(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?
Thông tin về việc ISIS-K nhận trách nhiệm vụ tấn công khủng bố khiến ít nhất 133 người chết và gần 200 người bị thương tại một trung tâm thương mại ở Moscow hôm 22/3 được gửi tới công chúng qua nền tảng nhắn tin Telegram. Trong đó, trang tin Amaq có liên kết với ISIS-K, đã cho biết nhóm này đã tổ chức và thực hiện vụ tấn công.
Trung tâm mua sắm và biểu diễn nghệ thuật Crocus City Hall tại Moscow (Nga) cháy lớn sau khi bị những kẻ khủng bố phóng hỏa. Ảnh: EPA
IS công bố ảnh những kẻ tấn công ở Nga
Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hôm thứ Bảy đã công bố một bức ảnh về những gì họ nói là 4 kẻ tấn công trong vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow vào thứ Sáu.
“Vụ tấn công xảy ra trong bối cảnh cuộc chiến khốc liệt giữa Nhà nước Hồi giáo và các quốc gia chống Hồi giáo”, trang tin Amaq của nhóm này cho biết thêm trong một tuyên bố trích dẫn các nguồn tin an ninh.
IS đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công nhưng Nga vẫn cho rằng có mối liên hệ với Ukraine, bất chấp sự phủ nhận mạnh mẽ từ các quan chức Ukraine rằng Kiev không liên quan gì đến vụ việc này.
Hiện chưa rõ thực hư của thông tin trên ra sao. Nhưng trước tiên, để hiểu được bức tranh toàn cảnh, cần xem xét ISIS-K là nhóm khủng bố như thế nào, và nếu quả thực chúng thực hiện vụ tấn công đẫm máu tại Moscow thì động cơ đằng sau hành động vô nhân tính đó là gì?
Phiên bản tàn bạo hơn của Taliban
ISIS-K được thành lập vào năm 2015 bởi các thành viên bất mãn của Taliban ở Pakistan, những người muốn theo đuổi một phiên bản Hồi giáo bạo lực hơn.
Được đặt tên là Tỉnh Khorasan - một thuật ngữ cũ để chỉ khu vực bao gồm các phần của Iran, Turkmenistan và Afghanistan, viết tắt là ISIS-K, nhóm này bắt đầu hoạt động ở miền đông Afghanistan từ cuối năm 2014 và theo đuổi một phiên bản Hồi giáo tàn bạo hơn cả Taliban.
Là một trong những chi nhánh hoạt động tích cực nhất của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), nhóm ISIS-K đã chứng kiến số lượng thành viên của mình giảm kể từ khi đạt đỉnh điểm vào khoảng năm 2018.
Cho tới năm 2021, hàng ngũ của ISIS-K bị suy giảm gần một nửa, xuống còn khoảng 1.500 đến 2.000 chiến binh do hậu quả của sự kết hợp giữa các cuộc không kích của Mỹ và các cuộc trấn áp của biệt kích Afghanistan khiến nhiều thủ lĩnh của nhóm thiệt mạng.
ISIS-K đã gặp phải đợt sóng gió thứ hai đầy kịch tính ngay sau khi Taliban lật đổ chính phủ Afghanistan vào năm đó. Trong thời gian quân đội Mỹ rút khỏi đất nước, ISIS-K đã thực hiện một vụ đánh bom liều chết tại sân bay Kabul vào tháng 8 năm 2021 khiến 13 lính Mỹ và 170 thường dân thiệt mạng.
Cuộc tấn công đã nâng cao vị thế quốc tế của ISIS-K, coi tổ chức này là mối đe dọa lớn đối với khả năng cai trị của Taliban. Nhưng kể từ đó, Taliban càng trấn áp quyết liệt ISIS-K ở Afghanistan. Cho đến nay, các lực lượng an ninh của Taliban đã ngăn chặn nhóm này chiếm giữ lãnh thổ hoặc tuyển mộ số lượng lớn các cựu chiến binh Taliban chán nản trong thời bình.
Vươn vòi bạo lực ra ngoài Afghanistan
Taliban đã kiềm tỏa được ISIS-K, không cho chúng mở rộng địa bàn ở Afghanistan. Nhưng bên ngoài Afghanistan, Mỹ và nhiều đồng minh chống khủng bố của họ vẫn coi nhóm này là một mối đe dọa nguy hiểm cho an ninh toàn cầu.
