(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh BRICS bắt đầu từ ngày 22/10 tại Kazan có thể trở thành một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành một trật tự thế giới đa phương mới. Hội nghị quy tụ đại diện của hơn 30 quốc gia, bao gồm các nền kinh tế mạnh: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil hay Thổ Nhĩ Kỳ. Chủ đề trọng tâm của Hội nghị là liệu BRICS có mở rộng số lượng thành viên thời gian tới?
Sức hút của BRICS
Nhiều ý kiến cho rằng, BRICS là sự tái sinh của “Phong trào không liên kết” tồn tại trong Chiến tranh Lạnh. Phong trào nổi lên vào năm 1961 và ban đầu được lãnh đạo các nước Nam Tư, Ấn Độ, Ai Cập và Indonesia khởi xướng, sau đó đã phát triển với sự hưởng ứng của khoảng 120 quốc gia đại diện cho các châu lục khác nhau.
Tuy nhiên, phong trào suy yếu dần với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991. Đại hội cuối cùng của phong trào đã diễn ra cách đây 12 năm, song không thể phủ nhận phong trào khi đó là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu của các nước không liên kết và đang phát triển trong quan hệ quốc tế, tham gia tích cực vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình, đấu tranh giải trừ quân bị, chống áp đặt, bảo vệ chủ quyền quốc gia, xây dựng trật tự thế giới mới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2024. Ảnh: Izvestia
Điều đáng chú ý ở BRICS là xu hướng mở rộng với các “tiếp cận cộng đồng”. Đây là một hình thức liên quan đến việc thu hút sự tham gia của các nước láng giềng của nước giữ vai trò chủ tịch BRICS vào các hoạt động của nhóm. Ví dụ như năm ngoái, Nam Phi đã mời lãnh đạo tất cả các nước châu Phi đến dự hội nghị thượng định. Đến lượt Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 tại Nga, có sự tham gia của đại diện các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU).
BRICS+ là một định dạng mang tính toàn cầu hơn cho phép nhiều quốc gia đối tác tham gia vào các công việc của nhóm. BRICS hiện tập hợp 2 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Nga, Trung Quốc), 3 cường quốc hạt nhân (Nga, Trung Quốc, Ấn Độ) và 4 quốc gia nằm trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất hành tinh (Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil).
Và nếu nhìn rộng hơn - trong bối cảnh BRICS+ - thì số lượng các nền kinh tế mạnh còn lớn hơn nhiều. Theo thống kê, BRICS hiện đóng góp khoảng 37% GDP toàn cầu (tính theo sức mua tương đương), chiếm gần 50% dân số toàn cầu, 49% sản lượng lúa mỳ, 43% sản lượng dầu mỏ toàn cầu và 25% xuất khẩu hàng hóa của thế giới.
Năm nay, 4 quốc gia - Ai Cập, Iran, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) - đã chính thức trở thành thành viên BRICS. Ả Rập Xê Út cũng đang chờ xác nhận để trở thành thành viên chính thức. Hơn 30 quốc gia khác, bao gồm cả thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ, đã nộp đơn xin gia nhập. Mới đây nhất, nước ứng viên Liên minh châu Âu (EU) Serbia cho biết đang khám phá khả năng gia nhập BRICS thay vì EU.
Định hình trật tự thế giới đa phương mới
Trong đời sống cá nhân, việc trở thành thành viên của một "câu lạc bộ" uy tín mang lại một số lợi ích nhất định: là nơi người ta có thể tạo những mối liên hệ hữu ích, trao đổi ý kiến về các vấn đề cùng quan tâm và thậm chí chỉ cần có thời gian giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ những thành viên khác. Nếu bạn đủ may mắn để được nhận vào một câu lạc bộ cấp cao độc quyền, điều đó thậm chí có thể giúp bạn nâng cao địa vị xã hội và nghề nghiệp của mình.
Đây có lẽ là một trong những lợi giải thích dễ hiểu nhất cho lý do tại sao rất nhiều quốc gia Nam Bán cầu đang muốn trở thành thần viên BRICS. BRICS không phải là một liên minh chính trị, cũng không phải là một tổ chức an ninh tập thể, cũng không phải là một dự án hội nhập kinh tế.
Các ứng cử viên trở thành thành viên không cần phải đáp ứng nhiều tiêu chí đầu vào, trải qua quá trình ứng cử kéo dài hay chứng minh khả năng đạt được các tiêu chuẩn cao của tổ chức. Các thành viên mới có thể được hưởng tất cả các lợi ích của tư cách thành viên đầy đủ và thậm chí góp phần hình thành các nghi thức chung của khối, tạo ra những truyền thống mới và di sản tương lai.
Cuộc gặp mặt bên lề giữa các lãnh đạo tham gia Hội nghị. Ảnh: Izvestia
Với tiềm lực chính trị, sức hút kinh tế của BRICS, câu hỏi được đặt ra hiện nay là liệu các thành viên của nhóm, bắt đầu cách đây một thập kỷ rưỡi, có sẵn sàng đặt ra những mục tiêu tham vọng hơn cho mình? Các nước này có hài lòng với thể thức hiện nay của nhóm hay đang tìm cách biến nhóm thành một cơ chế hợp tác được thể chế hóa và có ảnh hưởng quốc tế lớn hơn?
Tất nhiên, có thể nói rằng chính sự gia tăng về số lượng thành viên BRICS đã làm tăng thêm sự đa dạng cho nhóm, tăng tính hợp pháp và cuối cùng là tăng cường ảnh hưởng quốc tế của tổ chức.
Song theo tiến sĩ Andrei Kortunov, Giám đốc Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga (RIAC), việc gia tăng số lượng thành viên có thể dẫn đến sự chia rẽ gia tăng trong một nhóm thành viên, làm phức tạp đáng kể quá trình ra quyết định và cuối cùng, thậm chí có thể khiến nhiệm vụ đạt được sự đồng thuận về nhiều vấn đề nhạy cảm gần như không thể thực hiện được. Ngoài ra, nếu BRICS vẫn là một câu lạc bộ quốc tế với số lượng thành viên tiềm năng không giới hạn và không ngừng tăng lên thì tổ chức này sẽ dần mất đi tính độc quyền hiện tại và vị thế của một quốc gia thành viên BRICS chắc chắn sẽ suy giảm.
Với những gì đang diễn ra, ít nhất là trong nhiệm kỳ chủ tịch BRICS của Nga năm 2024, chúng ta có thể thấy mục đích rõ ràng là biến nhóm trở thành một cơ chế hợp tác đa phương mang tính toàn cầu, trong đó các thành viên của hiệp hội có thể nghiên cứu các cách tiếp cận, khái niệm, hướng dẫn và mô hình hợp tác đa phương mới, có thể được áp dụng ở cấp độ toàn cầu, trở thành những yếu tố quan trọng của trật tự thế giới trong tương lai.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các hội nghị thượng đỉnh BRICS - không chỉ hội nghị thượng đỉnh này ở Nga mà tất cả các hội nghị tiếp theo - là chuyển dần từ các tuyên bố chính trị chung chung sang các đề xuất cụ thể nhằm mang lại lợi ích cơ bản của các nước đang phát triển, vốn từ lâu đã chưa được thể hiện đúng mức trong quản lý toàn cầu và khu vực.
Cho đến nay, luật chơi cho hệ thống quốc tế về cơ bản vẫn phụ thuộc bởi các tổ chức và diễn đàn do phương Tây lãnh đạo, như IMF, Ngân hàng Thế giới hay G7 và Liên minh châu Âu. Sự độc quyền này chắc chắn đã dẫn đến những căng thẳng nghiêm trọng trong hệ thống quốc tế, làm dấy lên nghi ngờ về tính công bằng và bền vững của trật tự thế giới hiện tại.
BRICS đã thách thức sự độc quyền này của các thể chế phương Tây trong chính trị và kinh tế thế giới: Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) của BRICS có thể được coi là một sự thay thế khả thi, mặc dù đến nay vẫn còn khiêm tốn.
Quỹ dự trữ dự phòng BRICS cung cấp các dịch vụ mà trước đây chỉ IMF mới có thể cung cấp. Hai tổ chức này cần được bổ sung bởi một nền tảng thanh toán kỹ thuật số để tạo thuận lợi cho các giao dịch thương mại và tài chính giữa các nước thành viên và giảm tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt đơn phương từ bên ngoài.
Việc biến BRICS từ một nhóm nhỏ các quốc gia thành viên trở thành một cơ chế hợp tác đa phương có ảnh hưởng toàn cầu sẽ đòi hỏi ý chí chính trị to lớn. Và Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Kazan có thể trở thành một bước quan trọng hướng tới mục tiêu này.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.