Huế tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật về đêm nhằm thúc đẩy du lịch

Chủ nhật, 27/02/2022 09:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Quý II năm 2022, TP Huế sẽ triển khai nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật về đêm phục vụ khách du lịch, từ 18 đến 22h các ngày trong tuần.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, UBND TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật về đêm phục vụ du lịch.

Việc triển khai các hoạt động này nhằm để tạo lập và hình thành nhiều không gian văn hóa, nghệ thuật về đêm để thu hút du khách và người dân, góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Huế, phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội sau dịch COVID-19. Đồng thời, dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo nhiều các khu vực vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, khám phá ẩm thực và các hoạt động cộng đồng về đêm trên địa bàn thành phố...

hue to chuc nhieu hoat dong van hoa nghe thuat ve dem nham thuc day du lich hinh 1

TP Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật về đêm. Ảnh minh họa

Theo kế hoạch, các hoạt động sẽ bắt đầu triển khai thực hiện tại các địa điểm do UBND TP Huế bố trí từ đầu quý II năm 2022 sau khi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế điều chỉnh một số biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Thời gian diễn ra các hoạt động sẽ là hàng tuần, tháng, quý, năm, các ngày lễ lớn, Tết dương lịch... tại các địa điểm như: Phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An - Võ Thị Sáu; Công viên 3/2 (Khu vực nhà Kèn); Công viên Tứ Tượng; Địa điểm Trưng bày Bảo tàng Văn hóa Huế (thuộc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế); Đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu; Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán.

Các hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng sẽ được tổ chức tại sân Bia Quốc Học Huế; Công viên Thương Bạc (Đình Thương Bạc, sân khấu đường đi bộ bờ bắc sông Hương); Sân Nghinh Lương Đình; Cầu bán nguyệt - công viên Phú Xuân; Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh; Chợ đêm Đông Ba; Phố đêm Hoàng Thành Huế; Khu vực đi bộ bờ bắc sông Hương… Thời gian hoạt động từ 18 đến 22h các ngày trong tuần.

Theo UBND TP Huế, những hoạt động được tổ chức bao gồm biểu diễn thư pháp, trò chơi dân gian, ca Huế thính phòng, thao diễn nghề truyền thống, biểu diễn áo dài truyền thống, nặn tò he, trống tò vò, âm nhạc đường phố, biểu diễn sáo trúc, nhân tượng, ký họa chân dung, ảo thuật, chương trình ca múa nhạc tổng hợp, ca múa nhạc truyền thống...

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa