Nhà Trắng bất ngờ sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
Theo dõi báo trên:
Trò chuyện với ông về chuyện vẽ bìa Báo Tết để thêm trân quý một khâu bếp núc quan trọng làm nên hồn cốt của tờ báo Tết mà xưa nay ít người nhắc đến.
Ngày giáp Tết, tôi đưa cả gia đình lên Việt Phủ Thành Chương chỉ để mong gặp được người họa sĩ đang tất bật sửa sang lại dinh cơ này, kịp đón tết. Ở cái tuổi 75 rồi nhưng sức làm việc của ông thì thật đáng nể. Chỉ có điều, câu chuyện vội vã và ông cũng chỉ muốn nói về Tết, thứ mà ai ai tầm này cũng khấp khởi đón đợi.
Trở về sau gần 10 năm là một anh bộ đội chiến đấu nơi chiến trường, Hoạ sĩ Thành Chương lựa chọn gắn bó với Báo Văn Nghệ và lựa chọn ấy kéo dài 35 năm, cho đến khi ông nghỉ hưu. Nhiều người đã đặt câu hỏi thắc mắc rằng tại sao một người hoạ sĩ với cá tính nghệ thuật đặc biệt với một lối đi riêng như hoạ sĩ Thành Chương lại gắn bó ở một tờ báo lâu như vậy.
Hoạ sĩ chia sẻ, ông và Báo Văn Nghệ có một tình cảm đặc biệt, Báo Văn Nghệ ra đời cùng năm sinh với ông, nhà văn Kim Lân cũng là một trong những người khai sinh ra tờ báo đó. Ông nói: “Cụ Kim Lân là người khai sinh ra báo văn nghệ và cụ cũng sinh ra tôi, thì tôi với báo Văn nghệ như anh em, nên tôi chọn gắn bó với nó”.
Thêm một lý do nữa là tờ Báo Văn Nghệ từ ngày xưa đã có một truyền thống lẫy lừng, có thời kỳ từng là tờ báo của cả nền văn học nghệ thuật nước nhà, vậy nên ông cho biết: “Tôi tự hào khi được phục vụ nó và nó xứng đáng có được tôi”. Suốt những năm đó ông đã đóng góp rất nhiều công sức cho Báo Văn Nghệ, bản thân ông cũng là một trong những người tiên phong trong việc đổi mới tờ báo.
Kể về những đổi mới, họa sĩ Thành Chương cũng rất kiệm lời. Ông chỉ muốn nói về một góc riêng của nghề mình nên bắt đầu bên ấm trà cuối năm, từ tốn nhớ lại một thời hoàng kim của Bìa Tết. Khi đó, ở Báo Văn nghệ, ông là người chịu trách nhiệm mảng mỹ thuật của báo. Vừa vẽ bìa Báo Tết, vừa chịu trách nhiệm đặt những họa sĩ tên tuổi vẽ để tờ báo luôn đổi mới phong cách. Những họa sĩ tên tuổi hàng đầu Việt Nam, tứ trụ thời đó đều là những người thân thiết với ông nên bao giờ Báo Văn Nghệ cũng có những Bìa Tết độc đáo, sáng tạo…
Thời kỳ đó, những đồng nghiệp đâu đâu cũng nhắc về Bìa Tết Báo Văn nghệ, đến nỗi nó trở thành một thương hiệu và tên tuổi Thành Chương cũng không tách rời. Ông kể: “Bìa Báo Tết, chủ đề thường là vẽ về con người là chính, trong đó, có thêm logo của năm đó đính vào để xác định đấy là năm gì. Ví dụ như vẽ chân dung thiếu nữ mùa xuân, gia đình đi vui xuân,… nhiều tranh Tết đẹp lắm. Riêng tôi thì không cái nào giống cái nào, mỗi năm có một kiểu, một cách khác nhau”.
Mà để được lên trang bìa là phải bình bầu, cạnh tranh khủng khiếp lắm. Đặc biệt thời đỉnh cao của Báo Văn nghệ là thời của nhà văn Nguyên Ngọc làm Tổng Biên tập. Thời ấy, mỗi thứ 6 báo về tòa soạn là mọi người quây kín cổng. Từ trẻ con đến người già, tất cả các thành phần, từ trí thức, học giả, các giáo sư đến ông xích lô, ba gác đều đến chờ ở tòa soạn để đón báo về. Thời đó, bao giờ báo Tết cũng bán đắt hơn vì nó tăng trang, gộp số. Thực ra, những năm khó khăn, chủ yếu sống được là nhờ bán báo dịp Tết.
“Tôi nhớ nhất là những năm 1975-1976, hồi còn in phẳng, phải in từng tờ một, sau đó mới bắt đầu có máy móc để in kẽm bằng máy cuốn lô nhưng vẫn phải sắp chữ bằng tay. Họ sử dụng giấy đặc dụng dày để vỗ phông in bản ngược, sau đó sử dụng bản ngược đổ ra bản xuôi. Bản xuôi sẽ được tráng lên bản kẽm, cuốn tròn thành ru lô… Thế nên đến ngày, dù mưa gió bão bùng, tôi cũng đều phải ra nhà in theo dõi thợ trình bày, cùng người ta điều chỉnh sửa sang cho chuẩn. Nhiều bài, Ban Biên tập yêu cầu cắt thì lại phải trình bày lại. Nói chung là gần như toàn bộ là thủ công, rất vất vả…
Sau khi giải phóng thì công nghệ in và các công nghệ khác mới có chứ ngày xưa làm bìa làm gì có chữ to đẹp để làm mà đều phải kẻ bằng tay hết. Nhưng cũng chính vì làm việc thủ công như thế mà giữa họa sĩ trong tòa soạn, họa sĩ nổi tiếng được đặt vẽ bìa với anh em kỹ thuật và công nhân nhà in đều rất gắn bó. Muốn đặt vẽ bức tranh nào thì phải đến gặp, chuyện trò, trao đổi chứ không như bây giờ ở nhà gửi email, zalo cái là xong, thậm chí còn chẳng gặp, chẳng biết mặt nhau…” – Họa sĩ Thành Chương kể.
Họa sĩ Thành Chương và cuộc trò chuyện về bìa báo tết tại Việt Phủ Thành Chương.
“Sự háo hức của báo Tết ngày xưa nó gấp cả trăm lần bây giờ”… - Thành Chương nhấn nhá. Ông bảo: Tết ngày xưa thiêng liêng và quan trọng lắm. Bây giờ thì nó bình thường hóa rất nhiều. Việc mua báo Tết, chờ đón báo Tết là một niềm hân hoan, háo hức của mọi người. Với những người làm báo Tết cũng chăm chút, cũng hào hứng, cũng say sưa cho ra sản phẩm để đáp ứng sự trông ngóng của công chúng. Tất nhiên, bây giờ người ta vẫn mua báo Tết nhưng tinh thần đó không còn nhiều như trước nữa. Đời sống văn minh, hiện đại có cái hay nhưng nó cũng làm mất đi rất nhiều cái hay thời trước…
Ngày trước, bìa báo Xuân không sử dụng ảnh nhiều mà phần lớn là tự tay vẽ cho nên họa sĩ thời điểm giáp tết đắt khách lắm. Thế nên tờ báo nào đặt được họa sĩ Thành Chương vẽ bìa báo Xuân là… sang cả tờ báo. Đi mua báo Xuân cũng một phần là vì vẻ đẹp của tờ bìa. Mà đã là Tết thì bao giờ cũng phải vui tươi, phấn khởi, hồ hởi và tự hào. Bìa thì không thể nào là đen trắng được mà phải có màu. Bây giờ, in màu sử dụng vi tính, điện tử vèo cái là xong, muốn thay đổi hay làm gì thì làm. Nhưng ngày xưa thì đấy là cả một vấn đề...
Nói về chủ đề của Bìa báo, Thành Chương bảo: Tết là cứ phải vui tươi, ấm cúng, hạnh phúc, no ấm… Một trong những cái thiêng liêng của Tết ta chính là cảnh đoàn viên, gia đình đoàn tụ, con cái đi làm xa về; mời tổ tiên, ông bà, cha mẹ về ăn Tết với con cháu, những ý nghĩa về tâm linh cũng rất đẹp và thiêng liêng trên bìa Báo Tết.
“Dù năm nào cũng là mấy đề tài đó thôi nhưng vẽ thì phải tìm tòi những cái khác đi, chứ không thể cứ mãi một kiểu… Đậm nét văn hóa truyền thống, mang màu sắc dân tộc hơn thì ở bìa Tết âm lịch, những cái tạo hình hiện đại hoặc những nội dung hiện đại hơn thì dành cho Tết Tây” – họa sĩ Thành Chương nhấn mạnh.
