(CLO) Lao vào nơi hiểm nguy, cái chết rình rập để trở thành “người thư ký trung thành của thời đại” mỗi nhà báo chúng tôi không còn nghĩ đến bản thân, mà xác định luôn sẵn sàng có mặt tại chiến tuyến.
Chiến tranh biên giới phía bắc bùng nổ vào ngày 17/2/1979 và trong trận chiến này thì những người lính không chỉ là những người duy nhất xông ra trận mạc, còn có một lớp những người thầm lặng để thông qua đó ngày hôm nay chúng ta có được những bức ảnh, những thước phim, những tư liệu quý giá ghi lại những ngày tháng thảm khốc và tinh thần bất khuất chiến đấu anh dũng bảo vệ từng tấc đất quê hương của quân dân, chiến sĩ đồng bào ta trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược.
Những phóng viên chiến trường đã có mặt trên toàn tuyến biên cương. Nhà báo Huy Thắng khi đó đã được phân công lên mặt trận biên giới Quảng Ninh, ông đã có những câu chuyện kể lại về một thời đỏ lửa, ác liệt và đầy vinh quang trong cuộc đời làm báo của mình.
Nhà báo Huy Thắng tại mặt trận Quảng Ninh trong cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979
Một dải biên cương mịt mù khói súng
Trước khi phát động chiến tranh xâm lược tháng 2/1979, Trung Quốc đã dựng nên sự kiện “nạn kiều” khiến tình hình biên giới hai nước căng thẳng. Ngày 12/7/1978, nước này bất ngờ ra lệnh đóng cửa biên giới khiến hàng nghìn người Hoa bị dồn ứ ở cửa khẩu, gây náo loạn vùng biên.
Trong khi đó các cuộc khiêu khích phía Trung Quốc với ta ngày càng tăng. Nếu trong quý IV phía Trung Quốc gây khoảng 150 vụ khiêu khích biên giới thì chỉ trong 45 ngày đầu tiên của năm 1979 đã có hơn 300 vụ. Trong khi hai bên trao đổi công hàm ngoại giao về vấn đề này thì Trung Quốc âm thầm điều 9 sư đoàn áp sát biên giới Việt Nam.
Không chỉ bộ binh mà lực lượng không quân Trung Quốc cũng được tăng cường tại các căn cứ ở các tỉnh phía nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam… Hải quân cũng tập trung quanh đảo Hải Nam để sẵn sàng tác chiến. Tóm lại, Trung Quốc đã chuẩn bị mọi mặt để thực hiện việc “dạy cho Việt Nam một bài học”. Phía Trung Quốc tập trung lực lượng mọi mặt trên một tuyến biên giới dài 200 km để chuẩn bị tấn công Việt Nam.
5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, hơn 120.000 lính Trung Quốc tràn vào Việt Nam, mở đầu cho cuộc chiến nhà cầm quyền Bắc Kinh huy động tới hơn 600.000 quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc ta. Trong ngày đầu tiên, tổng cộng quân Trung Quốc tấn công trên 26 điểm. Một dải biên cương mịt mù khói súng.
Dự đoán trước sớm muộn thì Trung Quốc cũng tấn công, quân ta bắt đầu chuyển bộ đội lên tiếp viện rất đông, xe chạy cả ngày lẫn đêm. Có những đơn vị hành quân bộ, pháo to, pháo nhỏ, hỏa tiễn 40 nòng… tất cả trực chỉ hướng biên cương thẳng tiến. Đội ngũ phóng viên như tôi cũng đã có mặt trên tất cả các mặt trận. Tôi cũng hừng hực khí thế cùng những chuyến xe chở quân tăng cường cho biên giới và chúng tôi chỉ càng thêm quyết tâm khi thấy những chuyến xe ngược lại, những chuyến xe bịt bạt kín mít nhưng ai cũng hiểu đó là những xe chở thương binh, tử sĩ…
Hàng trăm chiến sĩ của đã vĩnh viễn nằm lại với đất mẹ. Họ đã hy sinh để bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc, và trong ký ức của những người đồng đội sau hơn 30 năm, họ thực sự là những anh hùng.
Là người được chứng kiến sự kiện, trong cuộc chiến này, tôi không quên được sự dã man của đội quân đến từ bên kia biên giới. Mìn, bộc phá được đặt tại các cột điện, đánh sập cầu, đánh sập cả trường học, bệnh viện. Không biết bao nhiêu người dân lành vô tội bỗng chốc bị sát hại. Cảnh những người già, trẻ thơ buộc phải dời bỏ ngôi nhà, dời bỏ làng xóm quê hương để tản cư rút về phía sau trong suốt những ngày chiến trận để tránh sự sát hại không sao có thể quên được.
Không chỉ dùng mìn, bộc phá, sự tàn bạo còn đến từ những chiếc rìu, những con dao quắm. Nhưng, sự tàn bạo ấy không khuất phục được những con người bền lòng vì nước. Hầu như tất cả thanh niên vùng biên giới phía bắc lúc bấy giờ, cả nam và nữ đều ở lại chiến trường. Họ vụt trở thành những người chiến sĩ qủa cảm. Họ bước vào cuộc chiến với tất cả sự hiến dâng cho đất nước không một chút so đo tính toán. Khi đất nước đã gọi tên mình thì không ai có thể đứng ngoài cuộc. Từng hốc đá, từng bụi cây, từng dòng suối vùng biên giới cũng biến thành trận địa chặn bước tiến của quân thù.
Giữa khói lửa chiến tranh
Khi tham gia cuộc chiến, những người chiến sĩ cũng như chúng tôi - những người lính trên mặt trận truyền thông - không một chút mảy may so đi tính lại thiệt hơn mà chỉ với tinh thần xả thân vì nhiệm vụ, nghe theo lời kêu gọi của tổ quốc thân thương và với lòng tự tôn là những người con đất Việt, chúng tôi thanh thản lên đường…
Tôi lúc đó tác nghiệp trong vùng quân của Trung đoàn 43, đã cùng anh em chiến sĩ cắm chông, gài mìn, bày chiến sự chiến hào, tay lăm lăm tay súng sẵn sàng. Ngày 16/2/1979, đứng trên cao điểm tôi cùng các chiến sĩ trung đoàn 43 phát hiện thấy những đoàn quân của quân đội Trung Quốc đã hành quân áp sát biên giới, đêm hôm đấy chúng tôi vẫn tổ chức biểu diễn văn nghệ, sáng sớm ngày 17/2 tiếng súng bắt đầu nổ, bắn vào đúng khu vực của đơn vị đóng quân, cuộc chiến được khai hỏa. Bộ đội ta nhanh chóng triển khai chiến thuật, nã đạn sang bên kia cầu Bắc Luân ngăn cho quân địch tràn qua tấn công.
Từ cứ điểm đơn vị tôi nhìn về phía thị trấn Móng Cái, đạn pháo quân địch sáng cả bầu trời, tôi chạy ngay về phía chiến sự. Lúc đó tôi đã mượn được một chiếc xe đạp của ông bà tên là Sinh, lao thẳng vào nơi lửa đạn để có thể chụp được bức ảnh chân thực nhất phản ánh sự tàn bạo và khốc liệt của cuộc chiến. Khi tôi vừa vào đến nhà máy men sứ Quảng Ninh cũng là lúc Trung Quốc dứt hồi pháo, nhà máy bắt đầu sập, tôi trên đà rơi xuống bể men sứ. Đúng lúc đó một hồi pháo nữa được Trung Quốc nhồi vào, chính nhờ viên đạn pháo bắn rất gần đó mà nhà máy nổ tiếp. Nhờ đó, tôi đã túm được cái xà dầm đang rung lên để thoát ra được. Sau đó tôi chạy lên đồn biên phòng 211 và chạy ra cửa khẩu để chụp tiếp những bức ảnh trong lửa đạn, một lần nữa nhờ nấp được sau gốc cây xà cừ cổ thụ mà tôi may mắn thoát được tay tử thần khi 3 quả đạn cối Trung Quốc đã lao thẳng về mình…
May mắn quả đạn cối đã không nổ, nếu không chắc chắn Nhà báo không còn sống đến hôm nay ( ảnh Tư liệu báo Quảng Ninh).
Người lính có thể cầm súng bắn được giặc nhưng chúng tôi lúc đó thì không, tôi chỉ có máy ảnh và cây bút để ghi hình làm chứng cho lịch sử. Cái nguy hiểm của nhà báo là như vậy, bất cứ phóng viên chiến trường nào cũng thế, đã cầm máy thì phải đưa lên mới chụp được ảnh, có ra mặt trận thì mới nghe được tiếng súng mới ghi lại được những hình ảnh ác liệt của cuộc chiến đấu và khi người ta đi ra thì mình phải chạy vào giữa nơi bom rơi đạn nổ.
Lao vào nơi hiểm nguy, cái chết rình rập để trở thành “người thư ký trung thành của thời đại” mỗi nhà báo chúng tôi không còn nghĩ đến bản thân, mà xác định luôn sẵn sàng có mặt tại chiến tuyến. Bởi nhiệm vụ của chúng tôi không chỉ là phản ánh thông tin, mà qua thông tin đó phơi bày sự khốc liệt, phi nghĩa của chiến tranh từ đó thức tỉnh các quốc gia, dân tộc cùng đứng lên phản đối chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
Bông hoa đỏ trên vầng trán của Tổ quốc.
Cuộc chiến diễn ra tuy ngắn ngủi, nhưng sự tàn khốc của nó không bút nào tả hết. Tôi không bao giờ quên được những giờ phút cùng bộ đội Pò Hèn, dân quân tự vệ chiến đấu với quân địch tại lâm trường Hải Sơn. Và không bao giờ quên đây là nơi yên nghỉ của 86 chiến sỹ đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc tháng 2/1979.
Bài báo về những chiến sí đồn Pò Hèn
Ngày 17/2/1979, quân xâm lược tràn đến Pò Hèn, chúng đã dùng pháo hạng nặng và nhiều loại hỏa lực bắn dữ dội vào các đồn biên phòng 209, 210, 211, 212 và các đội công nhân lâm nghiệp, khu dân cư dọc tuyến biên giới.
Đến 6 giờ 30 phút, địch sử dụng 1 trung đoàn và 5 tiểu đoàn, chia làm 3 hướng tấn công dồn dập đồn Pò Hèn. Quân số của đồn lúc đó chỉ có 92 người. Đồn phó Đỗ Sĩ Họa trực tiếp nắm bộ phận hỏa lực, chỉ huy chính. Cán bộ, chiến sỹ ở trong đồn và ba điểm chốt nhất loạt nổ súng quyết liệt. Địch dùng chiến thuật "biển người" ồ ạt tấn công.
Sau mấy lần tấn công thất bại, địch rút quân ra xa, gọi pháo bắn vào trận địa ta cấp tập 30 phút rồi mở cuộc tấn công mới, lần này chúng đánh mạnh vào chốt Đồi Quế. Dù đã kiên cường chiến đấu, tiêu diệt và bắn bị thương nhiều tên địch nhưng do lực lượng không cân sức nên đến 11 giờ cùng ngày, 45 chiến sỹ của đồn đã hy sinh cùng với nhóm công nhân Lâm trường Hải Sơn và nữ dân phòng Hoàng Thị Hồng Chiêm.
Bài viết về tấm gương anh dũng hy sinh - liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm mà nhà báo đã thực hiện.
Khi làm phóng sự về Hoàng Thị Hồng Chiêm tôi đã không khỏi xúc động về tấm gương can trường và lòng dũng cảm. Từ khi được cấp trên thông báo bọn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, tinh thần sẵn sàng chiến đấu của dân quân tự vệ Móng Cái rất cao. Cũng như chị em khác, đi đâu, Chiêm đều giắt bao đạn, lựu đạn, mang theo súng.
Chiêm cầm khẩu K54 chiến đấu. Lợi dụng thành hào, Chiêm bình tĩnh ngắm bắn từng tên giặc. Bọn giặc vẫn liều lĩnh xông tới, chúng bắn trung liên quét mặt đồi. Chiêm lại bị thương rất nặng ở cột sống. Khoảng 5h sáng tôi nghe tin Chiêm ngã xuống và không bao giờ tỉnh dậy nữa.
Máu xương của cha anh ta đã vùi lấp dưới lòng sông sâu và hòa vào dòng chảy đó. Tiếng reo muôn đời êm đềm nhưng vẫn đủ để nhắc nhở những người con dân đất Việt về lời thề bảo vệ độc lập, hòa bình và giữ gìn từng tấc đất biên cương:
Máu đã đổ khắp mặt trận biên giới
Hiệu triệu toàn dân ra mặt trận biên cương
Sông Ka Long vẫn chảy êm đềm dù sâu trong mặt hồ là sỏi đá, tiếng reo êm đềm nhưng vẫn đủ để nhắc nhở những người con đất Việt về lời thề bảo vệ độc lập, hòa Máu xương của cha anh ta đã vùi lấp dưới lòng sông sâu và hòa vào dòng chảy đó. Tiếng reo muôn đời êm đềm nhưng vẫn đủ để nhắc nhở những người con dân đất Việt về lời thề bảo vệ độc lập, hòa bình và giữ gìn từng tấc đất biên cương.
Chiến tranh biên giới phía Bắc để lại nhiều hậu quả nặng nề về vật chất và tinh thần, khắc sâu một vết hằn trong lịch sử quan hệ lâu đời giữa hai nước láng giềng Việt Nam - Trung Quốc. Thế nhưng một dân tộc đã trải các cuộc chiến tranh chống lại quân xâm lược thì không còn nguyện vọng nào hơn là xếp vũ khí lại, khôi phục sau sự đổ nát của chiến tranh, hướng tới một cuộc sống bình yên. Những người cầm bút như chúng tôi cũng không mong gì hơn sự bình yên trên mảnh đất quê hương hôm nay. Nhớ về những năm tháng xưa để hiểu hơn về những mất mát, để nhớ về những người đồng đội, những đồng nghiệp và một thời chúng tôi đã sống và tác nghiệp giữa làn bom rơi, đạn nổ như thế.
(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Chiều 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí, tuyên truyền tháng 3, định hướng công tác tháng 4 năm 2025.
(CLO) Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, hướng tới Đại hội Đảng XIV và xây dựng hình ảnh địa phương.
(CLO) Ngày 4/4, tại Trụ sở Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, số 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Tập đoàn TH tổ chức Hội thảo “Tương lai cho thế hệ vươn mình”.
(CLO) Sáng 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí quý I năm 2025 nhằm đánh giá kết quả hoạt động báo chí thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.
(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.