Hoàng thành Thăng Long – điểm đến di sản mùa xuân 2019

Thứ hai, 21/01/2019 14:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ ngày 26/1 tới đây, tại Hoàng thành Thăng Long, một không gian trưng bày gợi nhớ Tết xưa với chủ đề “Hương Xuân” sẽ được tổ chức như một điểm nhấn trong bức tranh văn hóa truyền thống nhiều màu sắc.

Sự kiện: di sản

Nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với các cơ quan, đơn vị, làng nghề tổ chức một số hoạt động trưng bày, triển lãm, hoạt động văn hóa truyền thống tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long phục vụ nhân dân đón xuân, vui Tết.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Với thông điệp “Hoàng thành Thăng Long, điểm đến di sản Mùa xuân 2019”, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã tập trung giới thiệu một bức tranh văn hóa truyền thống nhiều sắc màu về phong tục, tập quán độc đáo gắn với ngày xuân của dân tộc Việt Nam.

Một không gian trưng bày gợi nhớ Tết xưa với chủ đề “Hương xuân” được tái hiện tại Nhà đón tiếp 19C Hoàng Diệu với nhiều hình ảnh sinh động như: Nghênh rồng ngày xuân, xin chữ thu pháp và thú chơi câu đối tết, mô hình nấu rượu hoa tiến vua, tranh dân gian Tết, gian hàng bao cấp ngày Tết và nghệ thuật gấp giấy Origami hình các con giáp.

Điểm nhấn của trưng bày là giới thiệu nét văn hóa ngày xuân trong thưởng thức rượu Tết, bánh Tết và mô hình nấu rượu hoa ngày Tết. Phong vị ngày Tết đậm đà hơn cùng thứ rượu quý được chưng cất công phu, cầu kỳ và bánh phục linh, loại bánh đã từng là sản vật dâng tiến vua chúa thời xưa.

Cùng với đó, du khách còn được trải nghiệm không khí lễ hội ngày xuân linh thiêng, rạng rỡ của mảnh đất nghìn năm văn hiến; lắng động cùng thời khắc tiễn năm cũ đón năm mới, với nhiều nghi thức truyền thống được tái hiện như: Lễ dựng cây nêu, lễ ông Công ông Táo, thả cá chép, lễ phất thức, lễ dâng hương khai xuân.

Đặc biệt, các du khách nhỏ tuổi sẽ được trải nghiệm chợ Tết, tìm về Tết xưa qua các trò vui dân gian, viết chữ thư pháp, làm hoa Tết, ghép tranh vải, nặn tò he và thưởng thức các tiết mục múa rối nước.

Sự kiện sẽ diễn ra từ 26/1/2019 (21 tháng Chạp) và kéo dài tới 13/2 (mùng 9 tháng Giêng năm Kỷ Hợi). Thời gian mở cửa từ 8h – 17h hằng ngày trừ các ngày nghỉ 3, 4, 5/2/2019 (ngày 29, 30 tháng Chạp và mùng 1 Tết Kỷ Hợi).

B.V

Tin khác

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa