Học phí phải tương đương với chất lượng giảng dạy!

Thứ ba, 21/06/2022 17:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bà Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ Trí thức TP Hà Nội cho rằng, quy định về mức thu học phí quan trọng nhất là làm sao học phí phải tương đương với chất lượng giảng dạy của nhà trường, nên đề nghị cơ quan quản lý chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng các cơ sở giáo dục hiện nay.

Đề xuất phân loại thành 4 vùng để áp dụng mức chi học phí

Để có cơ sở thu học phí phù hợp với mức thu nhập, khả năng đóng góp của người dân có con theo học tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn TP Hà Nội, UBND TP đề xuất phân loại thành 4 vùng để áp dụng mức chi học phí từ năm 2022-2023.

hoc phi phai tuong duong voi chat luong giang day hinh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: IT

Vùng 1: Áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thuộc các quận và các phường trên địa bàn thị xã Sơn Tây của TP Hà Nội (thuộc vùng thành thị theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP).

Vùng 2: Áp dụng đối với trẻ em mầm mon, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thị trấn thuộc các huyện của TP Hà Nội (thuộc vùng nông thôn theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ - CP).

Vùng 3: Áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã thuộc thị xã Sơn Tây và các xã thuộc huyện của TP Hà Nội (trừ các xã miền núi, thuộc vùng nông thôn theo quy định Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Vùng 4: Áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã miền núi thuộc các huyện của TP Hà Nội (thuộc vùng miền núi theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP).

Theo đó, phương án đề xuất mức thu học phí năm học 2022 - 2023 bằng mức sàn trong khung quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (trừ cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thị trấn). Tuy nhiên, tốc độ tăng mức thu học phí năm học 2022 - 2023 so với năm học 2021 - 2022  ở một số cấp học có mức tăng cao.

Đối tượng dự kiến có mức tăng học phí với số tiền tuyệt đối cao nhất là trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh trung học cơ sở theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự đảm bảo chi thường xuyên trên địa bàn các phường với mức tăng 145.000 đồng/học sinh/tháng và tỷ lệ tăng là 93,55%. Tổng số đối tượng này trong năm học 2022 - 2023 khoảng 246.577 học sinh/1.085.327 học sinh, chiếm 22,72% tổng số học sinh. Trong đó, cấp học mầm non khoảng 39.597 học sinh, cấp học trung học cơ sở khoảng 207.524 học sinh.

Đối với dự kiến có tỷ lệ về mức tăng học phí cao nhất là học sinh cấp trung học phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục phổ thông công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên trên địa bàn các xã miền núi, với tỷ lệ tăng 316,67% và mức tăng với số tiền tuyệt đối là 76.000 đồng/học sinh/tháng. Tổng số đối tượng này trong năm học 2022 - 2023 khoảng 3.694 học sinh/1.085.327 học sinh, chiếm 0,34% tổng số học sinh. Về quy định áp dụng mức thu học phí, trong trường hợp online năm học 2022 - 2023 bằng 75% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục đã được ban hành.

Như vậy, tổng số thu học phí theo mức thu đề xuất năm học 2022-2023 dự kiến khoảng 1.742,390 tỷ đồng, tổng số kinh phí tăng dự kiến khoảng 523,300 tỷ đồng so với tổng thu 1.219,090 tỷ đồng.

Tăng học phí là vấn đề nhạy cảm

Liên quan đến nội dung này, chia sẻ tại hội nghị phản biện xã hội Dự thảo nghị quyết quy định mức thu học phí cơ sở giáo dục mầm mon, giáo dục phổ thông công lập TP năm học 2022-2023, diễn ra ngày 20/6, ông Vũ Quang Hào, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Tổng hợp, phân tích dư luận xã hội cho biết, trong dự thảo Tờ trình cũng như Dự thảo Nghị quyết, mức thu học phí giữa các xã miền núi chênh lệch với khu vực phường đến hơn 6 lần là chưa thỏa đáng nên rất cần xem xét lại mức độ chênh lệch này.

hoc phi phai tuong duong voi chat luong giang day hinh 2

Ảnh minh họa. Nguồn: IT

"Việc thu học phí tại các thị trấn thấp hơn các phường nội thành là hợp lý vì thu nhập và chi phí tại các phường nội thành cao hơn thị trấn. Tuy nhiên, cần có sự điều chỉnh tỷ lệ học phí giữa các xã miền núi và các phường, mặc dù số lượng trẻ em theo học các trường mầm non và THCS là khá nhỏ so với các vùng khác thuộc địa bàn Hà Nội", ông Vũ Quang Hào cho hay.

