Hơn 4 triệu người trên thế giới tử vong vì COVID-19

Thứ tư, 07/07/2021 06:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo trang worldometer.info, tính đến 6 giờ ngày 7/7 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 185.337.343 ca COVID-19, trong đó có 4.008.086 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 409.158 và 7.435 ca tử vong mới.

Hỏa táng bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP

Hỏa táng bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 169.689.525 người, 11.639.732 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 77.711 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Brazil (62.504 ca), Ấn Độ (43.344) và Anh (28.773 ca); Ấn Độ dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 743 ca), tiếp theo là Brazil (với 718 ca) và Nga (663 ca).

Tờ Hindustand Times số ra ngày 6/7 đưa tin tính đến 19h ngày 5/7, Ấn Độ đã tiêm 357.105.461 liều vaccine ngừa COVID-19 cho người dân nước này ở khắp các bang và vùng lãnh thổ. Riêng trong ngày 5/7, Ấn Độ đã tiêm được 4.134.868 liều.

Kể từ khi bắt đầu giai đoạn 3 của chương trình tiêm chủng đến nay, Ấn Độ có 102.596.048 người trên cả nước đã được tiêm liều đầu tiên và 2.919.735 người đã được tiêm liều thứ hai.

Về tình hình dịch bệnh, ngày 6/7, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết nước này có thêm 34.703 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày thấp nhất trong 111 ngày qua. Đến nay, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Ấn Độ là 403.281 ca.

Tại Hàn Quốc, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 6/7 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 325 ca mắc 4 biến thể chính của virus SARS-CoV-2, trong đó có 153 ca nhiễm biến thể Delta.

KDCA cảnh báo Hàn Quốc đang đứng trước nguy cơ có thêm nhiều ca nhiễm biến thể Delta. Cơ quan này cũng đưa ra dự báo rằng tính đến hết tháng 8 tới sẽ có tới 90% số ca mắc mới ở châu Âu và Mỹ nhiễm biến thể Delta. Tính đến nay, Hàn Quốc đã hoàn tất việc tiêm mũi thứ 1 vaccine ngừa COVID-19 cho tổng cộng 15,4 triệu người, tương đương 30% dân số trong khi 5,32 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ, chiếm 10,5% dân số.

Trong khi đó, chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật Bản thông báo có 593 ca nhiễm mới, tiếp tục đà tăng trong bối cảnh chỉ còn 2 tuần nữa sẽ diễn ra Olympic và Paralympic Tokyo. Số ca bệnh trung bình trong một tuần tại Tokyo hiện là 602,3 ca/ngày, trên mức 500 ca/ngày mà chính phủ đánh giá là mức nguy hiểm thứ 4 trên thang đánh giá mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh gồm 4 cấp độ.

Hôm qua, Chính phủ Nhật Bản thông báo sẽ siết chặt kiểm soát biên giới đối với du khách tới từ một số nước, trong đó có Indonesia, Kyrgyzstan và Zambia, nhằm ngăn chặn sự lây lan các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Trong một số sửa đổi đối với các biện pháp kiểm soát biên giới có hiệu lực từ ngày 9/7, du khách tới từ các quốc gia trong danh sách sẽ được yêu cầu cách ly tại các cơ sở được chỉ định trong thời gian lâu hơn và phải xét nghiệm COVID-19 nhiều lần. Những người đến từ Zambia sẽ phải cách ly 10 ngày, trong khi thời gian cách ly đối với du khách Indonesia và Kyrgyzstan sẽ tăng lần lượt ở các mức hiện tại 6 ngày và 3 ngày lên thành 10 ngày. Du khách tới từ Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sẽ tăng thời gian cách ly từ 3 lên 6 ngày.

Ngày 6/7, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg kêu gọi chính phủ và người dân nước này cần làm quen với việc “sống chung với dịch bệnh COVID-19” vì hiện tại việc loại trừ hoàn toàn virus gây bệnh là không thể. 

Ông Frydenberg cho rằng Australia cần chuyển trọng tâm từ việc kiểm soát số ca nhiễm sang việc sống chung với virus SARS-CoV-2, nâng cao tỷ lệ tiêm chủng để giảm thiểu mối đe dọa thực sự là số ca bệnh nặng phải nhập viện và số ca tử vong.

Nhận định trên của ông Frydenberg phù hợp với các ý kiến của Thủ tướng Australia Scott Morrison và Giám đốc Y tế Liên bang Paul Kelly đưa ra tuần trước, khi ông Morrison thông báo kế hoạch 4 giai đoạn phòng chống đại dịch dựa trên các ngưỡng tiêm chủng cần đạt được cho mỗi giai đoạn.

Ông Frydenberg nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm phòng trong việc sống chung với COVID-19, song không đưa ra một mốc thời gian cụ thể cho việc mở cửa trở lại biên giới quốc gia để đưa đất nước trở lại bình thường.

Trong khi đó, Hạ viện Brazil ngày 6/7 đã thông qua nội dung chính của một dự luật cho phép phá vỡ bản quyền trong việc sản xuất vaccine và các loại dược phẩm trong các trường hợp tình trạng y tế công khẩn cấp hoặc tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Theo đó, dự luật ủy quyền cho Quốc hội Brazil thông qua luật phá vỡ bản quyền mà không cần sự chấp thuận hay hỗ trợ từ các hãng dược phẩm. Hồi cuối tháng 4, Thượng viện Brazil cũng đã thông qua dự luật cho phép dừng việc bảo hộ bảo quyền vaccine COVID-19 trong thời gian đại dịch.

Cùng ngày, cơ quan quản lý y tế Brazil Anvisa thông báo đã phê chuẩn thử nghiệm lâm sàng mới đối với vaccine phòng COVID-19 do Sanofi Pasteur - bộ phận sản xuất vaccine của tập đoàn dược phẩm Sanofi của Pháp, phát triển và thử nghiệm. Theo Anvisa, đây sẽ là vaccine "thế hệ tiếp theo" sử dụng công nghệ mRNA và nghiên cứu lâm sàng ở giai đoạn 1 và 2, với khoảng 150 tình nguyện viên ở Brazil.

Cũng theo Bộ Y tế Brazil, trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 62.504 ca mắc mới và 1.780 trường hợp tử vong. Hiện Brazil vẫn đứng thứ 2 thế giới về số ca tử do dịch COVID-19, sau Mỹ.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe
TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

(CLO) Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn của các trường học, không còn kiểm tra báo trước.

Sức khỏe
TP HCM xử phạt, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở quảng cáo và cung cấp dịch vụ nam khoa 'chui'

TP HCM xử phạt, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở quảng cáo và cung cấp dịch vụ nam khoa 'chui'

(CLO) Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa tiến hành thanh tra và xử phạt 2 đơn vị quảng cáo và cung cấp dịch vụ "nam khoa" trái phép là Công ty TNHH Saigon Shine và UCI International.

Sức khỏe
TP HCM: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc

TP HCM: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc

(CLO) Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã công bố danh sách cơ sở vi phạm lĩnh vực dược - mỹ phẩm trên địa bàn thành phố. Trong đó có nhiều lỗi vi phạm như bán thuốc kê đơn không có đơn thuốc hay hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
Một mỹ phẩm Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành ở Việt Nam

Một mỹ phẩm Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành ở Việt Nam

(CLO) Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Innisfree Bija Trouble Facial Foam xuất xứ từ Hàn Quốc sản xuất.

Sức khỏe