Hồ Gươm: Điểm kết nối, giao thoa hai nét văn hóa Đông - Tây

Thứ sáu, 06/10/2023 20:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trưng bày “Hồ Gươm, Giao lộ Đông Tây” giới thiệu diện mạo của một Hà Nội xưa trong sự giao thoa giữa cổ kính và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây.

Chiều 6/10, tại Trung tâm Thông tin Văn hóa hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ, Hà Nội), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước khai mạc trưng bày tư liệu lưu trữ với chủ đề “Hồ Gươm, Giao lộ Đông Tây”.

Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023); 10 năm Ngày di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt (9/12/2013 - 9/12/2023).

ho guom diem ket noi giao thoa hai net van hoa dong  tay hinh 1

Công chúng tham quan trưng bày

Trưng bày “Hồ Gươm, Giao lộ Đông Tây” giới thiệu đến công chúng sự thay đổi diện mạo của một Hà Nội xưa trong sự giao thoa giữa cổ kính và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây.

Thời điểm đó Hồ Gươm được người Pháp chọn là trung tâm của quá trình quy hoạch. Với quy hoạch của người Pháp, hồ Gươm như một giao lộ - điểm nối hai nét kiến trúc và văn hóa Đông Tây, là sự chuyển biến hợp lý giữa khu “phố ta” ở phía Bắc và khu “phố Tây” ở phía Nam.

Cùng với những nếp quen cũ, những tập quán sinh hoạt truyền thống của người Hà Nội, diện mạo mới của một đô thị phương Tây đã khiến cho lối sống của người dân có nhiều điều mới mẻ. Sự cộng hưởng đó đã tạo nên một dấu ấn rất riêng cho hồ Gươm và phố cổ ngày nay.

Hơn 100 tài liệu, tư liệu, hình ảnh, bản vẽ thiết kế, bản đồ quy hoạch được giới thiệu tại tại trưng bày là một phần trong số rất nhiều tài liệu, tư liệu về Hà Nội xưa hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Trưng bày mang đến cái nhìn toàn diện hơn về sự tiếp biến cảnh quan, không gian lịch sử - văn hóa hồ Gươm trong những năm đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX.

Ở đó, những hình ảnh quen thuộc về đời sống sinh hoạt của người dân Hà Nội nói chung và người dân khu vực quanh hồ Gươm nói riêng, các công trình do người Pháp xây dựng cùng nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa được tái hiện qua 3 nội dung: Quá trình thay đổi diện mạo hồ Gươm; bảo tồn không gian văn hóa lịch sử hồ Gươm; hồ Gươm - Trung tâm dịch vụ và văn hóa giải trí.

Theo bà Trần Thị Thuý Lan, Phó trưởng Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, qua từng năm tháng, Hà Nội đã có biết bao đổi thay. Trong đó, hồ Gươm đã nhanh chóng trở thành một trung tâm hành chính, thương nghiệp, dịch vụ và văn hóa giải trí, “một vòng trang sức của Hà Nội”, một giao lộ - điểm kết nối hai nét kiến trúc và văn hóa Đông - Tây.

Dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, Hồ Gươm vẫn luôn đóng vai trò là trung tâm, nơi hỗ trợ cho các hoạt động truyền thống, nơi chứng kiến và tiếp nhận những thăng trầm lịch sử của thành phố và người dân nơi đây. Với trưng bày lần này, Ban Tổ chức mong muốn sẽ mang tới cho công chúng những hồi ức đẹp về Hồ Gươm và Hà Nội xưa.

Một số tư liệu, hình ảnh tại trưng bày:

ho guom diem ket noi giao thoa hai net van hoa dong  tay hinh 2
ho guom diem ket noi giao thoa hai net van hoa dong  tay hinh 3
ho guom diem ket noi giao thoa hai net van hoa dong  tay hinh 4
ho guom diem ket noi giao thoa hai net van hoa dong  tay hinh 5
ho guom diem ket noi giao thoa hai net van hoa dong  tay hinh 6
ho guom diem ket noi giao thoa hai net van hoa dong  tay hinh 7

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Ga Đà Lạt sẽ miễn tiền vé tham quan đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Ga Đà Lạt sẽ miễn tiền vé tham quan đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

(CLO) Sau khi bất ngờ thông báo tăng giá vé tham quan ga Đà Lạt lên gấp 10 lần, đơn vị quản lý ga Đà Lạt vừa thông báo điều chỉnh lại theo hướng miễn phí đối với một số hành khách, trong đó có Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng...

Đời sống văn hóa
Trưng bày những di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương

Trưng bày những di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương

(CLO) Gần 200 hiện vật, tư liệu, hình ảnh về di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương khẳng định vị thế quan trọng của vùng đất xứ Đông xưa trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Đời sống văn hóa
Nhiều tư liệu quý được công bố tại Triển lãm trực tuyến 'Hỡi đồng bào Thủ đô'

Nhiều tư liệu quý được công bố tại Triển lãm trực tuyến 'Hỡi đồng bào Thủ đô'

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I xây dựng Triển lãm 3D trực tuyến với tên gọi “Hỡi đồng bào Thủ đô”.

Đời sống văn hóa
Cà Mau: Nhiều hoạt động tại lễ kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc

Cà Mau: Nhiều hoạt động tại lễ kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc

(CLO) Từ ngày 10 - 25/11, lễ kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) sẽ được diễn ra cao điểm với nhiều hoạt động như hội thảo khoa học; tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia; trưng bày, triển lãm hình ảnh, hiện vật, tài liệu, sách báo...

Đời sống văn hóa
Gốm Mường, lạ và quen…

Gốm Mường, lạ và quen…

(NB&CL) Sau một thập kỷ học hỏi rèn luyện các kỹ thuật truyền thống về nghề gốm, thể nghiệm nhiều phương pháp làm đất, men, lò nung,... họa sĩ Vũ Đức Hiếu cùng các đồng nghiệp đã giới thiệu với công chúng một dòng gốm “lạ” - gốm Mường.

Đời sống văn hóa