Học sinh mệt mỏi vì đeo khẩu trang, tấm kính chắn giọt bắn cả ngày trên lớp

Thứ ba, 05/05/2020 23:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc đeo khẩu trang ở các trường học vẫn nặng tính hình thức, không hiệu quả trong việc phòng bệnh nhưng gây mệt mỏi, áp lực cho học sinh và giáo viên.

Sự kiện: khẩu trang

Đeo khẩu trang mệt lả vì nắng nóng

Học sinh cả nước đang đi học trở lại sau thời gian dài nghỉ dịch Covid -19. Tuy nhiên việc tổ chức học tập đang gặp khó vì  các quy định về giãn cáchđeo khẩu trang bắt buộc.

Đặc biệt, hai ngày hôm nay thời tiết nắng nóng khiến việc đeo khẩu trang của học sinh và giáo viên là một thách thức quá lớn không khác nào "cực hình".

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, nhiều nơi học sinh thực hiện  miễn cưỡng, đối phó vì không thể duy trì thường xuyên cả 4-5 tiết học trong thời tiết nóng bức.

Những lớp học đông đúc, trời nắng nóng thì việc đeo khẩu trang cả ngày là một thách thức rất lớn đối với học sinh (ảnh minh họa - nguồn TL).

Những lớp học đông đúc, trời nắng nóng thì việc đeo khẩu trang cả ngày là một thách thức rất lớn đối với học sinh (ảnh minh họa - nguồn TL).

Chia sẻ về việc phải đeo khẩu trang trên lớp, em Nguyễn H. T, học sinh lớp 12, ở Hà Đông, Hà Nội cho biết, việc đeo khẩu trang được các bạn trong lớp thực hiện đối phó. Thời gian đầu buổi học, khi vừa đến trường các bạn có đeo, còn sau đó mệt quá, khó thở nên bạn nào cũng tháo ra. Đến khi cô giáo nhắc nhở mới đeo lại nhưng cũng chẳng được lâu, rồi tháo ra để thở.

Trong phòng học, điều hòa bật cả ngày vì thời tiết nắng nóng. Còn nếu bắt đeo khẩu trang và không bật điều hòa chắc “biểu tình” hết chứ chịu không được vì quá nóng. “Học sinh đã mệt, cô thầy còn mệt hơn vì vừa dạy vừa thở. Nhưng sợ kỷ luật nên các thầy cô vẫn đành phải đeo cả ngày” – em Nguyễn H. T chia sẻ.

Cùng chung tâm lý sợ đeo khẩu trang, em Ngô Duy Quang đang học lớp 12 của một trường ở quận Nam Từ Liêm cho rằng, thông tin trên báo chí phản ánh việc tuân thủ nghiêm ngặt đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách là diễn hết. Vì khi các nhà báo về thì trong lớp các bạn lại nói chuyện ồn ào, điều hòa bật lên để làm mát.

Học sinh lớp 12 đã vậy, đối với học sinh cấp 1, cấp 2 việc đeo khẩu trang cả ngày là thử thách nhiều hơn gấp bội. Thậm chí, ở những vùng nông thôn không có điều hòa, quạt còn hư hỏng thì còn khổ sở hơn nhiều. Cô H. giáo viên tiểu học tại Thái Nguyên chia sẻ, lớp học chỉ có quạt, không có điều hòa, học sinh nhỏ tuổi đeo khẩu trang cả ngày thực sự quá mệt cho các em. “Sợ các cô thì các em đeo nhưng cứ kéo dài mãi là sẽ phát sinh nhiều vấn đề” – cô H. nói.

Những bức ảnh đẹp về đeo khẩu trang chỉ phản ánh được một góc cạnh của tình hình đeo khẩu trang tại trường học hiện nay (ảnh minh họa - nguồn TL).

Những bức ảnh đẹp về đeo khẩu trang chỉ phản ánh được một góc cạnh của tình hình đeo khẩu trang tại trường học hiện nay (ảnh minh họa - nguồn TL).

Hiện nay, các trường làm việc 8 tiếng, việc phải dạy học hai buổi, đeo khẩu trang cả ngày khiến các cô rất vất vả. Mới đi làm ngày thứ 2 nhưng nhiều cô đã kêu mệt, nếu kéo dài sẽ phát ốm.

Thực hiện quy định giãn cách, chia lớp học thành hai buổi nên giáo viên phải dạy cả ngày. Tới đây, nếu không thay đổi thì đa số giáo viên trong trường phải dạy 30 tiết/ tuần. Thậm chí, có giáo viên phải đảm nhận 48 tiết/ tuần.

Việc giãn cách 1,5 m theo cô H. là không khoa học vì học sinh tiểu học ngồi tại chỗ khi có cô giáo trong lớp. Còn ra chơi các em lại xúm lại gần nhau. Nếu nhốt trong lớp suốt ngày không cho ra chơi là quá khổ với học sinh vì đang tuổi hiếu động.

“Nếu đi học nhưng bắt thực hiện giãn cách mỗi học sinh 1,5 m thì nên cho nghỉ tiếp khi nào thật an toàn hãy cho học sinh đi học. Buộc đeo khẩu trang cả ngày, giáo viên giảng bài học sinh nghe không rõ. Học sinh nói, cô giáo cũng nghe không rõ. Do khẩu trang bịt kín miệng” cô H. nói.

Trong khi cô X., giáo viên THCS ở Hậu Lộc, Thanh Hóa cho biết, đến nay việc phòng dịch không còn nghiêm túc như buổi đầu. Ngay cả công tác đo nhiệt độ còn không thực hiện nghiêm túc thì những việc như đeo khẩu trang là không thể thực hiện bình thường. Trời nắng, nhiều phòng học quạt hư hỏng nên rất nóng.

Đeo khẩu trang vẫn còn hình thức, ít hiệu quả

Chị Nguyễn Quỳnh Anh có con đang theo học lớp 12 ở Hoàn Kiếm, Hà Nội cho rằng, đeo khẩu trang nơi công cộng là đúng. Tuy nhiên, đeo khẩu trang suốt cả ngày tại lớp học thì rất vất vả cho học sinh và giáo viên trong thời tiết nắng nóng.

Giờ đây, đến công sở nhiều nơi không thực hiện đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách. Người lớn làm việc trong phòng điều hòa còn không  thực hiện quy tắc đeo khẩu trang thì học sinh, giáo viên làm sao có thể thực hiện nghiêm túc.

Đồng quan điểm, anh Trần Bá Dương ở Đống Đa, Hà Nội nêu quan điểm, không nên quá chủ quan nhưng cũng không được cực đoan trong phòng dịch. Nguyên tắc phòng dịch là phát hiện sớm và cách ly. Nước ta đã thực hiện giãn cách xã hội, đến nay 19 ngày không có ca bệnh phát sinh từ cộng đồng nên mới cho trẻ đi học trở lại.

Bắt học sinh vừa đeo khẩu trang lại đeo tấm kính chống giọt bắn là quá khổ cho các em (ảnh nguồn internet).

Bắt học sinh vừa đeo khẩu trang lại đeo tấm kính chống giọt bắn là quá khổ cho các em (ảnh nguồn internet).

Cho trẻ đi học trở lại là do tình hình dịch Covid -19 đã an toàn chứ không phải thí điểm mạo hiểm để trẻ sống chung với dịch bệnh. Do đó, các biện pháp phòng tránh cũng không nên quá cực đoan, cần tính toán khoa học để đảm bảo sức khỏe và công tác học tập. “Tôi thấy việc buộc trẻ mầm non, tiểu học đeo kính chắn giọt bắn là việc làm cực đoan, nguy hiểm. Mọi việc không chủ quan nhưng không đến mức tệ hại đến thế", anh Dương nói.

