Triển khai thu phí không dừng:

Hợp đồng cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng phải hài hòa lợi ích các bên

Thứ hai, 30/11/2020 21:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Để bảo đảm tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC), đối với các nhà cung cấp dịch vụ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng với chủ đầu tư dự án đảm bảo hài hòa lợi ích các bên.

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng, Bộ GTVT yêu cầu tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng với chủ đầu tư dự án đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Ảnh minh họa

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng, Bộ GTVT yêu cầu tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng với chủ đầu tư dự án đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Ảnh minh họa

Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu Tổng cục đường bộ Việt Nam, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng công ty Phát triển hạ tẩng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi), Công ty TNHH Thu phí tự động VETC và các nhà đầu tư BOT về triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng tại các dự án thu phí đường bộ.

Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với chủ đầu tư các dự án thu phí đường bộ, nhà cung cấp dịch vụ trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng dịch vụ và triển khai lắp đặt các cửa thu phí còn lại đảm bảo tuân thủ theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải tại Quyết định số 2129/2020/QĐ-BGTVT và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 19/QĐ-TTg.

Các chủ đầu tư các dự án thu phí đường bộ căn cứ phương án đầu tư, vận hành tại các trạm thu phí, phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ khẩn trương triển khai lắp đặt thiết bị thu phí không dừng tại các cửa thu phí còn lại đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg.

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng, Bộ GTVT yêu cầu tổ chức đàm phán để ký kết hợp đồng dịch vụ với chủ đầu tư các dự án thu phí đường bộ đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, tuân thủ Quyết định số 2129/2020/QĐ-BGTVT và quy định hiện hành.

Đồng thời căn cứ phương án đầu tư, vận hành tại các trạm thu phí, phối hợp với chủ đầu tư các dự án thu phí đường bộ, triển khai lắp đặt thiết bị thu phí không dừng tại các cửa thu phí còn lại đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, ông Tô Nam Toàn - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục đường bộ Việt Nam) cho biết, dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 (BOO1) tính đến ngày 15/10/2020 đã dán được 965.500 thẻ (trong tổng số hơn 3,5 triệu phương tiện trên cả nước) với khoảng 47% số xe dán nạp tiền vào tài khoản để sử dụng dịch vụ.

Hiện đã lắp đặt, vận hành 25/26 trạm trên Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên. Ngoài ra 13 trạm đã lắp đặt, đưa vào vận hành gồm: Mỹ Lộc, Tân Đệ (đang chuyển trạm), Tiên Cựu, An Sương - An Lạc, Đại Yên, Yên Lệnh, Tam Nông, Quốc lộ 5, Hạc Trì, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Tuy nhiên, tại trạm BOT Phả Lại đã lắp đặt xong hệ thống thu phí tự động không dừng nhưng phía Công ty TNHH Thu phí tự động VETC chưa tiếp nhận để vận hành khai thác. Đặc biệt, có 5 tuyến cao tốc do Tổng Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC quản lý nhưng chỉ có 1 tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã đưa vào vận hành 15 làn, còn lại 4 tuyến cao tốc chưa hề triển khai thực hiện lắp đặt.

Đối với dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 2 (BOO2), có 33 trạm thu phí trên 23 Dự án BOT. Hiện có 2 trạm tạm dựng thu là trạm T2 trên Quốc lộ 91 và Quốc lộ 3 Thái Nguyên còn lại 31 trạm đang hoạt động.

Về việc ký Phụ lục Hợp đồng BOT để bổ sung lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng, đến nay có 30 trạm thu phí đã được 20 nhà đầu tư ký Phụ lục Hợp đồng với Bộ Giao thông vận tải để bổ sung việc đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng. Còn 3 trạm/3 Dự án BOT chưa ký Phụ lục Hợp đồng BOT bổ sung việc lắp đặt hệ thống thu phí không dừng gồm các nhà đầu tư: Công ty Cổ phần BOT Quang Đức, Công ty CP BOT cầu Thái Hà, Công ty CP Đầu tư cầu Mỹ Lợi.

Ngoài ra trong số 31 trạm thu phí đang hoạt động, hiện có 17 trạm BOT của 12 dự án đã được nhà đầu tư ký Hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ (BOO2). Còn 10 trạm của 8 dự án BOT chưa được nhà đầu tư BOT ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ.

Thế Anh

Tin khác

Hà Nội: Chốt trực hàng trăm vị trí, chống ùn tắc giao thông dịp nghỉ lễ

Hà Nội: Chốt trực hàng trăm vị trí, chống ùn tắc giao thông dịp nghỉ lễ

(CLO) Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội sẽ phối hợp các lực lượng liên quan tổ chức phân luồng, chống ùn tắc tại các khu vực “điểm nóng” trên địa bàn để bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Khởi công nút giao 1.800 tỷ kết nối Bình Dương và TP HCM

Khởi công nút giao 1.800 tỷ kết nối Bình Dương và TP HCM

(CLO) Nút giao Tân Vạn là hạng mục quan trọng nằm trong dự án thành phần 5 đường Vành đai 3 TP HCM, vốn đầu tư lên tới hơn 1.800 tỷ đồng. Đây là dự án giao thông giúp kết nối TP Dĩ An (Bình Dương) và TP Thủ Đức (TP HCM).

Giao thông
Bình Định: Tài xế ô tô bỏ chạy sau khi tông văng người đi xe máy

Bình Định: Tài xế ô tô bỏ chạy sau khi tông văng người đi xe máy

(CLO) Sau khi đâm trúng xe máy khiến một nam thanh niên ngã xuống đường, nằm bất động, tài xế ô tô đã lái xe rời khỏi hiện trường.

Giao thông
Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dự kiến đi vào khai thác từ ngày 28/4

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dự kiến đi vào khai thác từ ngày 28/4

(CLO) Dự kiến ngày 28/4 tại khu vực phía Bắc hầm núi Vung (tỉnh Ninh Thuận), Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ phối hợp với 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận khánh thành tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo.

Giao thông
Không từ chối đăng kiểm phương tiện đã đặt lịch trực tuyến thành công

Không từ chối đăng kiểm phương tiện đã đặt lịch trực tuyến thành công

(CLO) Cục Đăng kiểm Việt Nam nghiêm cấm trung tâm đăng kiểm từ chối tiếp nhận kiểm định phương tiện đã đặt lịch thành công qua hệ thống trực tuyến.

Giao thông