(CLO) Là hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019, chương trình “Đại lộ di sản” do Đài Truyền hình Việt Nam và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tối 12/5 tại khu du lịch tâm linh Tam Chúc, Hà Nam với nhiều màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc và hoành tráng.
Tam Chúc là nơi lý tưởng để các nghệ sĩ “chơi” nghệ thuật ánh sáng và âm thanh cùng phong cách dàn dựng mới lạ. Ảnh: vietnamnet
“Đại lộ di sản” là chương trình hoàn toàn mới do Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất. Là chương trình nghệ thuật đặc sắc nhằm giới thiệu đến khán giả những di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam cũng như quốc tế với sự tham gia của 8 đoàn nghệ thuật đến từ 8 nước châu Á cùng 300 tăng ni, 120 diễn viên của Việt Nam. Đây là sân khấu nghệ thuật có bối cảnh lớn nhất trong các kỳ Vesak đã khiến người xem mãn nhãn.
Ảnh: qdnd
Với “Đại lộ di sản”, âm nhạc, nghệ thuật như một thứ tín ngưỡng chia sẻ tâm tư, tình cảm, ước mơ của con người. Nội dung chương trình thể hiện triết lý về sự từ bi, tính thiện trong Phật giáo đã được thể hiện thông qua các câu chuyện về di sản liên quan đến văn hóa Phật Giáo, văn hóa dân gian bắt nguồn từ cộng đồng, từ đời sống. Vì vậy, chương trình gồm 2 phần.
Các đoàn nghệ thuật đã mang đến những tinh hoa nghệ thuật của quốc gia mình, trong đó mỗi tiết mục đều ẩn chứa một câu chuyện về tôn giáo, xứ sở và con người tại những quốc gia khác nhau trên thế giới từ xưa cho đến ngày nay. Ảnh: vietnamnet
Phần I có chủ đề: “Việt Nam - Đất Phật ngàn năm”, đề cập tới hành trình triết lý Phật giáo đi vào đời sống dân gian; được mở màn bằng đoàn rước từ từ đi lên từ mặt nước. Không gian chùa Tam Chúc vô cùng lung linh với hình ảnh ánh sáng chiếu rọi vào 6 quả núi và hơn 2 vạn bông hoa đăng.
Ảnh: qdnd
Sân khấu nổi lên vô cùng huyền bí, khách tham dự có cảm giác một ngôi chùa đang mọc lên từ biển cả bao la. 300 tăng ni từ từ tiến vào sân khấu cùng các ca sĩ Ngọc Sơn, Quách Tuấn Du, Đông Hùng, Ngọc Khuê, Khánh Linh thể diện bài hát Việt Nam Phật giáo rạng ngời và màn múa Cờ Phật.
Biên đạo múa Trần Ly Ly đã khiến người xem trầm trồ bởi phần dàn dựng màn múa Khai giác cho hơn 100 diễn viên múa chuyên nghiệp... Ảnh: vietnamnet
Đồng thời, màn hình hiện lên là nền đá nham thạch miêu tả các sự tích của Đức Phật tại khu du lịch Tam Chúc cùng với bài ca cổ "Chuyện Phật Thích Ca giáng trần" được soạn lời mới từ Thượng toạ Thích Nhật Từ khiến người xem, ai cũng muốn một lần được đặt chân tới ngôi chùa tuyệt đẹp này.
“Lục cúng hoa đăng” là 6 lần cúng, tương ứng với mỗi lần cúng là dâng lên một thứ lễ vật như: Hương, Hoa, đăng, trà, quả, thực.
Theo đó, Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đã kết hợp với văn hóa bản địa để tạo ra nét riêng vừa dân dã, lại vừa hàn lâm cho Phật giáo Việt Nam. Trong nhiều giai đoạn phong kiến như Ngô - Đinh - Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo được coi là quốc giáo. Từ đó cho đến nay, mỗi ngôi làng của người Việt đều ẩn hiện hình bóng của những ngôi chùa, chú tiểu, những phật tử thành kính trước Đức Phật. Triết lý Phật giáo đi vào đời sống dân gian vô cùng giản dị và sinh tồn cùng dân tộc, hướng con người đến cuộc sống nhân văn.
Ảnh: qdnd
Phần II có chủ đề: “Đại lộ di sản” thể hiện những câu chuyện về di sản của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới hướng con người đến với giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Tại sân khấu của ngôi chùa lớn nhất thế giới Tam Chúc, khán giả được hoà mình vào không khí lễ hội đậm đặc màu sắc văn hoá được các nước.Tiết mục Nirvana do đoàn nghệ thuật Aniruddha Das & Group biểu diễn khiến người xem thấy được nét đặc sắc của văn hoá Ấn Độ - quê hương của Phật giáo. Những điệu múa cổ điển nhất của Ấn Độ thể hiện những câu chuyện Phật giáo. Và điệu múa Odissi là một trong bảy điệu múa cổ điển của Ấn Độ, là di sản văn hóa của quốc gia.
Múa Onden Onden do đoàn nghệ thuật Indonesia biểu diễn.
Đến với chương trình “Đại lộ di sản”, các đoàn nghệ thuật đã mang đến những tinh hoa nghệ thuật của quốc gia mình, trong đó mỗi tiết mục đều ẩn chứa một câu chuyện về tôn giáo, xứ sở và con người tại những quốc gia khác nhau trên thế giới từ xưa đến nay.
iết mục Nirvana do đoàn nghệ thuật Aniruddha Das & Group biểu diễn khiến người xem thấy được nét đặc sắc của văn hoá Ấn Độ - quê hương của Phật giáo. Ảnh: vietnamnet
Tiết mục The Defeat of Mara do đoàn nghệ thuật biểu diễn Bộ Văn hóa Thái Lan. Ảnh: vietnamnet
Thông qua chương trình này, Ban tổ chức mong muốn “Đại lộ di sản” sẽ trở thành cuốn album nghệ thuật văn hóa truyền thống của các nước, và “cuốn album” này còn tiếp tục được ghi dấu những trang tiếp theo trong lòng khán giả để cùng nhau bảo vệ các giá trị văn hóa của dân tộc. Bởi Di sản văn hóa chính là nơi thể hiện rõ nét nhất hồn cốt của một dân tộc. Mỗi di sản đều có điểm phát tích, có những thăng trầm gắn với lịch sử và văn hóa của mỗi quốc gia. Bảo vệ di sản chính là bảo vệ văn hóa của quốc gia đó.
Tiết mục Suo Nan Zhi của đoàn nghệ thuật Trung Quốc. Ảnh: vietnamnet
Và chương trình nghệ thuật “Đại lộ di sản” đã khép lại bằng màn biểu diễn “Hòa tấu âm nhạc dân tộc” do Dàn nhạc dân tộc Việt Nam biểu diễn kết hợp màn trình diễn pháo hoa tại không gian chùa Tam Chúc đã thực sự để lại nhiều cảm xúc, ấn tượng mạnh mẽ với mỗi đại biểu và du khách.
iết mục múa Awa Odori và các nhạc cụ do đoàn nghệ sĩ Nhật Bản - KINARI biểu diễn. Lễ hội nhảy múa Awa Odori Matsuri được cho là bắt nguồn từ năm 1586. Điệu múa “Awa Odori” truyền thống thể hiện tinh thần của đất nước võ sĩ đạo theo nhịp điệu của samisen, trống, chuông và sáo. Ảnh: vietnamnet
(CLO) Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội đã triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt” nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước thực trạng người dân và du khách tập trung check-in tại khu vực cà phê đường tàu.
(CLO) Mặc dù chính quyền địa phương đã “tuýt còi”, nhiều lần yêu cầu chủ cơ sở tháo dỡ công trình sai phạm, tuy nhiên cá nhân này vẫn ngó lơ không thực hiện. Mới đây, UBND xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đã có kế hoạch tổ chức cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ công trình sai phạm.
(CLO) Nghị quyết 171 của Quốc hội và Nghị định 175 của Chính phủ đã bổ sung đầy đủ các phương thức tiếp cận, sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, những quy định này tại Luật Đất đai 2024 chưa quy định rõ.
(CLO) Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh lên cao tốc 6 làn xe theo hình thức PPP.
(CLO) Người dân Hà Nội rộn ràng đón kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) bằng những khoảnh khắc đáng nhớ. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là dịp nghỉ ngơi, mà còn là thời khắc để bên cạnh người thân, vun đắp tình yêu trong mỗi mái ấm, để từ đó dệt nên sợi dây bền chặt, gắn kết trọn vẹn cả dân tộc Việt Nam.
(CLO) UBND phường Quang Trung vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường THCS Quang Trung (phường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An).
(CLO) Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 230 phóng viên thuộc 57 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.
(CLO) Đại úy Lê Ngọc Anh, Phó Trưởng Công an xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh là một trong những người chiến sĩ công an điển hình, luôn tận tâm, hết lòng vì công tác bảo vệ an ninh trật tự và chăm lo đời sống của nhân dân. Với sự dũng cảm, nhiệt huyết và tận tụy trong công việc, anh đã trở thành một tấm gương sáng trong lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Thanh Hóa vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 9, thuộc Dự án "Mở rộng Đại lộ Đông Tây, đoạn từ Cầu Cao đến thị trấn Rừng Thông".
(CLO) Ngày 7/4, Đội CSGT An Sương (Phòng CSGT Công an TP HCM – PC08) lập biên bản xử phạt 5 trường hợp người đi bộ qua đường không đúng nơi quy định. Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mỗi trường hợp vi phạm bị phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng.
Tối 7/4/2025 (tức mùng 10/3 âm lịch), Lễ hội Đền Tiên La tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình sẽ chính thức khai mạc vào 20h tại Tòa tiền tế Đền Tiên La, xã Đoan Hùng.
(CLO) Ngày 7/4/2025 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh đã long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương.
(CLO) Ngày 6/4, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo khoảng 10 quả rocket được phóng từ thành phố Deir al-Balah, miền trung Dải Gaza, nhắm vào các thành phố ven biển Ashkelon và Ashdod ở miền nam Israel.
(CLO) Ngày 7/4/2025 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh đã long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương.
(CLO) Sáng 7/4, lễ hội truyền thống làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó, nổi bật nhất là phần thi bơi thuyền giữa các làng với nhau thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.
(CLO) Với chuỗi hoạt động phong phú và hấp dẫn, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.
(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.
(CLO) Tối 6/4/2025, chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Bản trường ca hòa bình" diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đắk Lắk và TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.