IMF: Nợ toàn cầu tăng mạnh nhất kể từ Thế chiến thứ hai

Thứ sáu, 17/12/2021 10:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nợ toàn cầu tăng lên mức 226.000 tỷ USD vào năm 2020, mức tăng mạnh nhất trong 1 năm kể từ Thế chiến thứ hai do áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, và phần lớn tập trung ở các nước giàu hơn.

Đây là thông tin trong báo cáo ngày 15/12 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy trong năm 2020, nợ toàn cầu tăng 28.000 tỷ USD - mức tăng mạnh nhất trong 1 năm kể từ Thế chiến thứ hai. Cụ thể, đại dịch Covid-19 đã khiến nợ toàn cầu tăng lên 28 điểm phần trăm, tương đương 256% GDP toàn cầu vào năm 2020.

imf no toan cau tang manh nhat ke tu the chien thu hai hinh 1

Nợ toàn cầu tăng mạnh nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Ảnh: Getty Images.

Trong đó, các khoản vay của chính phủ chiếm hơn một nửa trong mức tăng 28.000 tỷ USD. Các khoản nợ tư nhân giữa các tập đoàn trung gian phi tài chính và hộ gia đình cũng đạt mức cao mới.

Với mức nợ này, việc lãi suất tăng nhanh có thể gây áp lực lên các nước, buộc chính phủ và các công ty phải cắt giảm nợ và chi tiêu. Khi lãi suất tăng, chính sách tài chính thường được điều chỉnh do các chính phủ chi nhiều hơn để trả nợ và cắt giảm chi tiêu để kiểm soát thâm hụt.

“Rủi ro sẽ tăng cao nếu lãi suất toàn cầu tăng nhanh hơn dự kiến và tăng trưởng chậm lại. Nếu khu vực công và tư nhân bị buộc phải giảm bớt nợ, triển vọng tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng”, giám đốc phụ trách về các vấn đề tài chính của IMF Vitor Gaspar chia sẻ.

Nợ công tại các nước phát triển tăng mạnh do chính phủ triển khai các biện pháp kích thích kinh tế trong đại dịch. Còn đối với các nước đang phát triển và mới nổi, tỷ lệ nợ tăng cao do GDP sụt giảm.

Theo báo cáo, các nước phát triển và Trung Quốc chiếm đến 90% các khoản nợ tăng thêm, một phần do lãi suất thấp, trong khi nợ tăng thấp hơn ở các nước đang phát triển do khả năng tiếp cận nguồn vốn bị hạn chế, chi phí đi vay cao hơn.

Theo IMF, có thể hiểu được việc tăng nợ là do chính phủ muốn bảo vệ mạng sống, việc làm cho người dân và tránh các công ty phá sản hàng loạt. Tuy nhiên, cũng ngăn cản các chính phủ hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Các quan chức của IMF cho rằng lãi suất tăng cao sẽ làm giảm tác động của việc tăng chi tiêu tài khóa và khiến mối lo ngại về tính bền vững của nợ gia tăng. Do đó, cơ quan này khuyến cáo các chính phủ nên có những biện pháp tài chính cụ thể để giải quyết các vấn đề kinh tế.

Hương Vũ (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm