(NB&CL) Tại một số xã của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình có dấu hiệu của việc mua gom trái phép đất rừng nhằm trục lợi, chờ cơ hội để đẩy giá “tăng nóng” khi có các dự án du lịch, nghỉ dưỡng được đầu tư, phát triển trên địa bàn. Việc này diễn ra tương đối phức tạp khiến nhiều dự án rơi vào cảnh chậm tiến độ.
Loạt dự án rơi vào cảnh “chậm tiến độ”
Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Hòa Bình cũng sẽ tăng cường đầu tư hạ tầng phục vụ dịch vụ, du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình.
Với những yếu tố thuận lợi về địa lý, khu vực xã Ngòi Hoa (nay là xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình), loạt dự án sinh thái, nghỉ dưỡng đã xuất hiện, hướng đến phát triển du lịch mạnh mẽ, tận dụng địa hình nằm trong vùng lõi khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Tuy nhiên, các dự án tại xã Suối Hoa đang rơi vào cảnh chậm tiến độ, hoặc triển khai cầm chừng, nguyên nhân một phần lớn là do công tác giải phóng mặt bằng.
Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình sẽ được đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
Theo UBND xã Suối Hoa cho biết, trên địa bàn xã có 4 dự án sinh thái, nghỉ dưỡng quy mô lớn đã được chấp thuận chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư là Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng, Công ty cổ phần đầu tư Năng lượng – Xây dựng – Thương mại Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn), Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm, Công ty cổ phần V’star Hoà Bình. Và một dự án được chấp thuận chủ trương cho phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện là dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp MIVI Hoà Bình.
Công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án này dường như đều gặp nhiều khó khăn với lý do: Có một bộ phận người ngoài địa phương đến thu gom đất của các hộ dân với giá khá cao (có nơi lên đến cả tỷ đồng/ha đất rừng) dẫn đến việc tuyên truyền, vận động, thỏa thuận với các hộ dân gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, giá đền bù thoả thuận thời điểm trước thấp hơn giá đền bù hiện tại khiến người dân không muốn hợp tác.
Trong khi đó, theo một số doanh nghiệp phản ánh, chính quyền cấp xã có biểu hiện thiếu hợp tác, hỗ trợ, che giấu thông tin về danh tính các chủ sử dụng đất khiến việc doanh nghiệp đi thoả thuận gặp rất nhiều khó khăn.
Công ty cổ phần đầu tư Năng lượng – Xây dựng – Thương mại Hoàng Sơn đang bạt đồi làm dự án nghỉ dưỡng.
Cũng theo UBND xã Suối Hoa cho biết, đối với Công ty cổ phần Đầu tư Lạc Hồng đến nay đã giải phóng mặt bằng được 67%/trên tổng diện tích dự án là 146,6 ha; Công ty cổ phần V’star Hòa Bình nhận chuyển nhượng được khoảng 68%/tổng 164,81 ha diện tích dự án. Thậm chí, Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm mới giải phóng được hơn 10%/tổng diện tích 62,98 ha dự án. Hay như Công ty Cổ phần TMDV MiVi Hòa Bình cũng mới chỉ thỏa thuận được 9,8 ha/43 ha của tổng dự án. Duy nhất Công ty Hoàng Sơn đã thỏa thuận nhận chuyển nhượng được 93% và đang triển khai dự án.
Đẩy giá đất rừng tăng “nóng”
Theo tìm hiểu của phóng viên, tình trạng người dân ngoài địa phương đến thu gom đất của các hộ dân, trong đó có đất rừng đã diễn ra tại địa bàn Suối Hoa nhiều năm nay. Hiện nay, giá thu mua 1 ha đất rừng tại đây đã được đẩy nóng lên đến cả tỷ đồng/1 ha. Nếu diện tích đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trong đó có cả đất thổ cư, đất trồng cây lâu năm) thì giá còn “tăng nóng hơn nữa”.
Khu vực được xác định thuộc dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp MIVI Hoà Bình mới chỉ giải phóng mặt bằng được 9,8 ha/43 ha của tổng dự án.
