(NB&CL) Không biết tự bao giờ, cụm từ “đầu tiên là tiền đâu?” lại trở nên ám ảnh đến thế với nhiều tân sinh viên cũng như gia đình của họ khi năm học mới bắt đầu, nó thậm chí lấn lướt cả niềm vui đỗ đạt sau 12 năm dùi mài đèn sách.
Với các tân sinh viên 2022, thực tế này còn ám ảnh hơn nữa khi nhiều trường ĐH liên tục công bố những con số học phí tăng chóng mặt. Trên mặt báo, những câu chuyện đại loại “thí sinh “quay xe” đổi nguyện vọng vì học phí tăng” hay “đắn đo xếp nguyện vọng đại học vì học phí” đã không còn là chuyện hiếm.
1. So với năm học 2021 - 2022 thì mức học phí ĐH năm học 2022 - 2023 được xem đã tăng vọt (trừ khối ngành II, Nghệ thuật). Đặc biệt, khối ngành VI.2 (Y dược), tăng 71,3% (hiện đang ở mức trần 1,43 triệu đồng/tháng tăng lên thành 2,45 triệu đồng/tháng). Các khối ngành còn lại (trừ khối ngành II) hầu hết đều tăng hơn 20% đến gần 30%, riêng khối ngành IV (Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên) mức tăng vừa phải hơn, 15,3%.
Cụ thể, Theo Nghị định 81/2021, từ năm học 2022-2023, học phí các trường ĐH công lập chưa tự chủ thấp nhất là từ 1,2-2,45 triệu đồng/tháng, so với năm học trước đó là 980.000 đồng - 1,43 triệu đồng/tháng. Khối ngành có mức học phí cao nhất là y dược, với 24,5 triệu đồng/năm.
Đối với trường ĐH công lập đã tự đảm bảo chi thường xuyên, mức thu này được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần trường chưa tự chủ tương ứng với khối ngành và năm học. Khi đó, năm học tới các trường này được thu từ 24-49 triệu đồng/năm. Còn trường công lập tự đảm bảo cả chi thường xuyên và chi đầu tư thì được thu tối đa 2,5 lần mức trần trường chưa tự chủ, tương ứng với 30 triệu cho đến hơn 61 triệu đồng/năm học.
Trường ĐH Luật TP.HCM dự kiến tăng mạnh học phí trong năm học 2022-2023. Đặc biệt, chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh học phí lên tới 165 triệu đồng/năm. Ảnh: Hà Ánh.
Ngoài ra, những chương trình đạt kiểm định chất lượng đào tạo tại các trường công lập, trường ĐH được tự xác định mức thu trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật do trường ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học và xã hội. Thế nên mới có chuyện thực tế có nhiều trường ĐH công lập thu học phí cao hơn khung trần như trên.
Chẳng hạn, Trường ĐH Y dược TP.HCM công bố học phí dự kiến năm học 2022-2023, trong đó ngành cao nhất ở mức 77 triệu đồng/năm là răng – hàm - mặt. Kế đến, học phí ngành y khoa dự kiến là 74,8 triệu đồng/năm... Thậm chí như xôn xao trên báo chí thời gian qua là chuyện học phí ở trường ĐH Luật TP.HCM.
Cụ thể, năm học 2022-2023 học phí các ngành chương trình đại trà của trường này dự kiến từ trên 31-39 triệu đồng/sinh viên, chương trình chất lượng cao mức thu từ 62,5 đến trên 74 triệu đồng/sinh viên còn chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh, học phí toàn khóa dự kiến 765,9 triệu đồng/sinh viên, 165 triệu đồng/năm cho sinh viên năm đầu tiên.
Với mức tăng học phí khá phi mã ấy, dễ hiểu khi nhiều gia đình đã thực sự choáng váng có con nhập Đại học năm học này. Chia sẻ với Báo Thanh Niên, một phụ huynh ở Quy Nhơn đang có 2 con học 2 trường ĐH tại TP.HCM cho biết, với mức học phí và sinh hoạt phí như hiện tại, nếu tính trung bình, vợ chồng chị phải có ít nhất 16 triệu đồng/tháng để lo cho 2 con. Đứa lớn học năm cuối ĐH Tôn Đức Thắng với học phí khoảng 40 triệu đồng/năm. Đứa nhỏ học năm 2, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Khoa Công nghệ thông tin có học phí 32 triệu đồng/năm. Tiền ăn, ở hằng tháng của mỗi đứa con khoảng 3 - 3,5 triệu đồng. Đó thực sự là nỗi ám ảnh không dễ gì giải tỏa, nhất là đối với các gia đình có điều kiện kinh tế eo hẹp hơn.
2. Chia sẻ về mức học phí 165 triệu đồng/năm cho chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh gây xôn xao thời gian qua, PGS.TS Trần Hoàng Hải - quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết: “Chương trình chất lượng cao ngành luật giảng dạy bằng tiếng Anh hiện nay của trường chỉ có một lớp với 21 sinh viên. Với học phí hiện tại, nguồn thu từ lớp học này khoảng 3 tỷ đồng”.
Theo ông, nguồn thu trên từ học phí không đủ trang trải cho các hoạt động của lớp học đặc biệt này như thuê các giáo sư nước ngoài, mua các phần mềm pháp luật quốc tế, tổ chức cho sinh viên kiến tập ở nước ngoài…
Giờ thực hành của sinh viên một trường đại học được tự chủ tài chính, tự đảm bảo chi thường xuyên tại TP.HCM. Ảnh: Đ.N.T
Tại một hội nghị tự chủ ĐH vừa được tổ chức ở Hà Nội mới đây, lý giải về việc tăng học phí ĐH, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng cần nhìn nhận thực chất của vấn đề. Hiện nay, tổng số kinh phí đầu tư tính cho một siпh viên còn rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới. Muốn nâng cao chất lượng GD-ĐT, cần nâng cao mức đầu tư cho siпh viên, thông qua việc đầu tư vào cơ sở vật chất, thu hút đội ngũ giảng viên giỏi.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, một số trường ĐH trong khu vực có mức chi phí cao gấp hàng chục lần so với chi phí tại các trường ĐH công lập ở Việt Nam. Nếu giữ nguyên mức đầu tư như hiện nay, các trường ĐH trong nước rất khó để cạnh tranh.
Lý giải ấy của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, của quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM cũng như lãnh đạo nhiều trường ĐH khác trong cả nước không sai. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, thậm chí bản thân những người làm giáo dục ĐH lại có cách nhìn khác xung quanh câu chuyện này.
Cách đây 2 năm, tại Hội thảo “Tự chủ ĐH - Từ chính sách đến thực tiễn”, PGS.TS Vũ Thị Lan Anh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, đã nêu ý kiến cho rằng, tự chủ nhưng không được làm giảm cơ hội tiếp cận của người nghèo, của người diện chính sách. Tác động tiêu cực rõ nét nhất của tự chủ ĐH là dễ dẫn đến tình trạng các cơ sở giáo dục ĐH chỉ chú trọng vấn đề tự chủ tài chính.
Từ đó, bằng mọi giá tăng nguồn thu qua học phí khi Nhà nước thay đổi cách thức sử dụng ngân sách và các nguồn lực đầu tư cho các cơ sở giáo dục ĐH, không bao cấp dàn trải như trước. Điều này có khả năng dẫn đến việc các trường bỏ qua trách nhiệm xã hội, đồng thời, có thể khiến người nghèo mất đi cơ hội sử dụng dịch vụ giáo dục ĐH.
Bên cạnh đó, như chia sẻ của Giáo sư Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, vấn đề ông quan tâm nhất là cách tính học phí của các trường ĐH hiện nay như thế nào.
Còn TS. Mai Văn Tỉnh - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng từng thẳng thắn chia sẻ, trong tự chủ, học phí của người học phải dựa trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ, nhưng không có nghĩa tất cả đổ lên đầu sinh viên, mà cần các nguồn xã hội hoá khác cùng chung tay và có trách nhiệm với nhân lực tương lai.
Còn GS.TS Nguyễn Trọng Hoài và TS. Trần Bá Linh - ĐH Kinh tế TP.HCM, trong một báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, về chuyên đề học phí đã từng lưu ý, hiện nay tại các trường ĐH Việt Nam, học phí là một nội dung quan trọng, chiếm hơn 80% nguồn thu của hệ thống và trong nghiên cứu, hai tác giả đặt ra 3 nguyên tắc để xây dựng học phí cho các trường ĐH khi thực hiện tự chủ là chất lượng đào tạo, tính cạnh tranh và sự công bằng xã hội.
3. Rõ ràng, đến thời điểm này, có lẽ nhiều người sẽ không phản đối trước quan điểm cho rằng giáo dục là một ngành sản xuất đặc biệt tạo nên những sản phẩm cũng hết sức đặc biệt và đặc thù. Để có được những sản phẩm chất lượng cao, chi phí đòi hỏi cao cũng là chuyện đương nhiên. Và để đổi lại, rõ ràng học phí cao phải đi cùng với chất lượng tăng.
Nhưng theo nhiều chuyên gia, câu chuyện “trăm dầu đổ đầu học phí” rõ ràng là còn nhiều điều bất ổn, “tự chủ đại học không có nghĩa là tăng học phí, đổ hết lên đầu sinh viên”. Điều quan trọng nhất, nói như các chuyên gia, trong các thành tố của xây dựng học phí, không thể không tính đến câu chuyện công bằng cũng như phát triển xã hội. Tăng học phí không có nghĩa là giảm công bằng xã hội, không có nghĩa là giảm sự tiếp cận giáo dục ĐH.
Chúng ta đang trên lộ trình điều chỉnh học phí ở mức đúng và đủ nhưng không có nghĩa là để học phí tăng đột biến. Bên cạnh đó, như chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Ninh Thụy - Trưởng ban Ban Kế hoạch - Tài chính, ĐH Quốc gia TP.HCM tại hội nghị Tự chủ ĐH vừa qua, để giảm bớt gánh nặng học phí, các trường cần đẩy mạnh hoạt động để tăng nguồn thu khác nhưng việc gia tăng các nguồn thu phụ thuộc vào quy định pháp luật cũng như cần thời gian lâu dài.
Hay nói như PGS. Lan Anh, còn là việc xây dựng chính sách phù hợp (tín dụng sinh viên, hỗ trợ sinh viên, xã hội hóa giáo dục ĐH…)… Nói chung, đó vẫn là câu chuyện hài hòa, hài hòa giữa yêu cầu đào tạo của nhà trường và quyền được học tập của mỗi người dân.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.
(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.