Còn bà Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ Trí thức TP Hà Nội lại cho rằng, cần làm rõ cơ sở khoa học khi học phí online lại đóng bằng 75% học phí trực tiếp.

Bên cạnh đó, cần công khai, minh bạch các khoản chi từ nguồn thu học phí để giám sát, vì lâu nay có rất nhiều sự vụ liên quan đến các khoản đóng của các cháu học sinh.

Ngoài ra, cũng cần công khai các khoản thu ngoài học phí như tiền mua điều hòa, sơn sửa lại trường… để phụ huynh hoặc các tổ chức chính trị xã hội giám sát. Việc xã hội hóa, tức là kêu gọi đóng góp thêm của phụ huynh là cần thiết nhưng cần nghiêm cấm hiện tượng gọi là phụ huynh “tự nguyện” đóng góp tiền mua trang thiết bị.

"Việc quan trọng nhất là làm sao học phí phải tương đương với chất lượng giảng dạy của nhà trường nên đề nghị cơ quan quản lý chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng các cơ sở giáo dục hiện nay", bà An cho biết.

Chia sẻ về mức thu, PGS.TS Ngô Hữu Thảo, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo cho rằng, dự thảo mặc dù đúng với quy định của Nhà nước tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Song mức thu học phí mới chưa đảm bảo hợp lý khi xét theo quan điểm lịch sử cụ thể và trong xu hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Do đó, khả năng đồng thuận của nhân dân sẽ không được cao, thể hiện trong một bộ phận giáo viên và trong những tầng lớp nhân dân nghèo ở cả 4 vùng, nhất là ở vùng nông thôn và vùng dân tộc thiểu số.

Theo PGS.TS Ngô Hữu Thảo, để công bằng, có hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội cao và để giữ được sự “ngây thơ, trong trắng của học sinh”, nhất là ở cấp mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở thì có thể việc thu học phí sẽ thu theo mức thu nhập của phụ huynh học sinh. Việc này sẽ không khó khi xã hội ít dùng tiền mặt và khi Nhà nước quản lý được thu nhập của từng công dân.

Còn ông Chu Văn Giáp, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đan Phượng lại cho rằng, tăng học phí đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế - xã hội cho nên việc tăng học phí là vấn đề nhạy cảm. Vì, hiện nay rất nhiều thứ đang tăng theo giá xăng. Vùng 1 tăng gần 100% là quá cao. Tăng là cần thiết nhưng cần có lộ trình vì vừa dịch Covid-19, đời sống người dân vẫn còn rất khó khăn.

Minh Chí

Tin mới

Tháo gỡ điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế để hiện thực hóa “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

Tháo gỡ điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế để hiện thực hóa “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.

Dự án - Đầu tư
Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,

Tin tức
Thời cơ cho những phóng viên chụp ảnh thật giữa cơn bão tạo ảnh giả từ AI

Thời cơ cho những phóng viên chụp ảnh thật giữa cơn bão tạo ảnh giả từ AI

(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.

Nghề báo
Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới

Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới

(CLO) Nga đặt mục tiêu giữ vững vị trí thứ hai thế giới về khai thác vàng, với sản lượng từng đạt 332 tấn năm 2021.

Kinh tế vĩ mô
Gần 70 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng Quốc lộ 3C trong năm 2025

Gần 70 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng Quốc lộ 3C trong năm 2025

(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.

