Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu hợp tác nhằm giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga

Thứ ba, 29/03/2022 19:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã công bố sự hợp tác để giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga, điều này sẽ làm tăng các chuyến hàng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu thêm 15 tỷ mét khối trong năm nay.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố tại cuộc họp báo với chủ tịch Uỷ Ban Châu Âu bà Ursula von der Leyen: "Hôm nay, chúng tôi đã nhất trí về một kế hoạch chung, cùng mục đích giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga”.

hoa ky va lien minh chau au hop tac nham giam phu thuoc vao nang luong cua nga hinh 1

Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu cùng hợp sức đưa ra giải pháp tối ưu nhất về việc thay thế nguồn cung năng lượng Nga. Ảnh: Internet.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen phát biểu: "Điều này sẽ thay thế nguồn cung cấp LNG mà chúng tôi hiện nhập khẩu từ Nga, và trong tương lai, Hoa Kỳ và châu Âu sẽ đảm bảo nguồn cung và cầu ổn định với ít nhất 50 tỷ mét khối LNG của Mỹ đến châu Âu vào năm 2030". Bà nói thêm rằng số lượng đó sẽ thay thế một phần ba lượng khí đốt nhập khẩu của Nga.

Bà chia sẻ: “Hiện chúng tôi đang trên đà đa dạng hóa khỏi khí đốt của Nga, đồng thời nhấn mạnh rằng EU cũng sẽ đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế như năng lượng tái tạo.

Được biết, năng lượng của Nga là nguồn thu nhập chính và là đòn bẩy chính trị cho nước này, cộng với việc Nga cung cấp gần 40% lượng khí đốt tự nhiên cho Liên minh châu Âu, giúp Khối này sử dụng trong sinh hoạt đời sống và cung cấp cho ngành công nghiệp điện.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng: "Tôi hiểu rằng việc loại bỏ khí đốt của Nga sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho châu Âu, nhưng đó không chỉ đơn thuần là hành động cần làm, điều đó sẽ đặt chúng tôi trên một vị trí chiến lược mạnh mẽ hơn nhiều”.

Cuối cùng, các nước EU đã đồng ý cùng nhau mua và tích trữ khí đốt tự nhiên. Họ đặt mục tiêu lấp đầy 80% các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất vào tháng 11 để chống lại sự gián đoạn nguồn cung trong mùa đông, khi việc sử dụng khí đốt tăng lên vì nhu cầu sưởi ấm.

Tại Hoa Kỳ, các nhà xuất khẩu khí đốt đã chuyển hướng từ châu Á sang châu Âu trong những tháng gần đây, phần lớn là do giá ở châu Âu cao hơn hầu hết các nơi khác trên thế giới. Cho đến nay, Mỹ đã xuất khẩu gần 75% lượng LNG đến châu Âu, tăng từ 34% vào năm 2021.

Các nhà điều hành năng lượng nói rằng chính quyền ông Biden có thể giúp tăng dòng chảy khí đốt bằng cách hợp lý hóa việc cấp phép cho các bến xuất khẩu mới của Mỹ, nơi khí đốt tự nhiên được làm lạnh thành chất lỏng và bơm vào các tàu chở dầu trên biển.

Mỹ và Liên minh châu Âu cũng có thể bảo lãnh khoản vay cho các bến xuất khẩu của Mỹ và các bến nhập khẩu của châu Âu. Có khoảng một chục trạm xuất khẩu của Mỹ đã được phê duyệt theo quy định nhưng vẫn cần đảm bảo nguồn tài chính để xây dựng. Khoảng 10 trạm nhập khẩu mới của Châu Âu đang được xây dựng.

Các trạm xuất khẩu đòi hỏi khoản đầu tư lên tới 10 tỉ USD, trong khi các trạm nhập khẩu tiêu tốn khoảng 1 tỉ USD để xây dựng. Mỹ hiện có bảy cảng xuất khẩu và châu Âu có 28 cảng nhập khẩu quy mô lớn.

Các nhà bảo vệ môi trường đã chỉ trích thông báo của ông Biden vì họ lo ngại nó sẽ khiến biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.

Các quan chức Mỹ và châu Âu cũng nhất trí tìm cách giảm phát thải khí metan và nhà kính từ cơ sở hạ tầng cũng như đường ống dẫn LNG. Họ cho biết sẽ tăng cường các sáng kiến tiết kiệm năng lượng, chẳng hạn như triển khai các máy bơm nhiệt sử dụng công nghệ hydro sạch để thay thế nhiên liệu hóa thạch, cũng như xúc tiến và phê duyệt các dự án năng lượng tái tạo như gió ngoài khơi và điện mặt trời.

Lê Na (Theo Euronews)

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô
Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại với các doanh nghiệp

Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại với các doanh nghiệp

(CLO) Ngày 16/4, tại TP. Ninh Bình, Cục Hải quan Hà Nam Ninh tổ chức hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 để phổ biến một số chính sách, pháp luật và giải đáp vướng mắc liên quan đến công tác quản lý hải quan trên địa bàn.

Kinh tế vĩ mô