(NB&CL) Ngày 14/1 vừa qua, cả đất nước Đan Mạch hân hoan hướng về cung điện Christiansborg, chính thức chào đón vị vua mới Frederik X sau khi Nữ Hoàng Margrethe II ký tuyên bố thoái vị.
Tuy nhiên, sự chú ý lớn nhất của công chúng không chỉ dành cho vị vua mới mà dường như hướng tới người phụ nữ bên cạnh tân Vương - Hoàng hậu Mary Donaldson, người phụ nữ bấy lâu vẫn được xem là nhân vật nắm “quyền lực đằng sau ngai vàng”.
Từ “Nàng Lọ Lem nước Úc”
Từ rất lâu, trong nhìn nhận của công chúng cũng như giới truyền thông, chuyện đời, chuyện tình của Hoàng hậu Đan Mạch Mary Donaldson đích thị là câu chuyện của một nàng “Lọ Lem thời hiện đại”. Bởi trước khi trở thành Vương phi rồi Hoàng hậu xứ Đan Mạch, người đàn bà đẹp của Hoàng gia Đan Mạch chỉ là một cô gái sinh ra tại Hobart, Úc trong một gia đình bình thường.
Là con gái của một giáo sư toán học với hai chị gái và một anh trai, đã hoàn thành nghiên cứu luật và thương mại tại Đại học Tasmania, làm việc trong lãnh vực quảng cáo rồi bất động sản ở Melbourne, Edinburgh và Sydney, cuộc đời của cô gái Mary rất có thể đã rẽ sang một hướng hoàn toàn khác, nếu không muốn nói là hoàn toàn bị đảo lộn nếu không có buổi gặp gỡ định mệnh với người đàn ông tên Frederik tại một quán bar tại Sydney hồi năm 2000. Khi đó, Mary tròn 28 tuổi. Còn Thái tử Đan Mạch tròn tuổi 32.
Nhà vua Đan Mạch Frederik X (trái) cùng Hoàng hậu Mary vẫy chào dân chúng, sau lễ kế vị tại Cung điện Christiansborg ở thủ đô Copenhagen ngày 14/1/2024. Ảnh: Bo Amstrup/AFP/Getty Images.
“Lần đầu tiên gặp gỡ, chúng tôi bắt tay, trò chuyện. Tôi không biết anh ấy là hoàng tử Đan Mạch. Nửa giờ sau, một người bạn tiến tới phía tôi và nói, “cậu có biết những người đó có thân phận như thế nào không?”- sau này bà Mary hồi tưởng về cuộc gặp gỡ, chính xác là “phút giây sét đánh”, “mũi tên thần tình ái nhằm trúng cả hai con tim” ngày hôm đó.
Hoàng gia Đan Mạch cũng như Hoàng gia châu Âu, chuyện hoàng tộc lấy thường dân không hiếm nhưng cũng chẳng phải quá phổ biến. Vì thế, mối tình giữa chàng Thái tử Đan Mạch và một cô gái thường dân đến từ nước Úc đã khiến không ít người không khỏi ngạc nhiên. Mối tình ấy xảy đến bất ngờ và càng bất ngờ hơn khi nhanh chóng đơm hoa kết trái, không gặp phải quá nhiều rào cản hay phản đối từ gia đình Hoàng gia như nhiều người lo ngại.
Cuối năm 2021, cô gái Úc quyết liệt nghe theo tiếng gọi của con tim, một mình khăn gói đến “đất khách quê người” chỉ để được ở bên người mình yêu. Cuối năm 2022, chuyện tình của họ trở nên công khai khi những hình ảnh họ bên nhau luôn bị truyền thông phát hiện. Tuy nhiên, thời điểm đó, những ai hiểu về “tình sử” của Thái tử Frederik không mấy tin tưởng về sự bền lâu của mối tình “Hoàng tử - Lọ Lem”. Tuy nhiên, mọi phỏng đoán đã không hề chính xác.
Tháng 4/2003, cặp đôi nhận được sự đồng ý và chúc phúc của Nữ hoàng Margrethe - mẹ Frederik. Tháng 10/2023, nghĩa là chỉ gần 3 năm sau cuộc gặp đầu tiên, cặp đôi đính hôn. Ngày 14/5/2004, đám cưới cổ tích của cặp đôi được tổ chức tại nhà thờ Copenhagen. Mary đã phải từ bỏ quốc tịch Australia, chuyển sang tín ngưỡng tôn giáo khác để có thể chính thức trở thành cô dâu Hoàng gia.
Cho tới ngày hôm nay, cặp đôi đã đi trọn bên nhau hành trình dài gần 2 thập kỷ. Con thuyền hạnh phúc của họ không ít lần tròng trành, thậm chí vướng phải không ít “sóng dữ” nhưng tới giờ vẫn vẹn nguyên với 4 người con: Hoàng tử Christian (17 tuổi) - người thừa kế ngai vàng tiếp theo, Công chúa Isabella (15 tuổi), cặp song sinh Hoàng tử Vincent và Công chúa Josephine (12 tuổi). Nụ hôn đầy xúc cảm của cặp đôi tân Vương - Hoàng hậu Đan Mạch trên ban công Lâu đài Christiansborg ngày 14/1 vừa qua, trong tiếng vỗ tay vang dội của hàng trăm nghìn người dân cổ vũ bên dưới - đã là minh chứng cho cuộc hôn nhân ấy. Cũng chính bởi màu sắc cổ tích đậm nét mà cuộc tình nổi tiếng này đã là nguồn cảm hứng cho không ít bộ phim Hollywood như The Prince and Me (2004) hay Mary: The Making of a Princess (2015).
Thái tử Frederik và Mary kết hôn vào ngày 14 tháng 5 năm 2004 tại Nhà thờ Copenhagen.
Tới “Quyền lực sau ngai vàng” hay vị thế “một trong những thành viên hoàng gia được lòng dân chúng nhất”
Sự tưởng thưởng lớn nhất với người phụ nữ bang Tasmania của nước Úc sau hành trình gần 2 thập kỷ làm con dâu Hoàng gia Đan Mạch ngoài 4 người con, ngoài ngôi vị Hoàng hậu có lẽ còn là việc bà đã trở thành một trong những thành viên hoàng gia được lòng dân chúng nhất.
Một cuộc thăm dò do Đài truyền hình Đan Mạch TV2 công bố vào tháng 12/2023, cho thấy Công nương Mary là thành viên hoàng gia được yêu thích thứ ba ở Đan Mạch, sau Nữ hoàng và chồng. Mới đây, hãng thông tấn Đan Mạch Ritzau mở cuộc khảo sát ý kiến công chúng về mức độ ủng hộ Vua Frederik và Hoàng hậu Mary. Kết quả cho thấy 82% người tin Frederik phù hợp với vai trò nguyên thủ quốc gia, tỷ lệ thiện cảm với Mary là 86%. Tác giả Trine Villemann thậm chí còn cho biết Mary được coi là “quyền lực đằng sau ngai vàng”. Cách đây hàng chục năm, bà Mary khi ấy còn là Công nương từng bước lãnh trách nhiệm thay mặt Nữ hoàng trong những chuyến viếng thăm ngoại giao các nước. Tháng 9/2006, Công nương đã một mình sang thăm chính thức Cộng hòa Séc.
Lý giải cho sự “được lòng dân” của Hoàng hậu Mary thì có nhiều. Khả năng giao tiếp và diễn thuyết trước công chúng của tân Hoàng hậu là điểm cộng đầu tiên, thậm chí có ý kiến còn cho rằng khả năng ăn nói của bà Mary tốt hơn nhiều so với chồng. Chuyện bà toàn tâm toàn ý chăm lo gia đình và nuôi dạy 4 người con trưởng thành cũng khiến Hoàng hậu được đánh giá cao.
Hoàng hậu Mary xinh đẹp trong nhiều hoạt động.
Hoàng hậu Mary được biết đến và được đánh giá cao với những nỗ lực chống tình trạng bắt nạt, bạo lực gia đình và cô lập xã hội, cũng như thúc đẩy sức khỏe tâm thần và quyền phụ nữ. “Bà là người ủng hộ nhiệt thành những quyền về giới tính của phụ nữ và trẻ em gái. Bà luôn ủng hộ người tị nạn và từ đó, chứng minh giá trị của mình với tư cách là hình mẫu lãnh đạo ở Đan Mạch” - Juliet Rieden, Tổng Biên tập Tuần báo Phụ nữ Australia nhìn nhận. Các hoạt động thiện nguyện của bà thông qua việc thành lập quỹ Mary năm 2007 cũng liên tục được đánh giá rất cao.
Một điểm không thể không nhắc tới khi nói tới những nguyên cớ giúp bà Mary trở nên được yêu mến đến vậy đó là dáng vóc và gu thời trang ấn tượng và vô cùng tinh tế. Cả khi đại lễ hay những khoảnh khắc đời thường, bà luôn khiến người ta ngưỡng mộ vì vẻ thanh lịch và style ăn mặc rất hợp xu hướng và phù hợp với từng sự kiện mà bà tham dự. Thậm chí có lần bà Mary đã vượt Công nương Kate ở Anh trong các cuộc bình chọn nhân vật Hoàng gia mặc đẹp nhất.
“Mỗi lời Mary nói đều thành tin sốt dẻo. Gương mặt của Mary xuất hiện thường xuyên trên các tờ tạp chí. Phong cách ăn mặc của Mary được giới nữ hưởng ứng nhiệt tình”- hàng thập kỷ qua đó vẫn luôn là những điều công chúng nói về tân Hoàng hậu Đan Mạch. Sức ảnh hưởng của bà lan tỏa sâu rộng là vì thế.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.