Nhạc kịch 'Khát vọng đỏ' tôn vinh Bộ đội cụ Hồ trong thời bình
(CLO) Vở nhạc kịch "Khát vọng đỏ" sáng lên tinh thần dấn thân vì sự bình yên của Tổ quốc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân của những người lính “Bộ đội cụ Hồ” giữa thời bình.
Theo dõi báo trên:
“Đây là thực tế đau lòng, song nếu không làm vậy, các kho dự trữ khí đốt sẽ không đủ đầy để cung cấp cho người dân qua mùa Đông năm nay” - đó là lời phân trần đầy vẻ chua chát của Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck trước việc Đức đang khẩn cấp khôi phục nhiệt than nhằm tránh thiếu hụt nhiên liệu do bị Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt. Điều đáng nói, “thực tế đau lòng” ấy đã, đang không diễn ra tại nước Đức.
Cách đây dăm, bảy năm, báo chí châu Âu đã từng đồng loạt giăng tít rằng “than đá đã hết thời ở châu Âu”, rằng “châu Âu sẽ chấm dứt kỷ nguyên than đá”…
Quả thực thời đó, lục địa già đã chứng tỏ thái độ tuyệt giao quyết liệt của mình với than đá - dạng nhiên liệu mà họ cho rằng, tuy rẻ, tuy từng được xem là một thứ “vàng đen”, nguồn năng lượng thần kỳ, từng giúp châu Âu tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp nhưng đồng thời cũng là nguồn “năng lượng bẩn”, là thủ phạm gây ra những hậu quả môi trường nghiêm trọng, khiến Trái đất nóng lên.
Theo các số liệu thống kê, nếu vào năm 1990, than góp phần sản xuất khoảng 40% sản lượng điện của châu Âu thì tới năm 2015, tỷ lệ này chỉ còn dưới 25% và cho tới nay, tỷ lệ này không ngừng được kéo xuống thấp. Năm 2015, châu Âu chỉ tiêu thụ 7% năng lượng sản xuất từ than so với 36% vào năm 1965.
Đơn cử như tại nước Anh, thời điểm năm 2017, nhiệt điện khí đứng số 1 về sản lượng điện, điện gió và điện mặt trời đứng thứ 3, trên điện than tận 2 bậc; thời điểm năm 2018, cả quốc gia này chỉ còn 8 nhà máy nhiệt điện với công suất 520 - 2.000MW nhưng được vận hành cầm chừng, cho có, một số nhà máy như Eggborough (1.964MW), Killroot (520MW) dần bị đóng cửa, 6 tháng đầu năm, nhiệt điện than chỉ tạo ra 6% điện cho nước Anh…
Tại Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu cách đây 2 năm, Lưỡng viện quốc hội Đức đã thông qua dự luật đến năm 2038 đóng cửa nhà máy năng lượng than đá cuối cùng, đến cuối năm 2022, 8 nhà máy năng lượng than đá ô nhiễm nhất của Đức sẽ bị đóng cửa. Đức đã đóng cửa mỏ than đá cuối cùng của nước này trong năm 2018 và đã lên kế hoạch để biến những mỏ than nâu rộng lớn thành khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu nghỉ dưỡng ven hồ.
Bộ trưởng Môi trường Đức thời điểm đó đã từng tuyên bố: “Đức là quốc gia công nghiệp hóa đầu tiên từ bỏ cả năng lượng than đá và năng lượng hạt nhân”, rằng Đức nói lời chia tay với năng lượng hoá thạch và hướng tới mục tiêu mọi năng lượng sản xuất tại quốc gia này sẽ khai thác từ nguồn có thể tái tạo.
Châu Âu đã từng quyết liệt với “vàng đen” như thế.
“Race to Zero” - “Cuộc đua đưa nhiên liệu hóa thạch về O” đã từng là chiến dịch được phần đa các quốc gia châu Âu hết sức hưởng ứng. Lợi ích về môi trường đã được đưa ra như một ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, khi “nồi cơm bát gạo” của mỗi quốc gia thành viên trực tiếp bị ảnh hưởng, an ninh năng lượng của toàn bộ châu lục bị đe dọa nghiêm trọng bởi nguồn cung khí đốt từ Nga hoàn toàn bị cắt giảm, thì lợi ích kinh tế là thứ đương nhiên phải được đặt lên hàng đầu, chứ không phải là lợi ích về môi trường.
