Hơn 1.700 hành khách nhập cảnh vào Việt Nam trên 17 chuyến bay quốc tế

Thứ tư, 05/01/2022 07:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết, qua 3 ngày đầu khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế chở khách thường lệ đã có 17 chuyến bay được thực hiện với 1.753 khách nhập cảnh vào Việt Nam.

Các chuyến bay này được khai thác bởi 4 hãng hàng không Việt Nam gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines.

hon 1700 hanh khach nhap canh vao viet nam tren 17 chuyen bay quoc te hinh 1

Chuyến bay quốc tế chở khách với hành trình từ Phnom Penh (Campuchia) đến TP.Hồ Chí Minh đã hạ cánh an toàn tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18h45’ ngày 1/1/2022.

Bên cạnh đó là 7 hãng hàng không nước ngoài và vùng lãnh thổ gồm Thai Vietjet của Thái Lan, Singapore Airlines của Singapore, Turkish Airlines của Thổ Nhĩ Kỳ, Starlux Airlines và China Airlines của Đài Loan (Trung Quốc), Emirates của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Asiana Airlines của (Hàn Quốc).

Về tiến độ nối lại một số đường bay và tần suất khai thác, Cục Hàng không đã có văn bản gửi nhà chức trách hàng không Đài Bắc (Trung Hoa) và nhận được sự đồng ý với đề xuất của đối tác về việc mỗi bên được phép khai thác chuyến bay chở khách với tần suất 5 chuyến/tuần/chiều (bổ sung 1 chuyến/tuần).

Trong ngày 4/1, nhà chức trách hàng không Đài Bắc (Trung Hoa) đã có văn bản chỉ định 3 hãng hàng không khai thác chuyến bay giữa Đài Bắc và Hà Nội/TP Hồ Chí Minh là China Airlines, Eva Air và Starlux Airlines.

Ngoài ra Cục Hàng không Hàn Quốc cũng đã có văn bản đồng ý với đề nghị của Việt Nam về việc khai thác 4 chuyến/tuần cho mỗi bên để chở khách chiều từ Hàn Quốc vào Việt Nam. Tuy nhiên phía Hàn Quốc mong muốn tăng lên thành 6 chuyến/tuần.

Về chiều từ Việt Nam đi Hàn Quốc, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc đang hạn chế chuyến bay chở khách đến nên đề xuất chỉ cấp cho phía Việt Nam 2 chuyến/tuần nhưng phía Hàn Quốc 21 chuyến/tuần.

Đáng chú ý, Cục Hàng không Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến của các hãng hàng không trong nước và nước ngoài liên quan đến các quy định về test nhanh trước khi lên máy bay và sau khi xuống máy bay, yêu cầu hãng hàng không thu phí test nhanh qua vé máy bay và thanh toán test nhanh với đơn vị y tế,...

Hãng hàng không Cathay Pacific, Turkish Airlines đề nghị cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thành lập điểm thu phí tại sân bay hoặc tìm bệnh viện có thể thiết lập kênh thu phí qua cổng thông tin điện tử trực tuyến như ở các sân bay khác do các hãng hàng không không thể hỗ trợ việc thu phí này.

Malaysia Airlines cũng đề xuất hành khách thanh toán qua link trực tiếp với bệnh viện, hãng sẽ không ký hợp đồng với bệnh viện do hãng sẽ không chi trả khoản phí này.

hon 1700 hanh khach nhap canh vao viet nam tren 17 chuyen bay quoc te hinh 2

Nhiều kiến nghị liên quan đến test nhanh COVID-19 đã được các hãng hàng không nêu rõ. Ảnh minh họa.

Qatar Airways cũng cho rằng việc thu phí xét nghiệm nhanh này như một khoản phụ phí trong vé. Điều này sẽ phức tạp, bao gồm việc trước tiên Chính phủ của các hãng hàng không cần quy định đây là loại thuế mà Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) có thể cấp mã riêng.

Sau đó các hãng hàng không mới có thể đưa mã này vào vé bán cho hành khách nhập cảnh vào Việt Nam. Việc này sẽ mất tới 2 tháng để được thực hiện đầy đủ.

Thông tin thêm, đại diện Qatar Airways cho hay hãng đang phải thực hiện trả chi phí test nhanh của khách của bệnh viện Quận 1, hãng không thu được chi phí này từ khách. Từ đây, hãng kiến nghị áp dụng cách thu phí của sân bay Nội Bài (hành khách sẽ tự chi trả chi phí này khi nhập cảnh).

Phía Singapore Airlines đề nghị bỏ quy định test nhanh trước khi khởi hành và sau khi đến bằng cách giảm yêu cầu PCR từ 72 giờ hiện tại xuống 48 giờ trước khi nhập cảnh, điều này kết quả sẽ chính xác hơn.

Còn đại diện Vietjet Air kiến nghị hiện quy định hành khách phải khai báo nhập cảnh trên IGOVN (phần mềm của Bộ Công an), khai báo theo dõi y tế trên PC-COVID và có thể địa phương lại yêu cầu khai báo trên trang của địa phương.

Như TP.Hồ Chí Minh yêu cầu khai báo trên website www.antoan-covid.tphcm.gov.vn) nên hành khách cũng gặp khó khăn khi phải báo trên nhiều ứng dụng. Do vậy, hãng đề nghị áp dụng một ứng dụng duy nhất để khai báo nhập cảnh, khai báo y tế.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng hàng hải khoảng 351.500 tỷ đồng

Đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng hàng hải khoảng 351.500 tỷ đồng

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giao thông
Hà Nội: Nghiêm cấm xe khách tuyến cố định bỏ chuyến để vận chuyển khách hợp đồng

Hà Nội: Nghiêm cấm xe khách tuyến cố định bỏ chuyến để vận chuyển khách hợp đồng

(CLO) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh vận tải, khai thác bến xe trên địa bàn phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Loạt giải pháp hàng không ứng phó với thiếu hụt tàu bay, giá vé tăng cao

Loạt giải pháp hàng không ứng phó với thiếu hụt tàu bay, giá vé tăng cao

(CLO) Nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trước bối cảnh thiếu hụt đội tàu bay, các hãng hàng không Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp như kéo dài thời gian khai thác đội tàu bay, tăng cường bay đêm, khai thác tàu bay thân rộng,...

Giao thông
Sẽ có 2 trạm dừng nghỉ tạm thời trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sẽ có 2 trạm dừng nghỉ tạm thời trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

(CLO) Tin từ Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn đang được triển khai xây dựng hai trạm dừng nghỉ tạm thời để phục vụ nhu cầu của người dân.

Giao thông
Còn 33 điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội

Còn 33 điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội

(CLO) Thống kê của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện trên địa bàn Thành phố có tổng số 33 điểm ùn tắc giao thông gồm 22 điểm chuyển tiếp từ năm 2023 và 11 điểm phát sinh.

Giao thông