Ông cũng nói thêm rằng, bản thân những người họa sĩ vẽ tranh Bìa Tết cũng phải hội tụ rất nhiều yếu tố, phải hiểu về văn hóa thì mới có thể vẽ được những bức tranh có hồn và mang nhiều ý nghĩa. Với Thành Chương thì có thể là duyên số và cũng có thể là sự may mắn của nền hội họa nước nhà, vì ở ông hội tụ được đầy đủ cả tài năng và văn hóa. Ông sống ở một vùng quê mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc - vùng Kinh Bắc, cộng với việc bản thân ông là một người rất mê những nét truyền thống văn hoá dân tộc.
Ông chia sẻ: “Với tôi, tinh thần văn hoá truyền thống không còn là những hình hài cụ thể mà những cái đó đã thấm vào máu rồi được chuyển thành các tác phẩm nghệ thuật. Tôi mang văn hóa vào trong bìa tết một cách thuần thục, gần gũi với người dân Việt nên bìa nào cũng đặc sắc là vì vậy”.
Ngày xưa, khi đặt các họa sĩ tên tuổi vẽ bìa Tết là cả một giá trị rất lớn. Bởi, họ phải vẽ một bức tranh rất nghiêm chỉnh bằng màu, tốn nhiều công sức nhưng nhuận bút cho một tờ bìa Báo Tết thì lại rất rẻ, thậm chí chỉ mua được bát phở, hoặc hơn bát phở chút. Vì nó không đáng là gì cả cho nên các anh em văn nghệ sĩ tham gia vào làm Báo Văn Nghệ hồi đó, đặc biệt là các anh em họa sĩ từ xưa tới nay tham gia vẽ cho báo đều chỉ muốn đóng góp và cống hiến để phục vụ mọi người chứ không một người nào nghĩ đến nhuận bút cả.
Thành Chương đặt bìa báo tết cũng giống như các báo khác đặt họa sĩ Thành Chương vẽ vậy. Có lẽ vì rất hiểu công việc này nên ông ít khi từ chối bạn bè. Đồng nghiệp còn kể, Thành Chương chuyên nghiệp đến độ vẽ rất nhanh, thậm chí có những nơi đặt họa sĩ khác vẽ minh hoạ cho một số bài viết mà bị hỏng, lại gọi… Thành Chương cứu. Và anh thường vẽ thay thế luôn tại chỗ. “Ừ, tôi cứ cho mọi người vẽ thoải mái, người nào hỏng thì tôi vẽ lấp chỗ trống thôi, không sao cả, là nghề mình, là bạn mình cả…” - Thành Chương tâm sự.
Vân Hà
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Mỹ tăng thuế mạnh tay, nguy cơ lặp lại Đại khủng hoảng 1930 - lạm phát leo thang, thương mại toàn cầu chao đảo, USD suy yếu.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Honda Việt Nam chính thức ra mắt mẫu xe máy điện đầu tiên ICON e: với mức giá bán lẻ đề xuất từ 26,9 triệu đồng không bao gồm pin.
(CLO) Mỹ giữ nguyên mức thuế với Nga, Cuba, Belarus, Triều Tiên do đã áp lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ trước, không mở rộng thêm.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25; dự đoán tỉ số HAGL vs Bình Dương cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Dự báo thời tiết ngày 4/4, miền Bắc nắng ráo trước khi chuyển mưa do tác động của đợt không khí lạnh tăng cường yếu, lệch đông.
(CLO) Chỉ trong 4 năm, ắc quy có thể suy giảm nghiêm trọng, khiến xe khó khởi động - đâu là giải pháp?
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Để có tiền tiều xài, Nguyễn Hoàng Kiều đã nhận bán ma túy thuê cho một đối tượng không rõ nhân thân, lai lịch với giá là 15 triệu đồng/tháng. Kiều bị bắt quả tang khi đem ma túy về dấu tại phòng trọ.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) Xác định báo chí có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Vì thế, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả tạo thành cầu nối giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp thực hiện các chủ trương về bảo vệ môi trường, hướng tới kinh tế xanh.
(CLO) Ngày 2/4, tại xã Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quân khu 4, các đơn vị đồng hành và chính quyền địa phương tổ chức chương trình tri ân 72 cựu dân quân Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.