Các nền kinh tế lớn trong khu vực như Đức, Italia, Áo và Hà Lan đều khẳng định các nhà máy nhiệt điện than có thể được sử dụng để bù đắp cho nguồn cung khí đốt thiếu hụt từ Moscow. Nói là làm, nhiều nước châu Âu như Pháp, Italia, Áo và Hà Lan đã công bố kế hoạch tái khởi động các nhà máy điện than cũ. Trong đó kế hoạch của Đức được cho là lớn nhất khi cho phép 21 nhà máy điện than hoạt động trở lại hoặc tiếp tục hoạt động trước ngày đóng cửa dự kiến trong 2 mùa đông tới.
“Đây là thực tế đau lòng, quyết định của Chính phủ Đức về việc hạn chế sử dụng khí đốt tự nhiên và đốt nhiều than là một quyết định “cay đắng”, song nếu không làm vậy, các kho dự trữ khí đốt sẽ không đủ đầy để cung cấp cho người dân qua mùa Đông năm nay” - Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck phân trần về quyết định của Chính phủ Đức.
Còn một số chuyên gia năng lượng thì lý giải rằng các nước châu Âu buộc phải hy sinh mục tiêu cắt giảm khí thải để đối phó với giá năng lượng tăng kỷ lục, rằng “không có con đường nào khác để nhanh chóng giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga mà không gây ra thêm lạm phát và suy thoái nghiêm trọng”.
Biểu hiện của động thái “quay xe” này tới thời điểm hiện nay đã khá rõ ràng. Báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết tiêu thụ than trên toàn thế giới đã tăng trở lại khoảng 6% trong năm ngoái khi nền kinh tế toàn cầu hồi phục sau cú sốc đại dịch COVID-19 và dự báo sẽ tăng 0,7% trong năm nay.
Trước đó, theo Vụ trưởng Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU), lượng điện sản xuất từ than đá ở EU đã tăng 19% trong quý 4 năm 2021 so với một năm trước đó, nhanh hơn bất kỳ nguồn điện nào khác, khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang.
“Pakistan và các quốc gia đang phát triển khác đang phải trả một cái giá khủng khiếp cho sự bất chấp của các nước phát thải lớn tiếp tục trông chờ vào nhiên liệu hóa thạch” - Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã đưa ra phát biểu trên ngày 10/9 khi đi thăm các vùng bị lũ lụt ở Pakistan. Người đứng đầu LHQ cũng kêu gọi các nước phát thải lớn ngừng đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang đầu tư vào năng lượng tái tạo để “chấm dứt chiến tranh với thiên nhiên”.
Và sự cảnh báo ấy không chỉ đến từ người đứng đầu LHQ. Chuyên gia Neil Makaroff, thuộc Mạng lưới Hành động Khí hậu, cho rằng việc quay trở lại sử dụng than là “lựa chọn tồi”. Nhóm hành động môi trường Carbon Market Watch đánh giá việc một số nước châu Âu cân nhắc chuyển sang sử dụng than là “đáng lo ngại”.
Bà Elif Gunduzyeli - điều phối viên chính sách năng lượng cấp cao tại Mạng lưới Hành động Khí hậu châu Âu – từng lên tiếng “Có thể hiểu được các quốc gia đang nỗ lực đảm bảo nguồn cung khí đốt trong mùa đông tới, nhưng sử dụng than đá chỉ là lựa chọn ngắn hạn”.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cũng từng chia sẻ: “Không chỉ có Hy Lạp, tất cả các nước châu Âu đang có những động thái nhỏ đối với các chương trình chuyển đổi năng lượng với các biện pháp ngắn hạn. Tôi nhấn mạnh rằng đây chỉ là các biện pháp ngắn hạn”, ông Mitsotakis nói tại sự kiện hôm 6/4.
Chính Thủ tướng Đức Olaf Scholz, khi phát biểu tại Đối thoại Khí hậu Petersberg ở Berlin do Đức và Ai Cập đồng chủ trì, đã từng thừa nhận: “Không ai có thể hài lòng với thực tế là hoạt động sản xuất điện sử dụng nhiên liệu than đang gia tăng trở lại ở Đức”. Người đứng đầu chính phủ Đức cũng cho biết sẽ không được tạo ra sự phụ thuộc lâu dài nào vào các nguồn năng lượng hóa thạch.
Mùa hè năm 2022 này, châu Âu đã trở thành “lò lửa”, hàng trăm người đã thiệt mạng… đó là cái giá quá đắt phải cho cái nóng khắc nghiệt, cho sự biến đổi khí hậu, cho tình trạng nóng lên toàn cầu, cho việc chúng ta đã quá lạm dụng việc sử dụng “vàng đen”.
Lối thoát khả dĩ duy nhất, theo cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) là “tăng tốc đầu tư hiệu quả vào nguồn năng lượng tái tạo và các công nghệ sạch khác”. Đó mới là một giải pháp dài hạn và mang tính bền vững. Nhưng làm được điều đó, thực sự là không dễ dàng, nhất là khi lợi ích về môi trường vẫn đang bị đặt lên bàn cân đo đếm với các lợi ích kinh tế khác.
Hà Anh
(CLO) Vở nhạc kịch "Khát vọng đỏ" sáng lên tinh thần dấn thân vì sự bình yên của Tổ quốc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân của những người lính “Bộ đội cụ Hồ” giữa thời bình.
(CLO) Ngày 26/11, Lễ ký thỏa thuận hợp tác phát sóng Bộ phim tài liệu ‘Con đường phát triển’ giữa Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Tây đã được diễn ra.
(CLO) Ngày 26/11, tại thủ đô Phnom Penh, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tới chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.
(CLO) Chương trình do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đồng chủ trì tổ chức. Chương trình sẽ diễn ra vào lúc 20h00, Chủ nhật, ngày 1/12/2024 tại Trường quay S1, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Số 165 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội).
(CLO) Apple đối mặt thách thức lớn khi muốn ra mắt AI tại Trung Quốc, với yêu cầu hợp tác cùng công ty địa phương để vượt qua các rào cản pháp lý và chính sách kiểm soát nghiêm ngặt.
(CLO) Ngày 26/11, thông tin từ Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Long (SN 1991, quê ở xã Đan Hội, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) để điều tra về hành vi "Giết người".
(CLO) Mẫu xe gầm cao cỡ B nhập khẩu Indonesia chính thức ra mắt thị trường Việt Nam với 2 phiên bản, giá bán lẻ 589-669 triệu đồng, thấp hơn đa số đối thủ cùng phân khúc.
(CLO) 4 địa phương được cấp Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt “Đường Hồ Chí Minh trên biển” là Hải Phòng, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà Mau.
(CLO) Với vi phạm lùi xe ở đường một chiều, nam tài xế N.V.Q. bị xử phạt 800.000 đồng đến 1 triệu đồng, tước bằng lái 2-4 tháng.
(CLO) Ngày 26/11, tại UBND xã Sơn Trung, TAND huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với VKSND cùng cấp mở phiên xét xử sơ thẩm lưu động, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiệp (SN 1985, trú xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn) 9 năm 6 tháng tù về tội "Cướp tài sản".
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 27/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trời rét. Khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa, mưa rào rải rác.
(CLO) Thời điểm này, các nhà vườn tại làng Tứ Liên (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) đang tất bật chăm sóc, cắt tỉa những cây quất để kịp phục vụ nhu cầu chơi cây của người dân, dù trước đó bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi (bão số 3) gây ra.
(CLO) Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) quy định, mức thuế suất 5% áp dụng đối với phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi theo quy định của pháp luật…
(CLO) Chiều 26/11, diễn viên kiêm người mẫu Ngọc Trinh đã tham dự buổi ra mắt phim "Chị dâu" của đạo diễn Khương Ngọc tại TP HCM. Người đẹp quê Trà Vinh không giấu được xúc động khi chia sẻ về hành trình trở lại sau biến cố.
(CLO) Nhấn mạnh yêu cầu đặt ra về xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, các bộ, địa phương cần đặc biệt quan tâm xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, bảo đảm xây dựng được bộ máy tinh gọn; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tuyển chọn được những người thực sự có tâm, có năng lực, hiểu biết, có tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi nhiệm vụ.
(CLO) Chiếc xe ô tô kéo theo rơ-moóc đang dừng ở bên đường tại thôn Mai Sơn, xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) thì bỗng nhiên bốc cháy, thiêu rụi hoàn toàn phần đầu xe; một số hàng hóa là lúa cũng bị cháy.
(NB&CL) “Đại dịch trong bóng tối” là cách mà Liên Hợp Quốc gọi tên vấn nạn bạo lực bùng lên khủng khiếp đối với phụ nữ hồi tháng 11/2021 bởi sự giãn cách và cách ly xã hội trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang hồi ác liệt. Nhưng đến nay, sau 3 năm, trong khi đại dịch Covid-19 đã hạ nhiệt thì vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không những không thuyên giảm mà có phần còn diễn tiến ngày càng đáng quan ngại, nhức nhối.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?