Các tay súng của ISIS-K nổi danh là những kẻ tàn bạo. Ảnh: Herald Sun
Tướng Michael Kurilla, chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ, nói với Quốc hội Mỹ vào tháng 3 năm ngoái rằng ISIS-K đang nhanh chóng phát triển khả năng tiến hành “các hoạt động bên ngoài” ở châu Âu và châu Á. Ông Kurilla dự đoán ISIS-K sẽ có thể tấn công các lợi ích của Mỹ và phương Tây bên ngoài Afghanistan "chỉ trong vòng sáu tháng và có rất ít hoặc không có cảnh báo".
ISIS-K có lịch sử tấn công tàn bạo, bao gồm cả các cuộc tấn công vào nhà thờ Hồi giáo, trong và ngoài Afghanistan. Các quan chức chống khủng bố ở châu Âu cho biết ISIS đang tìm cách mở rộng các hoạt động bên ngoài của mình ra ngoài “sân nhà” và trong những tháng gần đây họ đã dập tắt một số âm mưu mới của ISIS-K nhằm vào các mục tiêu ở châu Âu.
Trong một bài đăng trên tài khoản Telegram chính thức của mình vào tháng 1 năm nay, ISIS-K cho biết tổ chức này đứng sau vụ đánh bom khiến 84 người thiệt mạng ở Kerman (Iran), trong lễ tưởng niệm Thiếu tướng Qassim Suleimani - người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ vào năm 2020.
ISIS-K, vốn đã nhiều lần đe dọa Iran về những gì bọn chúng cho là đa thần và bội giáo. Nhóm này cũng nhận trách nhiệm về một số cuộc tấn công trước đó ở Iran.
Có một thông tin đáng chú ý là vào tháng 9 năm 2022, ISIS-K cũng đã nhận trách nhiệm về vụ đánh bom liều chết tại Đại sứ quán Nga ở Kabul, khiến 2 nhân viên sứ quán thiệt mạng.
Và bây giờ, ISIS-K nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu ở Trung tâm mua sắm và biểu diễn nghệ thuật Crocus City Hall, ngoại ô Thủ đô Moscow của Nga.
Colin Clarke, nhà phân tích chống khủng bố tại Soufan Group, một công ty tư vấn an ninh có trụ sở tại New York (Mỹ), cho biết: “ISIS-K đã tập trung sự chú ý của chúng vào Nga trong hai năm qua” và thường xuyên chỉ trích Tổng thống Vladimir Putin trong các hoạt động tuyên truyền của chúng".
Nhà phân tích Colin Clarke lý giải rằng ISIS-K tấn công Moscow vì sự can thiệp quân sự của Moscow ở đối với phong trào của người Hồi giáo ở Afghanistan, Chechnya và Syria trong những năm qua.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Chính phủ Mỹ vừa ban hành lệnh cấm gây chú ý: cấm toàn bộ nhân viên chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân nước sở tại.
(CLO) UBND xã Triệu Tân, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) cho biết, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH Thủy sản liên hiệp quốc tế Elites Việt Trung, đóng tại xã này.
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Việc cải tạo, nâng cấp tuyến tỉnh lộ 419 đoạn đi trùng tuyến đường trục phát triển kinh tế Miếu Môn - Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm ùn tắc giao thông và tạo mỹ quan đô thị.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
(CLO) Ngày 3/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố "thẻ vàng" trị giá 5 triệu USD có in hình ông, tuyên bố rằng thẻ này sẽ được phát hành trong vòng chưa đầy hai tuần nữa.
(CLO) Trong vòng hơn nửa năm, Vũ Thị Khánh Huyền đã dụ dỗ, lừa gạt 8 người Việt Nam đưa các nạn nhân ra nước ngoài để cưỡng bức lao động và đòi hơn 1 tỷ đồng tiền chuộc.
(CLO) Trong một bước ngoặt làm chấn động giới công nghệ, hai mô hình AI hàng đầu thế giới là GPT-4.5 của OpenAI và Llama-3.1 của Meta đã chính thức vượt qua bài kiểm tra Turing - thử thách kinh điển được nhà toán học Alan Turing đề xuất từ năm 1950.
(CLO) Lực lượng chức năng đã làm việc với tài xế xe tải cố ý vượt rào chắn đường ngang, khi chắn đang dịch chuyển đóng đường ở thành phố Huế. Chiếc ô tô đã va chạm và làm cong vênh một gác chắn, gãy một gác chắn.
(CLO) Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa phối hợp với các đơn vị nâng thành công hệ kết cấu thép mái trung tâm Nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Long Thành.
(CLO) Giá bán lẻ thực tế tại đại lý của mẫu xe Mazda CX-5 hiện đang giảm “thủng đáy” xuống dưới ngưỡng 700 triệu đồng, giảm đến 60 triệu đồng so với giá niêm yết của nhà sản xuất.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.