Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền nhằm phục vụ nhân dân, đưa đất nước phát triển bền vững

Thứ bảy, 03/07/2021 18:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch nước nhấn mạnh tinh thần của Đề án xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm phục vụ nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, đưa đất nước phát triển bền vững. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát biểu tại phiên họp. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát biểu tại phiên họp. Ảnh: TTXVN

Chiều 3/7, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” đã họp phiên thứ nhất tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo.

Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị, Phó trưởng Ban Chỉ đạo: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo.

Dự phiên họp còn có các Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Chỉ đạo: Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND tối cao; Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Dự họp còn có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ biên tập xây dựng Đề án.

Trước phiên họp thứ nhất, ngày 1/7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc trong gần 5 giờ với các chuyên gia, nhà khoa học pháp lý hàng đầu của đất nước để lắng nghe những ý kiến góp ý xây dựng Đề án quan trọng này.  

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh tinh thần cần xây dựng một Đề án có tính chiến lược, thiết thực đối với người dân và cơ quan Nhà nước, thực sự là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; thống nhất những quan điểm cơ bản, đột phá cần thiết để xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tầm nhìn 2045 đảm bảo thành công. Trong đó, có vấn đề bảo vệ nhân dân, bảo vệ con người, xây dựng kỷ cương, phòng chống tham nhũng, hệ thống pháp luật đảm bảo hội nhập quốc tế. Đặc biệt cần bám sát nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở.

Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đề xuất nhiều phương án xác định mốc thời gian nghiên cứu của Đề án trên cơ sở đúc rút thành tựu 35 năm đổi mới của đất nước. Tán thành với nội dung của 12 chuyên đề thành phần, các thành viên Ban Chỉ đạo đề xuất nghiên cứu mở rộng thêm một số vấn đề lớn khác như: Vị trí vai trò các cơ quan Nhà nước đặt trong các mối quan hệ lớn; nghiên cứu sâu thêm về cải cách tư pháp trong khuôn khổ Đề án; nghiên cứu việc sửa đổi hệ thống pháp luật trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Một số ý kiến cũng đề nghị cần đặt vấn đề nghiên cứu Nhà nước pháp quyền trong mối quan hệ với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Trong tiến trình nghiên cứu, mỗi chuyên đề cần chỉ rõ những điểm mới, điểm đột phá để thảo luận, thống nhất ý kiến hoàn thiện Đề án.

Một số ý kiến đề nghị cần tập trung nghiên cứu, tổng kết đánh giá thực trạng, kết quả của tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay; coi đây là thực tiễn quan trọng để xây dựng các giải pháp hoàn thiện mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tương lai.

Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh tinh thần của Đề án nhằm phục vụ nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, đưa đất nước phát triển bền vững. 

Đánh giá cao các ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo thể hiện trách nhiệm, trí tuệ và kinh nghiệm công tác, Chủ tịch nước khẳng định tầm quan trọng của Đề án thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nhằm phụng sự nhân dân tốt hơn, đóng góp nhiều hơn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Vì vậy, việc xây dựng Đề án cần có phương pháp tiếp cận khoa học, tầm nhìn dài hạn đến năm 2045 và đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.  

Về kế hoạch xây dựng Đề án, Chủ tịch nước ghi nhận các ý kiến đề nghị bổ sung một số nội dung nghiên cứu nhưng cần có nhiều đổi mới, không phải “bổn cũ chép lại” và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Chủ tịch nước nêu rõ quan điểm xây dựng Đề án, phát huy chủ trương của Đảng, xây dựng chính sách, pháp luật có tính khả thi cao trong thực tế.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: TTXVN

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: TTXVN

Trưởng Ban Chỉ đạo cũng lưu ý các cơ quan liên quan mời các nhà nghiên cứu, nhà khoa học tham gia trong quá trình xây dựng để Đề án có chất lượng tốt nhất.

Về mốc thời gian nghiên cứu, qua các ý kiến phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch nước cho rằng, lựa chọn mốc thời gian từ 1991 đến nay là phù hợp, song trong từng chuyên đề thành phần có thể lựa chọn mốc thời gian nghiên cứu linh hoạt, phù hợp. Các chuyên đề cần có tính hệ thống, có yếu tố đổi mới, đột phá với những bước đi vững chắc, thuyết phục được các cơ quan có thẩm quyền. Cùng với đó là khắc phục tư duy cục bộ, tư duy ngành trong quá trình nghiên cứu.

Nhấn mạnh tiến độ xây dựng Đề án cần báo cáo Trung ương vào tháng 10/2022, Chủ tịch nước yêu cầu các chuyên đề phải đảm bảo tiến độ, chất lượng và cơ sở lý luận cao. Chủ tịch nước mong muốn các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ biên tập và các cơ quan được phân công dành thời gian nghiên cứu, tổng hợp đúng thời hạn Ban Chấp hành Trung ương đã giao.

T.Toàn

Tin khác

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức
Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(CLO) Dự kiến, kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội (kỳ họp chuyên đề) sẽ xem xét, quyết nghị 08 nội dung, trong đó có Nghị quyết về “Hỗ trợ phí yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi công dân thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID”.

Tin tức