Học sinh trường chuyên áp đảo các giải học sinh giỏi quốc gia: Thành quả của luyện “gà nòi”!

Thứ tư, 30/03/2022 15:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các thầy cô, để có một học sinh giỏi quốc gia, các nhà trường phải có chiến lược ôn luyện từ lớp 10 và theo chương trình chuyên, còn học như sách giáo khoa không bao giờ có giải.

Học theo chương trình phổ thông thể đạt giải học sinh giỏi quốc gia

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, nhiều người bất ngờ khi các trường THPT bình thường ít có học sinh đạt giải. Thậm chí nhiều ngôi trường vốn có truyền thống dạy và học tốt cũng không có giải trong kỳ thi học sinh giỏi này.

Vậy, liệu nguyên nhân có phải do chất lượng dạy học ở các Trường THPT hiện nay kém, không thể đào tạo ra được những học sinh giỏi, hay do cách thi, nội dung thi không đúng với chương trình học phổ thông bình thường.

hoc sinh truong chuyen ap dao cac giai hoc sinh gioi quoc gia thanh qua cua luyen ga noi hinh 1

Ôn luyện theo chương trình của trường chuyên mới hy vọng có được học sinh giỏi quốc gia (ảnh minh họa).

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, cô Đoàn Thị Kim Dung- Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ (Tam Điệp, Ninh Bình) đã chia sẻ về việc huấn luyện để có học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia.

Năm nay, trường cô Dung làm hiệu trưởng "được mùa" khi có đến  2 giải học sinh giỏi quốc gia môn Vật Lý trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021- 2022.

Theo cô Dung đối với các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa nếu dạy học theo chương trình phổ thông bình thường sẽ không bao giờ có học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia.

Muốn có giải phải có chiến lược đào tạo, ôn luyện theo chương trình chuyên từ khi học sinh vào học lớp 10.

“Tôi xuất phát từ trường chuyên nên biết để có học sinh giỏi quốc gia thì phải có chiến lược đào tạo. Ngay từ lớp 10 thấy học sinh nào có tố chất thì mình nhặt ra, dạy riêng, bồi dưỡng riêng.

Đề thi học sinh giỏi quốc gia tiệm cận với đề thi quốc tế nên học sinh học chương trình phổ thông không thể thi được.

Dạy và học theo sách giáo khoa sẽ không bao giờ thi được trong kỳ tho học sinh giỏi quốc gia. Khẳng định là không bao giờ thi được” - cô Dung nói.

Phải luyện “gà nòi” lâu dài thì mới có giải

Cũng liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đi thi học sinh giỏi quốc gia, thầy Nguyễn Ngọc Hoan Nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Tĩnh) cho rằng phải luyện “gà nòi” thì mới có giải.

Học sinh của các Trường THPT không chuyên cũng có thể đậu học sinh giỏi nhưng phải có chiến lược ôn thi nhất là đối với các môn khoa học tự nhiên.

Theo thầy Hoan, để có một học sinh giỏi quốc gia cần có sự gặp gỡ giữa thầy, trò và phụ huynh.

Để học sinh ở Trường THPT không chuyên lọt vào đội tuyển thi quốc gia là rất khó. Vì thi quốc gia các môn Toán, Lý, Hóa theo chương trình chuyên, còn các em học trường không chuyên không nắm được.

Cho nên muốn có thành tích, các trường không chuyên ngoài học sinh có tố chất ra nhà trường và phụ huynh phải có chiến lược đầu tư.

Ở Hà Tĩnh các nhà trường còn đưa học sinh ra thành phố Vinh (Nghệ An) ôn luyện vào dịp hè ở các lò luyện học sinh giỏi. “Đầu tư như vậy thì mới cạnh tranh được với học sinh trường chuyên” - thầy Hoan nhấn mạnh.

Thầy Hoan còn cho rằng, nói là thi học sinh giỏi quốc gia nhưng thực ra đó là luyện “gà nòi”. Ở trường phải chọn em giỏi nhất và bồi dưỡng lâu dài. Còn không sẽ không có cơ hội.

“Hà Tĩnh trước đây thành lập xong đội tuyển thì đưa ra Hà Nội gửi các thầy ôn luyện để mong có giải.

Người ta hay nói, với các trường chuyên không nên đặt mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng nói thật nếu như một trường chuyên không có số liệu học sinh giỏi quốc gia thì khó nói với dân, với lãnh đạo” - thầy Hoan khẳng định.

Như Trường THPT Phan Bội Châu Nghệ An có truyền thống đào tạo học sinh giỏi quốc gia. Có thời điểm Hà Tĩnh có gửi học sinh ra học cùng.

Họ vẫn tổ chức dạy chung nhưng khi chuẩn bị chốt các vấn đề để thi thì học sinh ai nấy dạy, “gà nòi” ai nấy luyện. Tức là dạy tủ để lấy thành tích, ganh đua giữa các tỉnh tránh học sinh tỉnh khác nắm được. 

Cũng theo thầy Hoan, ở trường thường, nếu học sinh có năng lực thì sau này các em có cái phông học đều các môn học sẽ phát triển rất tốt.

Còn những em học thêm nhiều quá để rồi đạt điểm cao ở một môn học thì sau này ì ạch, không còn phông để phát triển thêm nữa.

“Phát triển gì mà trái với tự nhiên thì rất khó để tiến xa. Tình trạng thi quốc gia xong về lại lo trượt tốt nghiệp là chuyện bình thường với học sinh giỏi quốc gia.

Học sinh giỏi quốc gia chỉ giỏi một môn thi, nhiều em khi đi học đội tuyển về thì thua kém các bạn bình thường do hổng kiến thức các môn học khác.

Việc các em học lệch quá rồi nên về đuổi theo các bạn học bình thường là không kịp nữa. Do đó, nói là giỏi quốc gia nhưng chỉ giỏi một môn không phải giỏi toàn diện” - thầy Hoan nhấn mạnh.

Như vậy qua trao đổi với các nhà giáo cho thấy, học sinh trường phổ thông không chuyên muốn đạt học sinh giỏi quốc gia phải được lựa chọn, đào tạo, luyện thi theo chương trình chuyên.

Nếu muốn có giải thì phải có chiến lược dạy học lâu dài. Tuy nhiên, việc này nảy sinh ra việc học lệch, đơn môn và kết cục học sinh sẽ giỏi một môn nhưng hổng nhiều kiến thức khác.

Trinh Phúc

Tin khác

Kon Tum: Nữ sinh lớp 10 bị một nhóm nữ sinh lạ mặt hành hung trong ký túc xá

Kon Tum: Nữ sinh lớp 10 bị một nhóm nữ sinh lạ mặt hành hung trong ký túc xá

(CLO) Một nhóm nữ sinh lạ mặt xông vào khu ký túc của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đăk Glei (Kon Tum) hành hung một nữ sinh lớp 10. Sau khi bị đánh, nữ sinh này đã có ảnh hưởng nhiều về tâm lý.

Giáo dục
Nam Định chốt thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025

Nam Định chốt thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025

(CLO) Năm học 2024-2025, dự kiến toàn tỉnh Nam Định có khoảng 28 nghìn học sinh hoàn thành chương trình THCS và dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.

Giáo dục
Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024 tại Bắc Giang

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024 tại Bắc Giang

(CLO) Tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cùng các hoạt động trưng bày, giới thiệu sách bắt đầu từ ngày 19/4 đến hết ngày 22/4/2024.

Giáo dục
Bài 2: Chiếc áo không làm nên… thầy tu!

Bài 2: Chiếc áo không làm nên… thầy tu!

(CLO) Nhiều người sau khi được phong giáo sư, tiến sĩ của các tổ chức nước ngoài, khi quay về cuộc sống đời thường vẫn "chứng nào, tật nấy”, thậm chí vướng vào lao lý, bị pháp luật trừng phạt.

Giáo dục
Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục