Hội nghị Bộ trưởng WTO: Thế giới đã sẵn sàng dừng đánh bắt cá quá mức hay chưa?

Thứ tư, 15/06/2022 18:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cho đến hôm 15/6, Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới 2022 (MC12) với 164 quốc gia thành viên vẫn đang đàm phán cho một thỏa thuận hạn chế hỗ trợ đánh bắt cá có hại. Điều này cho thấy, đây là một vấn đề lớn và nhiều thách thức như thế nào.

Đại dương đang ngày càng cạn kiệt

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã phải vật lộn trong hơn hai thập kỷ qua để đạt được thỏa thuận giữa các thành viên, nhằm hạn chế trợ cấp toàn cầu cho ngành đánh bắt cá đang đẩy một số nguồn cá đến bờ vực bị tận diệt. Gần đây nhất là vào tháng 11 năm ngoái, các nhà đàm phán thương mại dường như đã sẵn sàng cho thỏa thuận chấm dứt hoặc hạn chế các khoản trợ cấp này. Nhưng thật không may, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã trì hoãn thỏa thuận.

hoi nghi bo truong wto the gioi da san sang dung danh bat ca qua muc hay chua hinh 1

Thế giới đang đánh bắt cá theo kiểu tận diệt. Ảnh minh họa: Getty

hoi nghi bo truong wto the gioi da san sang dung danh bat ca qua muc hay chua hinh 2

Một tác phẩm điêu khắc trên băng được đặt trước Hội nghị Bộ trưởng của Tổ chức Thương mại Thế giới (MC12) ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters

hoi nghi bo truong wto the gioi da san sang dung danh bat ca qua muc hay chua hinh 3

Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala dự một sự kiện nhân Ngày Đại dương Thế giới trước thềm MC12 vào ngày 8 tháng 6 năm 2022. Ảnh: Reuters

Hiện tại, câu hỏi vẫn là liệu có thể đạt được một thỏa thuận hay không tại hội nghị các bộ trưởng thương mại WTO đang diễn ra ở Geneva, Thụy Sỹ. Vấn đề dường như đang rất phức tạp và khó khăn khi hội nghị ban đầu dự định chỉ kéo dài 4 ngày, bắt đầu từ Chủ nhật vừa rồi, song đã phải gia hạn thêm một ngày (tức đến hết ngày mai, 16/6).

Dù thế nào, MC12 vẫn được kỳ vọng sẽ mang đến một giải pháp kịp thời khi một số nguồn dự trữ cá trên thế giới tiếp tục giảm do đánh bắt quá mức tràn lan đe dọa tính bền vững của nguồn cá đại dương.

Thành công tại WTO luôn đòi hỏi sự lãnh đạo của các cường quốc hàng đầu trên thế giới, trong đó đặc biệt là vai trò của Mỹ. Nhưng nó cũng cần các nước đang cung cấp tài chính lớn nhất thế giới cho việc đánh bắt cá có hại, như Ấn Độ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu, chấm dứt việc khai thác ngày càng mạnh mẽ hơn của họ.

Việc hỗ trợ của các quốc gia đang bao gồm trợ cấp nhiên liệu, đóng mới và hiện đại hóa tàu, xây dựng cảng cá và nhà máy chế biến, cũng như các thỏa thuận tiếp cận nước ngoài cho phép các quốc gia đánh bắt cá trong vùng biển của các quốc gia khác với một khoản phí, khi họ đã cạn kiệt nguồn cung cấp cá trong nước.

Sự hỗ trợ này của chính phủ cho phép các con tàu vươn xa hơn, bám trụ trên biển lâu hơn, đánh bắt và chế biến nhiều cá hơn những gì họ có thể làm được. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Policy vào năm 2019 trên toàn thế giới, những khoản trợ cấp có hại đó lên tới 22 tỷ USD mỗi năm.

Thủy sản có thể là một nguồn thực phẩm và cả việc làm quan trọng đối với rất nhiều quốc gia, đặc biệt những nước đang phát triển, nhưng chỉ khi chúng được khai thác một cách bền vững. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc ước tính rằng 34% trữ lượng cá biển trên thế giới, chiếm gần một phần tư lượng thủy sản được sản xuất, đã được đánh bắt đến mức không bền vững về mặt sinh học.

Hơn 60% trong số này hiện đang được đánh bắt đến mức tối đa, tức không thể tăng thêm lượng đánh bắt. Nhận thức được điều này, một số nhà lãnh đạo trong lĩnh vực thủy sản đang ngày càng kêu gọi chấm dứt trợ cấp thủy sản có hại, để đảm bảo sự bền vững của môi trường cá đại dương, cũng như thúc đẩy đánh bắt cá có trách nhiệm và hợp pháp hơn.

Thương mại cá toàn cầu tạo ra doanh thu 164 tỷ USD vào năm 2018 và chiếm gần 40% lượng cá đánh bắt hoặc nuôi trồng trên thế giới. Tại Mỹ, ngành công nghiệp đánh bắt cá thương mại tạo công ăn việc làm cho tới 1,2 triệu người.

Mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với quần thể cá là đánh bắt quá mức bằng các hoạt động quy mô công nghiệp được trợ cấp bởi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và các nước EU khác nhau. Trung Quốc ước tính chi hơn 5,9 tỷ USD hàng năm cho các khoản trợ cấp này và các thành viên EU tiếp tục chi hàng tỷ euro ngay cả khi các cuộc đàm phán của WTO đang được tiến hành.

Mỹ tất nhiên cũng không vô tội. Mặc dù đã dẫn đầu toàn cầu về bảo tồn nghề cá, chi khoảng 2 tỷ USD mỗi năm cho các khu bảo tồn biển, giám sát nghề cá và nghiên cứu khoa học, song đồng thời họ vẫn chi khoảng 1,1 tỷ USD mỗi năm cho các khoản trợ cấp thúc đẩy năng lực đánh bắt cá hàng năm, như thông qua chi phí nhiên liệu.

Để thỏa thuận đi vào thực chất

Nếu các khoản trợ cấp đánh bắt cá chấm dứt, không thể chắc chắn điều gì sẽ xảy ra trong ngắn hạn đối với nguồn cung và giá cả. Nhưng khoa học cho thấy một hiệp định của WTO có thể sẽ giúp số lượng cá phục hồi. Theo nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học California, một thỏa thuận hạn chế hỗ trợ đánh bắt có thể giúp có thêm 35 triệu tấn cá ở đại dương toàn cầu vào năm 2050.

hoi nghi bo truong wto the gioi da san sang dung danh bat ca qua muc hay chua hinh 4

Hội nghị các bộ trưởng thương mại WTO 2022 (MC12) đã phải kéo dài thêm một ngày (sẽ chỉ kết thúc vào cuối ngày 16/6) nhằm đạt được các thỏa thuận quan trọng, gồm thỏa thuận hạn chế hỗ trợ đánh bắt cá. Ảnh: Reuters

Các quy tắc mạnh mẽ trong một hiệp định của WTO có thể loại bỏ các khoản trợ cấp có hại, xây dựng các mô hình thương mại hỗ trợ về mặt môi trường và xã hội. Một thỏa thuận của WTO cũng có thể giúp tăng cường tính minh bạch của các chương trình trợ cấp này và giúp các chính phủ có trách nhiệm giải trình. Cũng như các hiệp định khác của WTO, những người vi phạm có thể bị khởi kiện. Tuy nhiên, để các quy định đi vào thực tiễn và thực sự hiểu quả thì rõ ràng cần nhiều hơn là những thỏa thuận trên giấy tờ.

Trong một thế giới ngày càng phức tạp và tồn tại nhiều hiềm khích lớn giữa các cường quốc, đặc biệt cuộc chiến tại Ukraine ngày càng khiến thế giới trở nên phân cực hơn ở tất cả khía cạnh, từ kinh tế, địa chính trị cho đến cả quân sự, thì việc đạt được một thỏa thuận mang tính chất rộng lớn quả thật không hề dễ dàng, cũng như chẳng có gì đảm bảo nó đi vào thực chất.

Đang có rất nhiều nguyên tắc, thậm chí hiệp ước, hiệp định lớn trên thế giới bị xâm phạm, thậm chí phá vỡ bởi sự thiếu niềm tin lẫn nhau giữa các quốc gia và các tổ chức trên thế giới. Bởi vậy, dù thỏa thuận về việc hạn chế hỗ trợ đánh bắt cá có đạt được khi Hội nghị Bộ trưởng WTO 2022 kết thúc, thì vẫn còn quá nhiều việc phải làm để thế giới có thể bảo vệ và phục hồi lại nguồn cá của đại dương.

Hay nói cụ thể hơn, để một thỏa thuận có ý nghĩa, các quốc gia cần phải vượt ra ngoài các tuyên bố ủng hộ và sẵn sàng cắt giảm thực chất các khoản chi có hại nhất của họ. Và ngoài các quy định rõ ràng trong thỏa thuận, thì việc các quốc gia và tổ chức hàng đầu trong ngành đánh bắt cá đại dương như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản hay Liên minh châu Âu cần có sự hợp tác và tin tưởng lẫn nhau là rất quan trọng!

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế
Sức mạnh truyền thông giúp Hezbollah đương đầu với Israel

Sức mạnh truyền thông giúp Hezbollah đương đầu với Israel

(CLO) Không chỉ sở hữu lực lượng quân sự đáng gờm, Hezbollah, phong trào chính trị- vũ trang Hồi giáo dòng Shi’a ở Lebanon, còn có một vũ khí lợi hại để đấu với Israel: "Cỗ máy” truyền thông với trụ cột là đài truyền hình Al-Manar TV.

Tiêu điểm Quốc tế