Hong Kong liệu có thể duy trì cầu nối giữa Trung Quốc và thế giới

Thứ hai, 06/07/2020 12:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tương lai Hong Kong có thể chỉ như một trung tâm tài chính phụ thuộc. Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu gặp rủi ro thương mại trong khi đang tháo gỡ những vướng mắc trong hệ thống tài chính của họ.

Luật an ninh Hong Kong làm đảo lộn mọi thứ

Các công ty Trung Quốc có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán New York (Mỹ) cũng bắt đầu đổ xô về Hong Kong, sau khi Nhà Trắng không còn dấu hiệu chào đón họ tại các sàn giao dịch Phố Wall.

Mới nhất là NetEase- một công ty game Trung Quốc đã bắt đầu niêm yết với giá 3 tỷ USD trong tuần này.

Song hiện nay với vị thế của mình, Hong Kong - trung tâm tài chính quốc tế lớn thứ ba thế giới, đã trở thành một điểm nóng địa chính trị.

Với vai trò đặc biệt là cầu nối giữa thị trường vốn toàn cầu và hệ thống tài chính hướng nội của Trung Quốc đồng nghĩa với việc cả hai bên cần phải có bước đi thận trọng.

Tương lai Hong Kong có thể chỉ như một trung tâm tài chính phụ thuộc. Ảnh: Getty

Tương lai Hong Kong có thể chỉ như một trung tâm tài chính phụ thuộc. Ảnh: Getty

Ngày 28/5 Trung Quốc cho biết nước này sẽ ban hành một điều luật an ninh quốc gia mới dành cho Hong Kong, điều bị cho làm có thể làm suy giảm nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” tại đây kể từ năm 1997, mà theo đó lãnh thổ này được quyền tự quản đến năm 2047.

Đáp trả lại, Mỹ tuyên bố có thể sẽ hạ thấp những đặc quyền pháp lý mà nước này cấp cho Hong Kong, những đãi ngộ mà đặc khu này nhận được khi không thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc.

Nước Anh, chính quyền thực dân thuộc địa trước đây, đã nói rằng nước này có thể tạo điều kiện đón 3 triệu người dân Hong Kong quay trở lại Anh để sinh sống và làm việc và sau đó trở thành công dân nước này – một sự chào đón, tuy vẫn còn khá sơ sài và chỉ là mới bày tỏ thiện ý, được xem là nước cờ địa chính trị của thủ tướng Anh Johnson.

Vị trí của Hong Kong trên thế giới phụ thuộc vào việc luật pháp Hong Kong có quyền lực, có danh tiếng đáng tin cậy và khả năng tiếp cận liền mạch với thị trường tài chính phương Tây.

Những thành phố lớn khác tại Trung Quốc sở hữu nhiều sở giao dịch chứng khoán lớn: cổ phiếu niêm yết tại Thượng Hải và Thâm Quyến hiện đều có giá cao hơn nhiều so với Hong Kong.

Tuy vậy cả hai thành phố đều không có những tòa án công bằng, một ngân hàng trung ương độc lập, quyền tự do lưu động vốn, hay là sự hợp tác giữa các công ty phương Tây và Trung Quốc.

Hong Kong là nơi các công ty Trung Quốc Đại lục và các ngân hàng giao dịch bằng đồng USD - đồng tiền thống trị thế giới.

Dòng tiền giao dịch khoảng 10.000 tỷ USD đã chảy qua hệ thống thanh toán từ các ngân hàng đến ngân hàng của Hong Kong trong năm ngoái.

Mãi đến gần đây, theo lẽ thường thì vị thế của Hong Kong sẽ được đảm bảo trong vòng từ 20 đến 30 năm, bởi vì đây là khoảng thời gian đủ dài để Trung Quốc hoặc là nâng cấp thị trường của mình lên tiêu chuẩn phương Tây, hoặc trở nên có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ tới mức họ có thể áp đặt các hoạt động tại đại lục và cả đồng Nhân dân tệ lên toàn bộ thế giới.

Song chiến tranh thương mại, một năm trời với các cuộc biểu tình đường phố và phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc đặt ra dấu hỏi lớn về tính lâu dài của Hong Kong. 

Và có một khả năng từ bên ngoài rằng Mỹ có thể áp dụng các lệnh trừng phạt hoặc các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn một vài quan chức Hong Kong, các doanh nghiệp hoặc ngân hàng sử dụng đồng Đô la.

Các hành động của Trung Quốc làm dấy lên những hoài nghi về sự tôn trọng các thỏa thuận.

Những động thái từ Mỹ có thể đặt ra nghi vấn liệu đồng tiền của Hong Kong hiện vẫn có thể thanh khoản tốt so với đồng tiền trong hệ thống tài chính toàn cầu hay không.

Nếu những lo ngại trên lan rộng ra, Mỹ có thể can thiệp vào Hong Kong và gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc và còn hơn thế nữa.

Tư cách là trung tâm tài chính thế giới của Hong Kong đang bị hoài nghi

Tin tốt là cho tới thời điểm hiện tại chưa có dấu hiệu nào của việc rút vốn.

Nhiều chủ ngân hàng tiết lộ, dòng tiền gửi khổng lồ cơ bản của Hong Kong vẫn duy trì ổn định vài tuần gần đây.

Các nhà đầu tư an tâm trước “núi” dự trữ ngoại hối 440 tỉ USD và một bề dày thành tích về khả năng quản lý tài chính.

Biểu tình rầm rộ phản đối luật an ninh mới ở Hong Kong. Ảnh: SCMP

Biểu tình rầm rộ phản đối luật an ninh mới ở Hong Kong. Ảnh: SCMP

Sự ồ ạt niêm yết tại Trung Quốc sẽ mang lại lượng tiền mặt mới và thu hút làm ăn tại thành phố này.

Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, chính sách thận trọng là cố gắng đẩy mạnh sự phát triển tiềm năng của kinh tế đại lục, nhờ đó nước này giảm thiểu chịu tác động bởi nguy cơ trừng phạt từ Mỹ.

Điều đó nghĩa là đất nước này đang thu hút nhiều ngân hàng thế giới và các nhà quản lý đầu tư vào Trung Quốc đại lục.

Năm ngoái, Mỹ đã nới lỏng các quy định về giấy phép cho các công ty ở Phố Wall, mặc dù còn tồn tại nhiều hoài nghi rằng liệu mọi chuyện sẽ thực sự thay đổi sau nhiều năm các cuộc đàm phán đóng băng và sự tái diễn của các quan chức Trung Quốc.

Đây cũng là một cú hích lớn khác nhằm thúc đẩy vai trò toàn cầu của đồng nhân dân tệ và làm suy giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào đồng Đô la.

Trung Quốc đã nỗ lực thúc đẩy đồng nhân dân tệ từ lâu, ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bằng sự kết hợp tổ chức tuyên truyền và ngoại giao cứng rắn. Nhưng việc này đã thất bại.
Trong tương lai, nỗ lực này sẽ càng tinh vi hơn. Bằng cách thử khai thác xu hướng dẫn đầu toàn cầu của Trung Quốc về thanh toán hiện đại, ví dụ, mở rộng các hệ thống thanh toán số xuyên biên giới mà bỏ qua phần lớn phương tiện trao đổi tiền tệ hiện hữu. Hoặc có thể thúc đẩy kế hoạch của Trung Quốc về một đơn vị tiền tệ ngân hàng trung ương kỹ thuật số.

Tuy nhiên, tất cả những điều này đối với Trung Quốc sẽ rất khó để thực hiện và cũng mất khá nhiều thời gian. Đồng nghĩa rằng Hong Kong vẫn sẽ có tầm quan trọng trong tài chính quốc tế.

Nếu bạn sở hữu một quỹ tương hỗ cùng với việc phân bổ cổ phần Châu Á, hoặc đang điều hành một công ty đa quốc gia hay ngân hàng, bạn nên đánh giá tình hình tài chính Hong Kong bằng 3 biện pháp.

Thứ nhất là Trung Quốc thi hành luật an ninh mới bằng hình thức nào – ví dụ, liệu nó có được áp dụng bởi các tòa án độc lập hay những thẩm phán ăn ý với Bắc Kinh.

Thứ hai là liệu Mỹ có hay không nhắm mục tiêu vào hệ thống thanh toán bằng đồng Đô la tại Hong Kong – nơi có khả năng gây hoang mang ngay lúc này.

Và điều cuối cùng là liệu Trung Quốc có chỉ dừng lại ở việc trấn áp những vụ biểu tình và đe dọa những người chỉ trích ở bên trong lẫn bên ngoài Hong Kong, mà còn làm tổn hại đến thể chế độc lập của vùng lãnh thổ - bao gồm nhiều tòa án, ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý và chế độ kế toán minh bạch.

Mọi người đã có dự đoán sai về sự sụp đổ của Hong Kong trong suốt hai thập kỷ qua. Nhưng nếu Hong Kong thất bại trước những thử thách đó, thời đại của đặc khu hành chính này với tư cách là trung tâm tài chính thế giới sẽ thật sự sụp đổ.

Hoàng Long

Tin khác

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế
Sức mạnh truyền thông giúp Hezbollah đương đầu với Israel

Sức mạnh truyền thông giúp Hezbollah đương đầu với Israel

(CLO) Không chỉ sở hữu lực lượng quân sự đáng gờm, Hezbollah, phong trào chính trị- vũ trang Hồi giáo dòng Shi’a ở Lebanon, còn có một vũ khí lợi hại để đấu với Israel: "Cỗ máy” truyền thông với trụ cột là đài truyền hình Al-Manar TV.

Tiêu điểm Quốc tế