Huế: Giá trị kiến trúc độc đáo và bí ẩn lịch sử tái hiện qua 2 chiếc cổng thành mới xuất hiện

Thứ tư, 01/07/2020 18:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 29/6 vừa qua, 2 cổng xây bằng gạch vồ nằm hai bên đông thành Thủy Quan, lối vào sông Ngự Hà, được phát hiện sau khi di dời dân khỏi khu vực Thượng Thành (TP Huế)

Điều khác biệt trong kiến trúc

Khác hẳn với các cổng thành chính của kinh thành Huế đều nối với các trục giao thông đường bộ đi vào kinh thành, hai chiếc cổng này có kích thước nhỏ, nằm bên phải và bên trái của Đông Thành thủy quan, cách nhau vài trăm mét và kết nối với hệ thông đường thủy của sông Ngự Hà và Hộ Thành hào, cách sông Hộ Thành (Đông Ba) để ra bên ngoài.

huế

Cổng được xây dựng theo hình thức cổng vòm, cao khoảng 0,7m, rộng khoảng 0,6m với 7 lớp gạch có giật cấp, phía dưới la những tảng đá xanh còn khá nguyên vẹn. Chiếc cổng có lối kiến trúc vòm 2 lớp liên kết nhau, vật liệu hoàn toàn đồng dạng với kinh thành, hình thức mỹ thuật được chăm chút rất kỹ, rất đẹp. 

Nghiên cứu vị trí, kiến trúc của hai chiếc cổng này, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa hết sức thích thú, ông đánh giá chúng có giá trị hết sức đặc biệt, bổ sung thông tin có liên quan đến hệ thống phòng thủ tại Đông thành Thủy quan. Nó cho thấy dù là hai cửa sông nhưng Đông thành Thủy quan và Tây thành Thủy quan lại khác nhau hoàn toàn. 

Bí ẩn lịch sử được đề cập

Với hai chiếc cổng này, toàn bộ thư tịch của triều Nguyễn hầu như chưa đề cập đến. Ngay cả nhà nghiên cứu Phan Thuận An nhiều năm nghiên cứu, khảo sát thực địa và sau đó viết cuốn “Kinh thành Huế” cũng không đề cập đến hai chiếc cổng này. Trong “Kinh thành Huế: Địa danh” của Cadière cho thấy ông đã biết đến hai chiếc cổng này nhưng không mô tả nhiều. Một thông tin quan trọng từ tác phẩm của Cadière cho thấy, ở vị trí số 120 có ghi chú thông tin về đội “Long Võ Hữu Vệ”, tức là có một đơn vị quân đội đóng ngay tại Đông thành Thủy quan tên là Long Võ Hữu Vệ. Có ý kiến cho rằng, sử sách không đề cập đến hai chiếc cổng này do đây là bí mật quân sự.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa nhận định: “Chiếc cổng là môt phần của hệ thống kinh thành, là nới đóng quân của vệ binh bảo vệ Đông thành Thủy quan”. Ông cũng bày tỏ quan điểm của mình trước ý kiến cho rằng, hai chiếc cổng này là nơi đặt đại bác phòng thủ Đông thành Thủy quan. “So sánh với các pháo nhãn và tính khoảng cách khá cao từ mặt đất, cấu trúc của hai chiếc cồng này không phải để đặt pháo. Hơn nữa, kiến trúc của chúng được đánh giá là tuyệt đẹp, không ai xây dựng đài pháo đẹp như vậy”, ông Hoa chia sẻ.

Hàng chục năm nay do người dân sinh sống ở khu vực Kinh thành Huế nên việc tiếp cận nhiều vị trí ở đây để nghiên cứu rất khó khăn. Sau khi thực hiện di dời dân cư, nhiều điều bí ẩn mới dần lộ ra mang lại cho giới nghiên cứu, bảo tồn cũng như du lịch nhiều thông tin về hệ thống Kinh thành Huế. Dù chiếc cổng gạch này được xây dựng với chức năng gì thì đây hoàn toàn là một điều vô cùng thú vị.

DL

Tin khác

Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng ngày 26/4, tại Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Tổng cục Hậu cần (TCHC) chỉ đạo Cục Chính trị phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc, cắt băng khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Các Nghị quyết, chỉ đạo quan trọng của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định thắng lợi Điện Biên Phủ

Các Nghị quyết, chỉ đạo quan trọng của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định thắng lợi Điện Biên Phủ

Trong bối cảnh cuộc chiến Điện Biên Phủ đang dần bước vào những thời khắc quyết định, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã đưa ra các nghị quyết, chỉ đạo quan trọng mang tính định hướng cho Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.

Đời sống văn hóa
Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm 'Thăng Long hội tụ'

Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm "Thăng Long hội tụ"

(CLO) Nhân Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), ngày 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra khai mạc Triển lãm mỹ thuật mang tên "Thăng Long hội tụ" do các nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa từ thị xã Sơn Tây và Hà Nội phối hợp tổ chức.

Đời sống văn hóa
Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa