(NB&CL) Việc Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là bước ngoặt mang tính lịch sử, là thời cơ và động lực phát triển mới cho địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kiến tạo hình ảnh đô thị thông minh, hiện đại, bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản để Huế thực sự trở thành trung tâm của vùng và cả nước về văn hóa - du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Thời gian và chiến tranh để lại cho Thừa Thiên Huế đống di sản hoang tàn và đổ nát, nhưng cũng từ đó mảnh đất này đã bền bỉ vươn lên trở thành biểu tượng nổi bật trong công tác bảo tồn di sản và hợp tác quốc tế và tự tin hướng tới việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương bằng chính thế mạnh văn hóa riêng có của mình. Đây chính là sự minh định của Huế trên con đường phát triển hướng tới tương lai.
Còn nhớ, trong thông điệp chúc mừng gửi đến Lễ kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993 - 2023) được UNESCO vinh danh là di sản thế giới, Ngài Lazare Eloundou Assomo - Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO – đã nhấn mạnh rằng: “Kể từ khi Huế được công nhận là di sản thế giới cách đây 30 năm, thế giới đã vô cùng ấn tượng với hành trình của Huế, nơi minh chứng không chỉ thành tựu quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển di sản thế giới, mà còn là biểu tượng cho sự tái sinh của Việt Nam. Bước ra từ gian khổ và những tàn phá sau hàng thập kỷ chiến tranh, Cố đô Huế đã chuyển mình từ một kho báu di sản bị tàn phá trở thành một biểu tượng nổi bật của bảo tồn di sản và hợp tác quốc tế”.
Sự hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại tạo nên bản sắc văn hóa Huế. Ảnh: Thanh Hòa
Đánh giá của Ngài Lazare Eloundou Assomo vừa là lời khẳng định và cũng là sự sẻ chia trước những nỗ lực không biết mệt mỏi của Huế đối với công cuộc gìn giữ di sản của quốc gia, của nhân loại. Trọng trách ấy không chỉ của riêng ai mà chính là của mỗi người dân Huế, những người gánh vác sứ mệnh gìn giữ kho báu của tiền nhân để lại.
Được sự hỗ trợ tích cực của UNESCO, các tổ chức quốc tế và đặc biệt là sự vào cuộc đầy quyết liệt của Chính phủ, sự quyết tâm không ngừng nghỉ của chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, công cuộc bảo tồn di tích Cố đô Huế đã được triển khai liên tục, bền bỉ và đạt được nhiều kết quả to lớn. Di sản văn hoá Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đến nay đang từng bước được hồi sinh, diện mạo ban đầu của một Cố đô lịch sử dần dần được hồi phục.
Tính từ năm 1981, khi UNESCO ra lời kêu gọi cứu vãn, bảo tồn và khôi phục các giá trị của di sản văn hoá Huế, đến nay đã có khoảng hơn 130 công trình di tích lớn nhỏ được đầu tư trùng tu, bảo tồn; cơ sở hạ tầng các khu di tích cũng được chỉnh trang, tu sửa. Và mới đây nhất là hai công trình đặc biệt là điện Kiến Trung và điện Thái Hoà đã được trùng tu, phục hồi một cách ngoạn mục.
Mấy chục năm nhìn lại có thể thấy công cuộc bảo tồn văn hóa của Huế đang đi đúng con đường xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá của dân tộc. Những thành quả ấy chính là một kì tích riêng có của Huế, tạo thành nền tảng, cơ sở đưa Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo con đường đi riêng đầy độc đáo của mình.
Đi lên bằng chính thế mạnh của mình
Huế là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam, từ một vùng đất biên viễn nổi danh là xứ “Ô Châu ác địa” biến thành một trung tâm đô thị và văn minh mới của người Việt trên con đường mở đất về phương Nam từ thế kỷ XVII - XVIII với tư cách là thủ phủ của Đàng Trong (1636-1774), trở thành kinh đô của đất nước dưới hai triều đại Tây Sơn (1788-1801) và triều Nguyễn (1802-1945), rồi thành cố đô cuối cùng còn được bảo lưu nguyên vẹn nhất tại Việt Nam.
Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế được xem là một hướng đi phù hợp, giúp phát huy được thế mạnh và tính đặc thù riêng có của Huế. Và đây cũng chính là cách để Huế đi lên bằng chính thế mạnh của mình, hoàn toàn phù hợp với định hướng của Trung ương.
Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, cho đến nay, Cố đô Huế là một trong những đô thị có quỹ kiến trúc di sản giàu có nhất không chỉ trong phạm vi khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Vì vậy, Thừa Thiên Huế xứng đáng để xây dựng trở thành một thành phố/đô thị di sản đặc thù.
Quang cảnh sông Hương. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải
Với thế mạnh riêng có, trên cơ sở Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực triển khai Nghị quyết bằng các Chương trình hành động cụ thể và đến thời điểm này đã hội đủ các điều kiện, tiêu chí để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; được Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước thông qua.
Việc thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ có những tác động tích cực không chỉ với bản thân địa phương mà còn các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung. Theo đó, Huế cùng với Đà Nẵng sẽ có vai trò là trung tâm kết nối giữa các tỉnh lân cận và các tỉnh trong khu vực duyên hải miền Trung; vừa tạo ra động lực và sức bật mới cho sự phát triển mới của các tỉnh, của vùng, cho đất nước; vừa góp phần thực hiện tốt Chiến lược phát triển vùng và Chiến lược phát triển đô thị quốc gia. Một khi Huế phát triển, các địa phương lân cận cũng như các địa phương trong vùng cũng sẽ hưởng lợi từ sự gia tăng lưu lượng thương mại và đầu tư. Mặt khác, thành phố Huế trực thuộc Trung ương cũng có thể phát huy vai trò đầu tàu trong việc liên kết và phát triển các tuyến du lịch liên tỉnh như Huế - Đà Nẵng - Hội An hoặc Huế - Quảng Bình (Phong Nha - Kẻ Bàng), thu hút nhiều khách du lịch hơn đến với toàn khu vực; giúp các địa phương cùng tận dụng lợi thế từ sự gia tăng của du khách quốc tế; thúc đẩy du lịch và văn hóa liên vùng.
Thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở nguyên trạng tỉnh Thừa Thiên Huế phản ánh đầy đủ vị thế, thực tiễn đổi mới của Thừa Thiên Huế trong xu thế hội nhập và phát triển; vừa hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đồng thời cũng thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh, là động lực, nguồn lực và là niềm tự hào để Thừa Thiên Huế phát huy truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa đặc sắc cố đô, phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng và cả nước.
Ông Lê Trường Lưu, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế, khẳng định: “Phấn đấu để được công nhận là thành phố thứ 6 của cả nước trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn phát huy di sản Cố đô, Huế càng ý thức sâu sắc về trách nhiệm bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, di sản để tương xứng với vị thế mới, vai trò mới. Đây là quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng, doanh nghiệp. Huế sẽ không chỉ là thành phố trực thuộc Trung ương mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn, một thành phố hiện đại, văn minh, bảo tồn được những giá trị truyền thống và phát triển bền vững…”.
(CLO) Tập thơ Giọt sương bên cửa sổ của tác giả Nguyễn Văn A nói lên nhân cách đáng kính trọng của người lính, nói lên một thời đại văn hóa tất cả vì Tổ quốc quyết sinh. Đây là tiếng thơ đáng quý, đáng được sẻ chia, tôn vinh!
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm thứ Hai rằng ông muốn chiến tranh ở Gaza chấm dứt và nghĩ rằng điều đó sẽ sớm xảy ra, khi ông tiếp đón Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Nhà Trắng.
(CLO) Theo số liệu Box Office Vietnam sáng 8/4, phim Địa đạo của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã vượt mốc 80 tỷ đồng (tính cả suất chiếu sớm), đưa dòng phim chiến tranh, cách mạng trở lại vị thế vốn có.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có công điện gửi UBND các địa phương về việc đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
(CLO) Chuột thường không được xem là loài vật dễ gây thiện cảm - nhưng một chú chuột đặc biệt tên Ronin đang từng bước thay đổi định kiến ấy, nhờ khả năng đánh hơi mìn đáng kinh ngạc.
(CLO) Hình ảnh của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên khi cô đến tham dự sự kiện thời trang của nhãn hàng Dior hồi đầu tháng 3 đã bị thương hiệu này xóa bỏ.
(CLO) Theo kế hoạch ngày 12/4 tới, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức họp để công khai toàn bộ hướng tuyến với nhân dân dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và lập Tổ công tác chuyên về công tác vận động tuyên truyền đến nhân dân về tầm quan trọng của dự án.
(CLO) Bàn thắng trên chấm phạt đền của Trần Gia Bảo ở phút bù giờ cuối cùng của hiệp 2 đã giúp U17 Việt Nam cầm hoà với tỷ số 1-1 trước U17 Nhật Bản ở lượt hai bảng B U17 châu Á 2025.
(CLO) Sau khi bị phản ánh cung cấp dịch vụ không đúng cam kết, đơn vị khai thác tàu du lịch TALIYA CRUISE – đăng ký kinh doanh tại Hải Phòng, đã phải hoàn tiền cho đoàn khách sử dụng dịch vụ ăn tối trên vịnh Hạ Long.
(CLO) Nhà báo Bùi Tấn Sỹ khẳng định: “Mỗi tác phẩm, người làm truyền hình phải xây dựng kịch bản khác nhau, phải đặt tâm huyết mình vào đó và phải có sức sáng tạo riêng, có điểm nhấn, có nút thắt, có mẫu thuẫn để từ đó tạo ra câu chuyện và nhân vật đầy màu sắc”.
(CLO) Chiến thắng hủy diệt 6-0 của Hàn Quốc trước Afghanistan tối 7/4 đã gián tiếp đưa Indonesia vào tứ kết giải U17 châu Á 2025 và chắc suất dự U17 World Cup, bất chấp còn một trận chưa đấu.
(CLO) Việc Công ty Tuấn Long có dấu hiệu sử dụng đất sai mục đích tại Cụm công nghiệp xã Ea Ral (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) đã được Công an huyện Ea H'leo xác định. Tuy nhiên, khi thanh tra, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường lại không thể phát hiện ra sai phạm.
(CLO) Tập thơ Giọt sương bên cửa sổ của tác giả Nguyễn Văn A nói lên nhân cách đáng kính trọng của người lính, nói lên một thời đại văn hóa tất cả vì Tổ quốc quyết sinh. Đây là tiếng thơ đáng quý, đáng được sẻ chia, tôn vinh!
(CLO) Ngày 7/4/2025 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh đã long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương.
(CLO) Sáng 7/4, lễ hội truyền thống làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó, nổi bật nhất là phần thi bơi thuyền giữa các làng với nhau thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.
(CLO) Với chuỗi hoạt động phong phú và hấp dẫn, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.
(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.
(CLO) Tối 6/4/2025, chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Bản trường ca hòa bình" diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đắk Lắk và TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.