Trung Quốc cho biết họ đã tịch thu, tiêu hủy hoặc trả lại các sản phẩm không tuân thủ.

Xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc trong tháng 4 ở mức 12,15 tỷ USD, giảm 16,6% so với một năm trước đó, trong khi xuất khẩu quần áo là 11,12 tỷ USD, tăng 65,2% và nhập khẩu hàng may mặc và phụ kiện lên tới 862 triệu USD, a tăng 64%, theo dữ liệu hải quan.

Các nhà phân tích tại Sinolink Securities cho biết trong một lưu ý hôm Chủ nhật rằng: “Trong tương lai không xa, các thương hiệu nội địa Trung Quốc sẽ chiếm thị phần nhiều hơn các thương hiệu quốc tế trên thị trường cao cấp thông qua việc nâng cấp sản phẩm, vấn đề bông ở Tân Cương bùng phát vào tháng 3 đã thúc đẩy quá trình này diễn ra một cách nhanh hơn”.

Huy Hoàng

Tin khác

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp