Hoàn thiện các chính sách về đánh giá rủi ro rửa tiền quốc gia

Thứ bảy, 04/12/2021 08:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu hoàn thiện các chính sách về đánh giá rủi ro rửa tiền quốc gia, ngành, đối tượng báo cáo; trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, đối tượng báo cáo trong việc thực hiện định kỳ đánh giá rủi ro rửa tiền.

Theo Nghị quyết 152/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2021. Đối với đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), Chính phủ thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền, nhằm nâng cao hiệu quả về công tác phòng, chống rửa tiền, giảm thiểu rủi ro; đồng thời đáp ứng các yêu cầu, khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền, thúc đẩy công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền, giảm thiểu các hoạt động tội phạm rửa tiền, gian lận thuế, tham nhũng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo lập môi trường xã hội an toàn.

hoan thien cac chinh sach ve danh gia rui ro rua tien quoc gia hinh 1

Chính phủ yêu cầu hoàn thiện các chính sách về đánh giá rủi ro rửa tiền quốc gia. Ảnh minh họa

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện nội dung các chính sách trong đề nghị xây dựng Luật theo hướng: Hoàn thiện các quy định về đối tượng báo cáo phòng chống rửa tiền theo hướng chỉ quy định những vấn đề đã được xác định rõ ràng, đầy đủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện để triển khai thực hiện.

Cùng với đó, giao Chính phủ quy định những vấn đề cấp bách, trường hợp đặc biệt Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định; quy định cụ thể các biện pháp phòng ngừa mà các đối tượng báo cáo phải thực hiện; sửa đổi, bổ sung các biện pháp phòng ngừa mà các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng.

Trong xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu hoàn thiện các chính sách về đánh giá rủi ro rửa tiền quốc gia, ngành, đối tượng báo cáo; trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, đối tượng báo cáo trong việc thực hiện định kỳ đánh giá rủi ro rửa tiền; phân loại khách hàng trên cơ sở rủi ro; các biện pháp nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng, giảm nhẹ hoặc tăng cường phù hợp với nhóm khách hàng, lĩnh vực có rủi ro thấp hoặc cao về rửa tiền.

Tiếp đó là hoàn thiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy định về thu thập, xử lý, chuyển giao và trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền và đơn vị đầu mối thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác phòng, chống rửa tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng cũng không gây cản trở đến hoạt động bình thường của các tổ chức và cá nhân.

Đồng thời với việc sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần thúc đẩy có hiệu quả việc thực hiện Đề án và quy định pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm kiểm soát dòng tiền, hỗ trợ công tác phòng, chống rửa tiền.

Chính phủ cũng yêu cầu rà soát chính sách về trách nhiệm của các bộ, ngành trong công tác phòng chống rửa tiền theo hướng phân định rõ vai trò, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý liên quan đến tiền và vàng, các bộ, ngành quản lý các tài sản vật chất, hàng hóa khác; đồng thời làm rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan đối với các đối tượng báo cáo mới, phù hợp với chức năng quản lý Nhà nước của các bộ, ngành và bảo đảm thống nhất với pháp luật có liên quan.

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng dự án Luật. Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội về việc bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV.

Gia Phát

Tin khác

Hà Nội sắp ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S”

Hà Nội sắp ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S”

(CLO) Thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển và chuẩn bị ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S” với nhiều tiện ích đưa người dân, doanh nghiệp tiếp cận với cơ quan hành chính nhà nước của thành phố theo một phương thức mới, thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân trên nền tảng số.

Tin tức
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND 2 tỉnh An Giang và Sóc Trăng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND 2 tỉnh An Giang và Sóc Trăng

(CLO) Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Vương Bình Thạnh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang và kỷ luật khiển trách ông Trần Văn Chuyện, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng.

Tin tức
Xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu về ngành công nghiệp bán dẫn

Xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu về ngành công nghiệp bán dẫn

(CLO) Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trước mắt xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu về ngành công nghiệp bán dẫn từ nay đến năm 2030. Từ tháp nhân lực này tiến tới ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam. Tháp nhân lực sẽ như nam châm thu hút nghiên cứu, sản xuất về Việt Nam.

Tin tức
Bổ nhiệm ông Đặng Thái Sơn giữ chức Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình

Bổ nhiệm ông Đặng Thái Sơn giữ chức Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình

(CLO) Ngày 24/4, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Tài chính. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc dự và chủ trì hội nghị.

Tin tức
UBND tỉnh Ninh Bình bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng tỉnh

UBND tỉnh Ninh Bình bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng tỉnh

(CLO) Ngày 24/4, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ.

Tin tức