Một người dân xóm Nẻ, xã Suối Hoa tên Hoạt cho biết, gia đình ông có diện tích đất gần 2000m2 bao gồm cả đất rừng, vườn và đất rừng sản xuất nhưng hiện chưa muốn bán. Ông Hoạt giới thiệu sang một người họ hàng có nguyện vọng bán cũng gần 2000m2 đất tại khu vực xóm Nẻ - Ngòi Hoa là ông Hân.
Trao đổi qua điện thoại, ông Hân “báo giá” khu đất gần 2000m2 (cũng bao gồm cả đất thổ cư, đất rừng và đất trồng cây lâu năm) của gia đình mình là hơn 2 tỷ 200 triệu đồng. Theo ông Hân, mức giá này còn thấp vì gia đình đang muốn bán luôn, nếu không giá phải cao hơn.
Qua tìm hiểu, phóng viên gặp được ông Bùi V. S. – người dân Ngòi Hoa. Ông S. cho biết, ông là một trong số ít người tại địa phương được nhờ đi gom đất do ông có quan hệ với một cán bộ tại UBND xã Suối Hoa nên thủ tục mua bán sau đó hết sức thuận lợi.
Chủ trương đầu tư được tỉnh Hòa Bình chấp thuận cho các dự án tại xã Suối Hoa nhưng việc thực hiện đều đang rơi vào cảnh “chậm tiến độ”.
Cũng theo ông S., ngoài các doanh nghiệp đến nhận chuyển nhượng đất để làm dự án hợp pháp, việc người ngoài địa phương đến mua gom đất để chờ cơ hội từ các dự án nghỉ dưỡng, sinh thái diễn ra nhiều năm nay.
“Trước đây, người dân bán cho Công ty Hoàng Sơn có khoảng 90 triệu đồng/1 ha đất rừng. Nhưng những năm gần đây, giá của 1 ha đất rừng phải khoảng 700 triệu đến 1 tỷ đồng, nhiều nhà còn chưa muốn bán”, ông S. nói và cho biết gia đình ông cũng có một diện tích đất khu vực Ngòi Hoa không sản xuất, trồng trọt gì nhưng chưa muốn bán vì còn “chờ xem giá cả như thế nào”.
Trong vai một người cần mua gom đất làm dự án sinh thái, khi phóng viên trình bày nguyện vọng muốn mua đất, kể cả đất không giấy tờ, ông Bùi Văn S. cho biết: Việc mua bán đất sẽ được thực hiện bằng cách làm giấy viết tay với các chủ đất, sau đó nhờ cán bộ địa chính xã làm thủ tục. Sau đó, ông S. cho phóng viên số điện thoại của vị cán bộ địa chính xã Suối Hoa để liên lạc nếu có nhu cầu.
Trao đổi qua điện thoại với cán bộ địa chính xã Ngòi Hoa là ông Bùi Văn Sản, phóng viên nhận thấy việc mua bán, chuyển nhượng đất rừng tại xã Suối Hoa cũng hết sức dễ dàng. Ông Sản cho biết, nếu có nguyện vọng chỉ cần gặp ông, chỉ khu đất thực tế muốn mua thì “bàn bạc”.
Khi hỏi về việc đất rừng nếu không có giấy tờ thì mua bán, chuyển nhượng ra sao, ông Bùi Văn Sản cho biết, việc này tùy vào người mua và người dân có đất thỏa thuận. Nếu muốn ra sổ thì làm cho người dân có đất trước, sau đó sang tên cho người mua.
Như vậy, có thể thấy, việc mua bán, chuyển nhượng đất rừng tại xã Suối Hoa rất dễ dàng. Trong khi đó, có việc cá nhân mua gom đất, rồi đẩy giá “tăng nóng” chờ dự án đã diễn ra suốt một thời gian dài nhưng dường như việc ngăn chặn, xử lý còn bị “bỏ ngỏ”.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc làm việc trực tiếp với ông Bùi Văn Mùi – Chủ tịch UBND xã Suối Hoa, ông Bùi Văn Sản – Cán bộ địa chính xã.
Trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND xã Suối Hoa.
Theo Chủ tịch UBND xã Suối Hoa, trên địa bàn xã có 4 dự án sinh thái, nghỉ dưỡng được chấp thuận chủ trương đầu tư và hầu hết đều đang trong quá trình giải phóng mặt bằng. Duy nhất có dự án của Công ty Hoàng Sơn đang triển khai nhưng hiện nay cũng “chưa sạch” mặt bằng.
Còn theo cán bộ địa chính xã Ngòi Hoa cho biết, việc quản lý đất đai tại địa phương dựa vào bản đồ địa chính. Đối với các diện tích đất không có giấy tờ chứng minh thì cần dựa vào đo đạc, làm việc với đại diện khu dân cư để xác định chủ.
Liên quan đến việc giá đất rừng “tăng nóng” trong thời gian vừa qua, nhiều trường hợp người dân không chấp nhận với thỏa thuận để chuyển nhượng đất rừng cho dự án, ông Bùi Văn Sản cho biết, có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do người dân chưa yên tâm về vấn đề an sinh xã hội, sinh kế sau khi chuyển nhượng đất cho nhà đầu tư. Ông Sản cũng cho rằng không “phát hiện” thấy có cá nhân mua gom đất rừng mà chỉ “nghe nói” - điều này lại trái ngược hoàn toàn với những gì phóng viên tìm hiểu cũng như trao đổi với ông Sản qua điện thoại trước đó.
Trước sự việc trên, đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Tân Lạc chỉ đạo kiểm tra, xử lý kịp thời.
(CLO) Thấy bạn rơi xuống hố nước, bé Nam Phong, gần 3 tuổi, “nói chưa sõi” nhưng đã nhanh trí chạy vào nhà kêu cứu. Sau đó người lớn chạy ra ngoài, phát hiện một bé trai rơi xuống hố nước và đã nhanh chóng đưa lên bờ.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có những phiên giao dịch bán mạnh với mức giảm và thanh khoản đột biến nhất trong lịch sử. Điều này vẫn có thể tiếp tục dẫn đến áp lực bán giải chấp dư nợ ký quỹ trong những phiên tới.
(CLO) Nhật Bản đang tăng tốc trong hành trình trở thành điểm đến hàng đầu thế giới khi đặt mục tiêu đón 60 triệu lượt khách quốc tế và đạt mức chi tiêu du lịch 15 nghìn tỷ yên vào năm 2030.
(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.
(CLO) Gần 10 năm qua, với tấm lòng nhân ái và tinh thần sẵn sàng sẻ chia, anh Trần Đức Sơn (49 tuổi), một người thợ xây ở thôn Tân Tùng Sơn, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đã âm thầm đóng góp những giọt máu quý giá của mình để cứu giúp người bệnh. Đến nay, anh đã 10 lần tham gia hiến máu tình nguyện, trở thành một tấm gương sáng về lòng nhân đạo giữa cuộc sống đời thường.
(CLO) Có bao nhiêu loài kiến trên Trái đất? Trước đây, câu hỏi này gần như không thể trả lời. Nhưng nhờ các phương pháp nghiên cứu hiện đại, cùng với sự hỗ trợ của AI và học máy, các nhà khoa học giờ đã bắt đầu làm sáng tỏ những bí ẩn từng không có lời giải.
(CLO) Dù có bàn thắng dẫn trước, U17 Thái Lan vẫn không thể tránh khỏi thất bại 1-3 trước chủ nhà U17 Saudi Arabia ở lượt trận thứ hai bảng A vòng chung kết U17 châu Á 2025. Trận thua thứ hai liên tiếp đã chính thức khiến đội bóng trẻ xứ Chùa Vàng sớm dừng bước và tan mộng World Cup.
(CLO) Hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra mức thuế quan mới, theo các quan chức cấp cao cho biết vào Chủ nhật.
(CLO) Tối 6/4/2025, chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Bản trường ca hòa bình" diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đắk Lắk và TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
(CLO) Chuỗi trận bất bại kéo dài hơn nửa năm của Liverpool tại Ngoại hạng Anh đã bị chặn đứng sau thất bại 2-3 trước chủ nhà Fulham ở vòng 31. Đây là trận thua đầu tiên của The Kop kể từ tháng 9/2024, khiến cuộc đua vô địch trở nên nóng hơn trong giai đoạn nước rút.
(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.
(CLO) Trong một nghịch lý đáng báo động, Trung Quốc - quốc gia từng chứng kiến nạn đói kinh hoàng những năm 1960 - giờ đây đang vật lộn với cuộc khủng hoảng béo phì chưa từng có.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.