Cũng liên quan đến vấn đề này, bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông cho rằng, cần theo dõi một vài tuần xem diễn biến dịch nếu không có ca mới thì nên nới việc đeo khẩu trang trong lớp. Còn các tiếp xúc xã hội thì vẫn nên đeo. Trong khi GS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho rằng, không nên quá cứng nhắc đối với việc đeo khẩu trang trên lớp.

Đối với giáo viên đứng giảng trên bục giảng, cách học sinh 2 m thì không cần đeo khẩu trang. Vì khoảng cách đó đã đảm bảo an toàn. Do đó, cần thiết phải áp dụng linh hoạt quy định này. Việc dạy học hai buổi, có giáo viên phải dạy 6 đến 8 tiết/ ngày mà đeo khẩu trang là không thể thực hiện.

“Giáo viên chỉ đeo khẩu trang khi lại gần học sinh, hướng dẫn học tập, còn đứng khoảng cách 2m thì không cần thiết” – GS Thái Văn Thành nhấn mạnh.

Qua trao đổi với học sinh và giáo viên có thể thấy đi học, đeo khẩu trang cả ngày trên lớp rất khó chịu. Đến nay, việc đeo khẩu trang rất hình thức mang tính đối phó không còn mang ý nghĩa phòng bệnh.

Trong khi cấp lãnh đạo nhiều nơi thường báo cáo rất hay, thực hiện rất nghiêm. Thậm chí xem việc đeo kính chống giọt bắn ở trẻ mầm non, tiểu học như một thành tích phòng dịch. Do đó, cần thiết phải tính toán và điều chỉnh một cách cẩn trọng.

Không có quy định bắt buộc đeo tấm chắn giọt bắn

Ngày 5/5, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, các phóng viên nêu thực tế, học sinh đi học được khuyến cáo thực hiện giãn cách xã hội. Có địa phương cho học sinh đeo tấm chắn giọt bắn để tránh dịch Covid-19. Thực tế, việc này gây nhiều khó khăn khi thực hiện. Vậy Bộ GD&ĐT có giải pháp gì về vấn đề này?

Trả lời câu hỏi, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT- ông Nguyễn Hữu Độ cho biết, việc thực hiện quy định an toàn trường học là căn cứ vào Bộ Y tế đánh giá. Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo ngày 21/4 gửi Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để hướng dẫn đảm bảo an toàn.

Dựa trên cơ sở khuyến cáo của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT ban hành văn bản 1398, 1467 cụ thể tiêu chí đánh giá một nhà trường an toàn. Cụ thể là có 15 tiêu chí để đánh giá mức độ an toàn.

Có các tiêu chí bắt buộc là giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, có nước rửa tay, khử khuẩn, không tổ chức các hoạt động tập thể…Trong đó không có tiêu chí nào là đeo tấm kính chắn giọt bắn.

Minh Triết

Tin mới

Nghệ An: Bé trai chưa tròn 3 tuổi gọi người lớn cứu bạn rơi xuống hố nước

Nghệ An: Bé trai chưa tròn 3 tuổi gọi người lớn cứu bạn rơi xuống hố nước

(CLO) Thấy bạn rơi xuống hố nước, bé Nam Phong, gần 3 tuổi, “nói chưa sõi” nhưng đã nhanh trí chạy vào nhà kêu cứu. Sau đó người lớn chạy ra ngoài, phát hiện một bé trai rơi xuống hố nước và đã nhanh chóng đưa lên bờ.

Công luận 24H
Bộ trưởng Bộ Tài chính được phân công thêm nhiệm vụ

Bộ trưởng Bộ Tài chính được phân công thêm nhiệm vụ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.

Tin tức
Tình tiết mới vụ sát hại con ở Quảng Nam: Người mẹ nhận hơn 4 tỷ đồng bảo hiểm để tiêu xài

Tình tiết mới vụ sát hại con ở Quảng Nam: Người mẹ nhận hơn 4 tỷ đồng bảo hiểm để tiêu xài

(CLO) Đối tượng Tô Thị Ty Na được thụ hưởng tiền bảo hiểm khoảng 4,4 tỷ đồng. Số tiền trên được Na dùng để tiêu xài cá nhân.