Giao thông
Ông Trump nói cố tình làm sụp đổ thị trường chứng khoán, tự quyết mức thuế quan

Ông Trump nói cố tình làm sụp đổ thị trường chứng khoán, tự quyết mức thuế quan

(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.

Thế giới 24h
Hà Nội cho phép chuyển mục đích gần 5000m2 đất để thực hiện Khu nhà ở xã hội Tân Lập

Hà Nội cho phép chuyển mục đích gần 5000m2 đất để thực hiện Khu nhà ở xã hội Tân Lập

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.

Bất động sản
Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.

Tin tức
Ra mắt các tác phẩm tâm huyết của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn

Ra mắt các tác phẩm tâm huyết của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn

(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.

Đời sống văn hóa
Người dân TP HCM đến ga Metro làm căn cước, định danh điện tử

Người dân TP HCM đến ga Metro làm căn cước, định danh điện tử

(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.

Đời sống
Gỗ Trường Thành (TTF) lợi nhuận 'bốc hơi' một nửa sau kiểm toán, vẫn lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng

Gỗ Trường Thành (TTF) lợi nhuận 'bốc hơi' một nửa sau kiểm toán, vẫn lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng

(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.

Kinh doanh - Tài chính
Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.

Thế giới 24h
Lầu Năm Góc xác nhận việc tướng bốn sao bị sa thải

Lầu Năm Góc xác nhận việc tướng bốn sao bị sa thải

(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.

Thế giới 24h
Làm thế nào phát hiện xe của mình đang bị theo dõi?

Làm thế nào phát hiện xe của mình đang bị theo dõi?

(CLO) GM từng bán dữ liệu lái xe cho hãng bảo hiểm, hé lộ nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm ngay từ vô lăng.

Xe
Apple mất hơn 300 tỷ USD do thuế quan Mỹ

Apple mất hơn 300 tỷ USD do thuế quan Mỹ

(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.

Báo chí - Công nghệ
Hà Nội: Tổ chức lại giao thông trong thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

Hà Nội: Tổ chức lại giao thông trong thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.

Giao thông
Bình Luận

Tin khác

Trang bị kiến thức, kỹ năng giúp học sinh tự tin vượt vũ môn THPT

Trang bị kiến thức, kỹ năng giúp học sinh tự tin vượt vũ môn THPT

Sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.

Giáo dục
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đón đoàn 20 trường đại học danh tiếng Hoa Kỳ: Bước tiến chiến lược trong quốc tế hóa giáo dục

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đón đoàn 20 trường đại học danh tiếng Hoa Kỳ: Bước tiến chiến lược trong quốc tế hóa giáo dục

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.

Giáo dục
Quản lý dạy thêm học thêm: Cần xử lý tận gốc vấn đề!

Quản lý dạy thêm học thêm: Cần xử lý tận gốc vấn đề!

(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.

Giáo dục
Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.

Giáo dục
Thanh Hóa: Ngăn chặn 'biến tướng' trong hoạt động dạy thêm, học thêm

Thanh Hóa: Ngăn chặn 'biến tướng' trong hoạt động dạy thêm, học thêm

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).

Giáo dục
Nam Định chốt thời gian thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026

Nam Định chốt thời gian thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.

Giáo dục
Kết quả tuyển chọn các đội tuyến phổ thông đi dự thi Olympic quốc tế

Kết quả tuyển chọn các đội tuyến phổ thông đi dự thi Olympic quốc tế

(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.

Giáo dục
Số thí sinh theo học các ngành STEM ngày càng đông

Số thí sinh theo học các ngành STEM ngày càng đông

(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.

Giáo dục
Ngày hội việc làm HaUI: Doanh nghiệp 'săn đón' nhân lực chất lượng cao

Ngày hội việc làm HaUI: Doanh nghiệp "săn đón" nhân lực chất lượng cao

Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.

Giáo dục
NXB Giáo dục Việt Nam và VTV4 ra mắt chương trình 'Tiếng Việt diệu kì' dành cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài

NXB Giáo dục Việt Nam và VTV4 ra mắt chương trình 'Tiếng Việt diệu kì' dành cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài

Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.

Giáo dục