Hóa đơn năng lượng khổng lồ có thể kéo dài đến năm 2030

Chủ nhật, 01/01/2023 10:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hóa đơn tiền điện cao ngất trời không phải là vấn đề của “một mùa đông” và có thể kéo dài xuyên suốt năm 2030, chuyên gia trong ngành cảnh báo.

Hóa đơn khí đốt và điện đang ở mức kỷ lục và đã trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc chiến đang diễn ra của Nga ở Ukraine, hiện cuộc khủng hoảng này chưa có dấu hiệu kết thúc sớm.

Sự phụ thuộc của Anh vào nhập khẩu khí đốt có nghĩa là chi phí năng lượng có thể sẽ vẫn ở mức cao trong năm 2023-2024.

hoa don nang luong khong lo co the keo dai den nam 2030 hinh 1

Người Anh đã phải đối mặt với hóa đơn năng lượng tăng vọt trong những tháng gần đây, dự chưa có hồi kết. Ảnh: Oilprice.

Theo giới chuyên gia, Anh được dự đoán sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng do sự phụ thuộc nặng nề của quốc gia này vào khí đốt nhập khẩu khiến Anh dễ bị tổn thương trước sự gia tăng toàn cầu.

Trong khi Vương quốc Anh nhập khẩu khí đốt từ Nga ít hơn nhiều so với EU, động thái của Điện Kremlin nhằm cắt nguồn cung cấp cho Liên minh châu Âu (EU) trong chiến tranh đã đẩy giá bán buôn khí đốt toàn cầu lên cao.

EU và Vương quốc Anh đã thực hiện các bước để giảm nhập khẩu dầu khí từ Nga nhưng sẽ mất nhiều năm trước khi cả hai nước này hoàn toàn độc lập với nhiên liệu hóa thạch của Moscow.

Theo một nhà phân tích dự đoán: “Giá khí đốt có thể sẽ duy trì ở mức cao cho đến cuối mùa đông tới mà không có sự thay đổi căn bản nào trong mối quan hệ người mua-người bán giữa châu Âu và Nga”.

Các kịch bản hợp lý là lưu lượng đường ống dẫn khí đốt của Nga sẽ còn giảm hơn nữa vào mùa hè năm 2022.

Ngoài ra, giá khí đốt duy trì trên mức trước đại dịch cho đến ít nhất là năm 2030 do thị trường cần có thời gian để điều chỉnh theo sự thay đổi này trong động lực cung và cầu ở châu Âu.

Vào tháng 8, Cornwall Insight dự báo rằng hóa đơn tiền điện và ga trung bình của một hộ gia đình có thể tăng lên hơn 5.000 bảng Anh vào năm tới.

Nhưng tác động của giá cao hơn đã được giảm nhẹ một phần nhờ hỗ trợ tài chính do Chính phủ cung cấp, dưới hình thức giảm giá một lần và chương trình Đảm bảo giá năng lượng.

Trước thềm năm mới, Thủ tướng nước Anh Sunak thừa nhận 2022 là một năm khó khăn. Theo ông, cuộc xung đột ở Ukraine xảy ra khi thế giới vừa bắt đầu phục hồi sau đại dịch COVID-19 đã gây tác động kinh tế sâu sắc trên toàn cầu, mà Vương quốc Anh không phải ngoại lệ.

Ông nhấn mạnh nhiều người dân Anh đã cảm thấy tác động này, khẳng định chính phủ đã phải đưa ra những quyết định không hề dễ dàng nhưng công bằng để kiểm soát việc vay và nợ để có thể giúp những người dễ bị tổn thương nhất với chi phí hóa đơn năng lượng tăng cao.

Khánh Vy (Theo Independentnews)

Bình Luận

Tin khác

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

(CLO) Gã khổng lồ công nghệ Intel (Mỹ) đang tạm dừng xây dựng hai nhà máy sản xuất chip tại Đức vì công ty đang phải vật lộn để chống lại doanh số bán hàng giảm sút và thua lỗ ngày càng tăng, theo tuyên bố của CEO công ty ông Pat Gelsinger.

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

(CLO) Dù bão số 3 đã qua hơn một tuần nhưng giá rau xanh tại các chợ truyền thống ở Hà Nội vẫn giữ mức đắt đỏ. Thậm chí, giá rau còn chênh lệch đáng kể theo từng ngày, từng quầy hàng trong một khu vực gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

(CLO) Trong khi giá vàng miếng SJC tăng nhẹ 200.000 đồng/lượng, lên 82 triệu đồng/lượng thì giá vàng nhẫn cũng vọt lên sát mốc 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp