Huế yêu cầu di dời phù điêu vua Quang Trung ra khỏi Miếu Đôi

Thứ tư, 20/09/2023 06:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chính quyền địa phương ở TP Huế sẽ yêu cầu dời phù điêu vua Quang Trung, Thái Đức tại Miếu Đôi ra địa điểm khác, cho đến khi có kết luận của cơ quan chức năng.

Ngày 19/9, UBND TP Huế đã có văn bản trả lời Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế về kết quả xác minh việc dựng phù điêu và thờ vua Quang Trung, Thái Đức tại Miếu Đôi ở làng Dạ Lê Chánh, phường Thủy Vân.

Theo văn bản này, Miếu Đôi được hình thành vào khoảng thế kỷ XVII dưới thời Chúa Nguyễn, tổng diện tích 1.240 m2, trong đó có 2 miếu thờ với diện tích 22,4 m2 và tường rào 3 mặt với tổng chiều dài 46 m, đã xuống cấp.

hue yeu cau di doi phu dieu vua quang trung ra khoi mieu doi hinh 1

Tượng và phù điêu vua Thái Đức, vua Quang Trung tại Miếu Đôi. Ảnh: TNO

Miếu Đôi do Hội đồng Tộc trưởng làng Dạ Lê Chánh quản lý, thờ cúng; dân làng vẫn duy trì hương khói vào tháng 7 hằng năm, nhưng không biết vị nào được thờ ở miếu này.

Ngày 5/11/2022, Hội đồng Tộc trưởng làng Dạ Lê Chánh có thư đề nghị Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế tìm hiểu, nghiên cứu về Miếu Đôi thờ ai.

Ngày 24/6/2023, Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế tổ chức tọa đàm và cho rằng Miếu Đôi là nơi thờ hai vò "hoa cái - xương sọ" anh em Nguyễn Nhạc (tức vua Thái Đức) và Quang Trung (Nguyễn Huệ).

Ý kiến phản biện của các nhà nghiên cứu tại buổi tọa đàm cho rằng cần phải thận trọng và tiếp tục nghiên cứu để có đủ chứng cứ xác định rõ ràng.

Vào đầu tháng 8/2023, Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế đã vận động và đặt phù điêu 2 vị vua Thái Đức, Quang Trung tại Miếu Đôi. Bức phù điêu bằng đá cao 1,2 m, rộng 1,5m, sâu 0,2m, được đặt trên bệ đá cao 0,9 m, rộng 1,6 m, sâu 0,7 m; đồng thời làm lễ an vị phù điêu này.

Sau đó, Ban quản lý tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố và Trưởng làng chưa đồng tình với việc Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế tự ý dựng phù điêu mà không thông qua Ban đại diện làng, tổ dân phố và chính quyền, do chưa có kết luận của cấp có thẩm quyền liên quan việc Miếu Đôi thờ ai.

Ngày 7/9, UBND phường Thủy Vân đã mời đại điện Hội đồng Tộc trưởng làng Dạ Lê Chánh, Trưởng ban công tác Mặt trận, Tổ trưởng tổ dân phố cùng một số cán bộ, công chức liên quan làm việc.

Các bên đã thống nhất quan điểm đề nghị UBND phường không đồng ý tổ chức hoạt động thờ cúng liên quan Hoàng đế Quang Trung; chỉ cúng lễ theo truyền thống và yêu cầu di chuyển phù điêu tạc 2 vị Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc ra khỏi khuôn viên Miếu Đôi; dừng các hoạt động liên quan vua Quang Trung tại Miếu Đôi cho đến khi có kết luận của cơ quan chức năng.

hue yeu cau di doi phu dieu vua quang trung ra khoi mieu doi hinh 2

Bài vị thờ vua Quang Trung mới đặt tại Miếu Đôi. Ảnh: QN

UBND TP Huế cũng cho biết, thời gian tới, phường Thủy Vân sẽ mời các tổ chức, cá nhân liên quan làm việc và yêu cầu dời phù điêu ra địa điểm khác cho đến khi có kết luận của cơ quan chức năng.

Đồng thời, đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, tổ chức tọa đàm để đánh giá cụ thể lịch sử và có kết luận về Miếu Đôi.

Trước đó, UBND phường Thủy Vân đã có văn bản báo cáo với UBND TP Huế đề nghị xác minh việc dựng tượng, phù điêu, tổ chức lễ giỗ cho vua Quang Trung tại Miếu Đôi khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

UBND phường Thủy Vân cũng đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền có quyết định tạm thời di dời phù điêu cùng tượng vua Thái Đức và vua Quang Trung ra khỏi Miếu Đôi khi chưa có căn cứ xác thực 2 vị vua này liên quan đến ngôi miếu.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

'Mai' thắng lớn tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2024

'Mai' thắng lớn tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2024

(CLO) Bộ phim "Mai" thắng lớn khi giành 3 giải thưởng quan trọng tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ hai năm 2024.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Vì Hòa bình đầu tiên của cả nước được tổ chức tại Quảng Trị

Lễ hội Vì Hòa bình đầu tiên của cả nước được tổ chức tại Quảng Trị

(CLO) Tối ngày 6/7, tại Khu Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương, sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 - lễ hội đầu tiên của cả nước - sự kiện tôn vinh giá trị của hòa bình, chuyển tải thông điệp về hoà bình của nhân dân Quảng Trị trong dòng chảy khát vọng của dân tộc Việt Nam và các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. 

Đời sống văn hóa
ICOMOS sẽ thẩm định Quần thể di tích danh thắng Yên Tử vào tháng 8/2024

ICOMOS sẽ thẩm định Quần thể di tích danh thắng Yên Tử vào tháng 8/2024

(CLO) Tháng 8/2024, TP Uông Bí sẽ đón Đoàn chuyên gia của ICOMOS về thẩm định, đánh giá Quần thể di tích danh thắng Yên Tử, tiến tới công nhận Quần thể di tích, danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản thế giới.

Đời sống văn hóa
Đối ẩm Trà Đạo Nhật Bản và Trà Thức Việt Nam

Đối ẩm Trà Đạo Nhật Bản và Trà Thức Việt Nam

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản 2024 tại thành phố Đà Nẵng diễn ra từ ngày 4 - 7/7, với nhiều hoạt động đặc sắc, như Triển lãm thành tựu hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, hội thảo, tọa đàm kinh doanh, kết nối giao thương, chương trình giao lưu thể thao, nghệ thuật với nhiều hoạt động lần đầu tiên xuất hiện tại lễ hội như trải nghiệm bóng chày Nhật Bản, giao lưu Bon Odori và múa sạp… Điểm nhấn của Lễ hội lần này đó là chương trình Đối ẩm Trà Đạo Nhật Bản và Trà Thức Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Liên hoan nghệ thuật thanh, thiếu nhi quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại Viêt Nam

Liên hoan nghệ thuật thanh, thiếu nhi quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại Viêt Nam

(CLO) Liên hoan nghệ thuật Thanh - thiếu nhi quốc tế 2024 dự kiến thu hút từ 200 - 300 thí sinh đến từ Việt Nam và từ 7 đến 10 đoàn thiếu nhi quốc tế tham dự.

Đời sống văn hóa