Vụ án
K9 'Thần sấm' của Hàn Quốc, lựu pháo bán chạy nhất thế giới phô diễn sức mạnh

K9 'Thần sấm' của Hàn Quốc, lựu pháo bán chạy nhất thế giới phô diễn sức mạnh

(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Sau cú sập sàn lịch sử, chứng khoán dự báo nhiều diễn biến mới

Sau cú sập sàn lịch sử, chứng khoán dự báo nhiều diễn biến mới

(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có những phiên giao dịch bán mạnh với mức giảm và thanh khoản đột biến nhất trong lịch sử. Điều này vẫn có thể tiếp tục dẫn đến áp lực bán giải chấp dư nợ ký quỹ trong những phiên tới. 

Kinh doanh - Tài chính
Nhật Bản xác lập kỷ lục khách lưu trú, hướng tới 60 triệu du khách quốc tế vào năm 2030

Nhật Bản xác lập kỷ lục khách lưu trú, hướng tới 60 triệu du khách quốc tế vào năm 2030

(CLO) Nhật Bản đang tăng tốc trong hành trình trở thành điểm đến hàng đầu thế giới khi đặt mục tiêu đón 60 triệu lượt khách quốc tế và đạt mức chi tiêu du lịch 15 nghìn tỷ yên vào năm 2030.

Du lịch
Rực rỡ đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư 2025: Khơi nguồn đế đô, lan tỏa giá trị nghìn năm

Rực rỡ đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư 2025: Khơi nguồn đế đô, lan tỏa giá trị nghìn năm

(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.

Đời sống văn hóa
Người thợ xây Hà Tĩnh và hành trình lặng lẽ cứu người bằng giọt máu hồng

Người thợ xây Hà Tĩnh và hành trình lặng lẽ cứu người bằng giọt máu hồng

(CLO) Gần 10 năm qua, với tấm lòng nhân ái và tinh thần sẵn sàng sẻ chia, anh Trần Đức Sơn (49 tuổi), một người thợ xây ở thôn Tân Tùng Sơn, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đã âm thầm đóng góp những giọt máu quý giá của mình để cứu giúp người bệnh. Đến nay, anh đã 10 lần tham gia hiến máu tình nguyện, trở thành một tấm gương sáng về lòng nhân đạo giữa cuộc sống đời thường.

Đời sống
'Có bao nhiêu con kiến trên Trái đất?': Câu hỏi đã được trả lời!

'Có bao nhiêu con kiến trên Trái đất?': Câu hỏi đã được trả lời!

(CLO) Có bao nhiêu loài kiến trên Trái đất? Trước đây, câu hỏi này gần như không thể trả lời. Nhưng nhờ các phương pháp nghiên cứu hiện đại, cùng với sự hỗ trợ của AI và học máy, các nhà khoa học giờ đã bắt đầu làm sáng tỏ những bí ẩn từng không có lời giải.

Thế giới 24h
U17 Thái Lan cay đắng rời giải, Saudi Arabia và Uzbekistan giành vé dự World Cup

U17 Thái Lan cay đắng rời giải, Saudi Arabia và Uzbekistan giành vé dự World Cup

(CLO) Dù có bàn thắng dẫn trước, U17 Thái Lan vẫn không thể tránh khỏi thất bại 1-3 trước chủ nhà U17 Saudi Arabia ở lượt trận thứ hai bảng A vòng chung kết U17 châu Á 2025. Trận thua thứ hai liên tiếp đã chính thức khiến đội bóng trẻ xứ Chùa Vàng sớm dừng bước và tan mộng World Cup.

Thể thao
Hơn 50 quốc gia muốn đàm phán với Mỹ sau thuế quan

Hơn 50 quốc gia muốn đàm phán với Mỹ sau thuế quan

(CLO) Hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra mức thuế quan mới, theo các quan chức cấp cao cho biết vào Chủ nhật.

Thế giới 24h
Đặc sắc chương trình truyền hình trực tiếp 'Bản trường ca hoà bình'

Đặc sắc chương trình truyền hình trực tiếp 'Bản trường ca hoà bình'

(CLO) Tối 6/4/2025, chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Bản trường ca hòa bình" diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đắk Lắk và TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Đời sống văn hóa
Liverpool gục ngã trước Fulham, Tottenham tiễn Southampton xuống hạng

Liverpool gục ngã trước Fulham, Tottenham tiễn Southampton xuống hạng

(CLO) Chuỗi trận bất bại kéo dài hơn nửa năm của Liverpool tại Ngoại hạng Anh đã bị chặn đứng sau thất bại 2-3 trước chủ nhà Fulham ở vòng 31. Đây là trận thua đầu tiên của The Kop kể từ tháng 9/2024, khiến cuộc đua vô địch trở nên nóng hơn trong giai đoạn nước rút.

Thể thao
Chuỗi sự kiện 'Như trăng trong đêm' bàn về điện ảnh Việt Nam

Chuỗi sự kiện 'Như trăng trong đêm' bàn về điện ảnh Việt Nam

(CLO) Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn".

Đời sống văn hóa
Chuôn Ngọ giữ lửa nghề khảm trai: Hành trình bền vững giữa thử thách thời đại số

Chuôn Ngọ giữ lửa nghề khảm trai: Hành trình bền vững giữa thử thách thời đại số

(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.

Đời sống văn hóa
Cuộc khủng hoảng béo phì ngày càng gia tăng ở Trung Quốc

Cuộc khủng hoảng béo phì ngày càng gia tăng ở Trung Quốc

(CLO) Trong một nghịch lý đáng báo động, Trung Quốc - quốc gia từng chứng kiến nạn đói kinh hoàng những năm 1960 - giờ đây đang vật lộn với cuộc khủng hoảng béo phì chưa từng có.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Trang bị kiến thức, kỹ năng giúp học sinh tự tin vượt vũ môn THPT

Trang bị kiến thức, kỹ năng giúp học sinh tự tin vượt vũ môn THPT

Sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.

Giáo dục
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đón đoàn 20 trường đại học danh tiếng Hoa Kỳ: Bước tiến chiến lược trong quốc tế hóa giáo dục

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đón đoàn 20 trường đại học danh tiếng Hoa Kỳ: Bước tiến chiến lược trong quốc tế hóa giáo dục

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.

Giáo dục
Quản lý dạy thêm học thêm: Cần xử lý tận gốc vấn đề!

Quản lý dạy thêm học thêm: Cần xử lý tận gốc vấn đề!

(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.

Giáo dục
Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.

Giáo dục
Thanh Hóa: Ngăn chặn 'biến tướng' trong hoạt động dạy thêm, học thêm

Thanh Hóa: Ngăn chặn 'biến tướng' trong hoạt động dạy thêm, học thêm

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).

Giáo dục
Nam Định chốt thời gian thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026

Nam Định chốt thời gian thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.

Giáo dục
Kết quả tuyển chọn các đội tuyến phổ thông đi dự thi Olympic quốc tế

Kết quả tuyển chọn các đội tuyến phổ thông đi dự thi Olympic quốc tế

(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.

Giáo dục
Số thí sinh theo học các ngành STEM ngày càng đông

Số thí sinh theo học các ngành STEM ngày càng đông

(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.

Giáo dục
Ngày hội việc làm HaUI: Doanh nghiệp 'săn đón' nhân lực chất lượng cao

Ngày hội việc làm HaUI: Doanh nghiệp "săn đón" nhân lực chất lượng cao

Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.

Giáo dục
NXB Giáo dục Việt Nam và VTV4 ra mắt chương trình 'Tiếng Việt diệu kì' dành cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài

NXB Giáo dục Việt Nam và VTV4 ra mắt chương trình 'Tiếng Việt diệu kì' dành cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài

Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.

Giáo dục