Hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, kịp thời, minh bạch, có sức cạnh tranh quốc tế

Thứ tư, 03/11/2021 20:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, để phát huy kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục hạn chế, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp của Quốc hội, việc xây dựng Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV là hết sức cần thiết.

Hoàn thiện đồng bộ thể chế

Sáng 3/11, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng có báo cáo tổng quan về Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và dự kiến Kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị.

Trình bày tổng quan một số vấn đề về Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng khẳng định, kế thừa các thành tựu lập pháp của giai đoạn trước, Quốc hội khóa XIV đã tiếp tục đẩy mạnh công tác lập pháp, tập trung xây dựng và ban hành số lượng lớn văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết, kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Cụ thể, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành tổng số 126 luật, pháp lệnh, nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật; trong đó, có những đạo luật giữ vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật, có những luật, chính sách mới lần đầu tiên được ban hành, tác động lớn, toàn diện, sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn…

Những kết quả đạt được trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đã tạo lập nền tảng chính trị, pháp lý cho sự phát triển ổn định và bền vững của đất nước, là một trong những yếu tố quan trọng mang tính quyết định giúp đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ bản sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

hoan thien he thong phap luat dong bo kip thoi minh bach co suc canh tranh quoc te hinh 1

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng báo cáo tổng quan về Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và dự kiến Kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng pháp luật thời gian qua vẫn còn những hạn chế. Pháp luật trong một số lĩnh vực chưa đầy đủ hoặc chưa được cập nhật để kịp thời đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh; vẫn còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, thiếu thống nhất trong hệ thống pháp luật; một số văn bản còn thiếu tính ổn định; quy định trong một số luật còn mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể để áp dụng được ngay…

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, để phát huy các kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục các hạn chế, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp của Quốc hội, việc xây dựng Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV là hết sức cần thiết.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, thực hiện sự phân công của Bộ Chính trị, trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV; dự báo tình hình kinh tế - xã hội có tác động đến công tác lập pháp của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV; rà soát, tổng hợp các chủ trương, nhiệm vụ xây dựng pháp luật tại Nghị quyết Đại hội XIII, các văn kiện khác của Đảng, Hiến pháp và đề xuất của các cơ quan, tổ chức có liên quan, Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng Đề án báo cáo Bộ Chính trị.

Theo đó, căn cứ Nghị quyết và các văn kiện Đại hội XIII, nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới, Đề án xác định mục tiêu công tác lập pháp của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV là “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, tạo lập khung khổ pháp lý để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, gắn với 12 định hướng phát triển đất nước, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược được đề ra tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Tập trung thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ các chủ trương, đường lối được xác định tại các văn kiện Đại hội XIII để hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch, có sức cạnh tranh quốc tế; lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm; tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước; thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển đất nước nhanh, bền vững”.

hoan thien he thong phap luat dong bo kip thoi minh bach co suc canh tranh quoc te hinh 2

Các Đại biểu tham dự Hội nghị từ điểm cầu Nhà Quốc hội.

Đề xuất 6 quan điểm chỉ đạo đối với công tác xây dựng pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Đề án đề xuất 6 quan điểm chỉ đạo đối với công tác xây dựng pháp luật, bao gồm:

Một là, bảo đảm công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng; hướng đến mục tiêu vì con người, vì Nhân dân, nhân đạo, nhân văn; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, dân chủ, công bằng và trật tự, kỷ cương xã hội.

Hai là, tạo lập đầy đủ hành lang pháp lý để bảo đảm tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong khung khổ Hiến pháp và pháp luật; xác lập đầy đủ về phương diện luật pháp mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân; tăng cường phản biện xã hội và cơ chế giám sát của Nhân dân đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước.

Ba là, tạo đột phá thực sự về thể chế, đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang kiến tạo phát triển bền vững đất nước; xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, bảo đảm sự bao phủ của pháp luật đối với mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Bốn là, bảo đảm dân chủ thực chất và thu hút sự tham gia rộng rãi của Nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình xây dựng pháp luật; không bị tác động bởi các quan điểm, tư tưởng lệch lạc; đẩy nhanh tốc độ để sớm xây dựng, hoàn thiện được hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, bảo đảm chất lượng, tính khả thi, gắn kết chặt chẽ với tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.

Năm là, bảo đảm đáp ứng yêu cầu triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập toàn diện, sâu rộng; kịp thời thích ứng với những biến chuyển nhanh trong hội nhập quốc tế.

Sáu lá, việc xây dựng, ban hành luật phải thận trọng, chắc chắn, làm tốt từng khâu, đặt yêu cầu cao về chất lượng, không chạy theo số lượng.

Về nội dung định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và thứ tự ưu tiên thực hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, trên cơ sở chủ trương, đường lối Đại hội XIII của Đảng, các quan điểm chỉ đạo và yêu cầu đối với việc xác định các định hướng, nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Đề án xác định định hướng tổng thể công tác lập pháp của Quốc hội là tập trung “xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường..., tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”.

Để bảo đảm thực hiện Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Đề án đề ra 3 nhóm giải pháp cụ thể, bao gồm: tăng cường năng lực cho các chủ thể tham gia quy trình lập pháp; tuân thủ nghiêm trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật…

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức
Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

(CLO) UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề.

Tin tức
Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

(CLO) Ngày 25/4, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định về luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhiều công chức lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ về công tác cán bộ đối với lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện cần thiết để tập trung tìm kiếm những người còn mất tích với tinh thần khẩn trương nhất, kịp thời nhất.

Tin tức
Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công Thương, EVN, EVNNPT tiếp tục xem xét, nghiên cứu cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp sản phẩm (cột điện - PV) tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3 nếu đáp ứng đủ điều kiện về năng lực thiết kế, công nghệ, quy trình kiểm chuẩn, kiểm soát chất lượng và có cam kết trách nhiệm.

Tin tức