Bầu cử Mỹ

Kamala Harris, ‘bà đầm thép’ và liên minh bất ngờ của Joe Biden

Thứ tư, 12/08/2020 15:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhằm tăng cường sức mạnh cho cuộc đua vào Nhà Trắng, ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã chọn thượng nghị sỹ Kalama Harris làm liên danh tranh cử. Sự lựa chọn đầy bất ngờ của Biden biến Harris trở thành người phụ nữ da màu và người Mỹ gốc Á đầu tiên đảm nhận vai trò này.

Thượng nghị sỹ Kalama Harris trở thành 'phó tướng' cho Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào 3/11 - Ảnh: Getty

Thượng nghị sỹ Kalama Harris trở thành 'phó tướng' cho Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào 3/11 - Ảnh: Getty

Kamala Harris là ai?

Sinh ra ở Oakland, California, vào năm 1964, Kamala Harris là con của những người nhập cư, với mẹ là bác sĩ Ấn Độ và cha là nhà kinh tế học người Jamaica.

Harris theo học khoa học chính trị và kinh tế tại Đại học Howard ở Washington, DC, một trong những trường cao đẳng và đại học dành cho người da đen nổi tiếng nhất trong lịch sử của quốc gia. Bà từng mô tả thời gian ở đó là một trong những trải nghiệm đáng giá nhất trong cuộc đời.

Thời sinh viên, Harris thường xuyên tham gia vào các cuộc biểu tình chống lại chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và từng tập làm thư ký tại văn phòng của thượng nghị sĩ lúc bấy giờ của California, Alan Cranston, người cũng tham vào cuộc vào Nhà Trắng tại cuộc bầu cử năm 1984.

Sau bốn năm tại Đại học Howard, Harris lấy bằng luật tại Đại học California, Hastings, và bắt đầu sự nghiệp tại Văn phòng Biện lý Quận Alameda.

Bà trở thành công tố viên hàng đầu của San Francisco vào năm 2003, trước khi được bầu là người phụ nữ đầu tiên và người Mỹ da màu đầu tiên giữ chức vụ bộ trưởng Tư pháp của California, luật sư hàng đầu ở tiểu bang đông dân nhất của Mỹ.

Trong vai trò một luật sư và bộ trưởng Tư pháp, Harris đề nghị mức bảo lãnh cao hơn với người phạm tội bị cáo buộc dùng bạo lực và ủng hộ quy tắc “ba bước” quy định mức án chung thân cho những người phạm tội lần thứ ba.

Tuy nhiên, bà cũng kiên quyết phản đối án tử hình và không bao giờ tìm kiếm nó trong một vụ án, ngay cả khi công chúng phản đối kịch liệt. Harris cũng ủng hộ các sáng kiến ​​nhằm giảm bớt áp lực cho sự tái hòa nhập của các cựu tù nhân sau khi ra tù.

Tổng chưởng lý Kamala D.Harris cùng với đại diện của Cảnh sát Thung lũng Đế quốc, Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ và Tuần tra Đường cao tốc California vào ngày 24 tháng 3 năm 2011 - Ảnh: Bang California

Tổng chưởng lý Kamala D.Harris cùng với đại diện của Cảnh sát Thung lũng Đế quốc, Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ và Tuần tra Đường cao tốc California vào ngày 24 tháng 3 năm 2011 - Ảnh: Bang California

Harris được biết đến là người có quan điểm khá cứng rắn với những người chuyển giới (LGBT). Bà từng ủng hộ các chính sách đưa phụ nữ chuyển giới vào nhà tù nam và chiến đấu chống lại một tù nhân chuyển giới nữ, người đã kiện đòi quyền được phẫu thuật xác định giới tính của chính Harris.

Thành viên đảng Dân chủ cũng từ chối công nhận sửa đổi luật pháp nhằm hợp tái pháp hóa hôn nhân đồng giới ở California, điều mà cũng sớm bị các tòa án tiểu bang hủy bỏ.

Song, Harris cũng là người đồng tài trợ cho Đạo luật Bình đẳng, một dự luật nhằm cấm phân biệt đối xử chống LGBT trên toàn quốc.

Harris cũng dành sự ủng hộ 100% với Quỹ Hành động Làm cha mẹ Planned Parenthood của nhóm ủng hộ quyền phá thai và xếp hạng “F” từ Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA), cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của bà đối với quyền được phá thai cũng như những hạn chế đối với quyền sở hữu súng.

Với tư cách là bộ trưởng tư pháp California trong việc truy tố các băng đảng người Latinh thường được Trump viện dẫn để biện minh cho các chính sách chống nhập cư của mình, Harris đã ủng hộ Đạo luật DREAM và lên án các chính sách của chính quyền Trump về chia cắt gia đình và triển khai quân đội Mỹ đến biên giới Mexico.

Harris ủng hộ mạnh mẽ tính trung lập thuần túy, bảo vệ người tiêu dùng và việc tiếp tục quốc hữu hóa Dịch vụ Bưu điện Hoa Kỳ, cũng như chính sách chăm sóc sức khỏe toàn dân “Medicare-for-all”, được phổ biến bởi Thượng nghị sĩ Bernie Sanders.

Bà cũng đã bỏ phiếu chống lại thỏa thuận thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) và Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2021 (NDAA).

Harris ủng hộ mạnh mẽ "Russiagate", đặc biệt là quan điểm cho rằng tin tặc Nga đang khuấy động bất đồng chính kiến ​​ở Mỹ thông qua các chiến dịch truyền thông xã hội lan truyền, chẳng hạn như sự phẫn nộ trước việc cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Colin Kaepernick quỳ gối phản đối trong bài hát quốc ca Hoa Kỳ trước trận đấu.

Trong gần hai nhiệm kỳ với tư cách là bộ trưởng Tư pháp, bà Harris được ví là một trong những ngôi sao đang lên của đảng Dân chủ, và đây là cơ sở để thúc đẩy cuộc tranh cử vào Thượng viện Hoa Kỳ của tiểu bang California vào năm 2017.

Joe Bidn và Kamala Harris trong một cuộc trao đổi trực tuyến - Ảnh: Reuters

Joe Bidn và Kamala Harris trong một cuộc trao đổi trực tuyến - Ảnh: Reuters

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và Tổng thống Hy vọng

Năm 2016, Harris đánh bại Thượng nghị sĩ đương nhiệm của Đảng Cộng hòa Loretta Sanchez để trở thành đại diện cấp dưới của California tại Thượng viện Hoa Kỳ. Như vậy, Harris mới là phụ nữ da đen thứ hai và là phụ nữ Mỹ gốc Nam Á đầu tiên phục vụ trong Thượng viện của Quốc hội Hoa Kỳ.

Là một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, Harris có chân trong các ủy ban Tư pháp, Tình báo, An ninh Nội địa và Ngân sách của Thượng viện. Vào năm 2017, bà đã đến Iraq để thăm quân đội Hoa Kỳ ở đó và cũng đến thăm trại tị nạn Zaatari của Syria ở Jordan.

Năm 2018, Harris đến Afghanistan với tư cách là một phần của phái đoàn quốc hội, nhận thông tin và gặp gỡ các thành viên, nhà ngoại giao và các chuyên gia an ninh Mỹ.

Harris đã phản đối mạnh mẽ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm nhân viên các văn phòng khác nhau, bao gồm các trưởng bộ phận và các ứng cử viên tư pháp của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, bà ủng hộ chính sách đối ngoại của chính quyền Trump, đặc biệt là trong xu hướng tích cực hơn chống lại Venezuela, Triều Tiên, Nga, Syria và Trung Quốc, mặc dù bà chỉ trích việc Trump rời khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.

Tự tin và cũng đầy tham vọng, Harris khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống trước cử tọa hơn 20.000 người ở Oakland vào đầu năm ngoái. Có điều thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đã không nêu rõ được lý do khiến mình ra tranh cử và đưa ra những câu trả lời thiếu mạch lạc cho các câu hỏi về các lĩnh vực và chính sách quan trọng như chăm sóc sức khỏe.

Bà nhiều lần xung đột với ông Biden trong các cuộc tranh luận bầu cử sơ bộ, đáng chú ý nhất là chỉ trích ông về mối quan hệ "dân sự" mà ông có với các cựu thượng nghị sĩ ủng hộ sự phân biệt chủng tộc.

Harris tự cho mình là "công tố viên cấp tiến", từng yêu cầu gắn camera vào một số đặc vụ tại bộ tư pháp California và cung cấp quyền truy cập công khai vào thống kê tội phạm.

Harris nói rằng bà luôn cảm thấy thoải mái với danh tính của mình và chỉ đơn giản mô tả mình là "một người Mỹ".

Năm 2019, Harris nói với Washington Post rằng chính trị gia không nên bị xếp vào các phân khúc vì màu sắc hoặc nền tảng của họ. "Quan điểm của tôi là: Tôi là chính tôi. Tôi thoải mái với bản thân. Bạn có thể cần phải tìm hiểu tôi là ai, nhưng tôi ổn với chính mình'', bà nói.

Mặc dù đã sớm dẫn đầu trong các ứng cử viên tiềm năng, đến tháng 12 năm 2019, Harris quyết định kết thúc chiến dịch và rút lui khỏi cuộc tranh cử với lý do thiếu tiền.

Ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden và Thượng nghị sỹ Kamala Harris - Ảnh: Politico

Ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden và Thượng nghị sỹ Kamala Harris - Ảnh: Politico

Liên minh Biden-Harris đủ tự tin trước Donald Trump

Ngay trong phát biểu phát đầu tiên của mình hôm thứ Ba, Joe Biden nói rằng ông có “vinh dự lớn” khi gọi bà Harris là “phó tướng” của mình, đồng thời ca ngợi Thượng nghị sỹ 55 tuổi là "chiến sĩ quả cảm đấu tranh cho những người yếu thế, và là một trong những công chức tốt nhất của đất nước".

Thực ra, ngay từ thời điểm Joe Biden được xem là ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, Kalama Harris đã trở thành ứng cử viên hàng đầu trong cuộc đua trở thành ứng viên phó tổng thống.

Harris tương đối trẻ trung và có sức sống, và là con gái của những người nhập cư Jamaica và Ấn Độ, điều đó phản ánh sự đa dạng ngày càng tăng của đảng Dân chủ.

Hơn nữa, bà đang là tâm điểm chú ý của truyền thông quốc gia, đã vận động tranh cử tổng thống vào năm 2019, và trong một thời gian vào mùa hè năm ngoái, đã vươn lên gần vị trí dẫn đầu của một số cuộc thăm dò.

Nhiều đối thủ của bà khẳng định sự lựa chọn này hoàn toàn xứng đáng bởi nhiều yếu tố. Một lợi thế ít được để ý của Harris là tình bạn của bà với con trai quá cố của ông Biden, Beau, được hình thành khi cả hai đều là bộ trưởng tư pháp. Biden đề cao giá trị gia đình - và mối liên hệ đó có thể khiến việc chọn bà dễ dàng hơn.

Quan trọng, Harris có một quá khứ sạch mà các đối thủ của đảng Cộng Hòa sẽ khó có thể hy vọng làm khó liên minh của Biden. 

Trong nhiều tháng, Joe Biden hầu như không phải làm gì khác ngoài việc chứng kiến ​​Donald Trump “tự hủy diệt”. Nhưng với việc lựa chọn một người đồng hành như Harris, Biden sẽ tự tin hơn, và đảng Cộng hòa có một đường tấn công mới.

Các ứng viên phó tổng thống chưa bao giờ là yếu tố quyết định vào tiến trình bầu cử, nhưng các chuyên gia nhận định sự có mặt của Harris có thể có trọng lượng hơn. Đó là bởi vì Biden, bất chấp nhiều thập kỷ làm việc trong chính phủ, vẫn chưa để lại nhiều dấu ấn lớn so với các ứng cử viên tổng thống trước đó.

Sau những cuộc biểu tình xung quanh cái chết của George Floyd yêu cầu một phụ nữ da đen càng tăng cao trong chính phủ.

Là một chính trị gia trung tả giàu kinh nghiệm, sự hiện diện của Harris thực sự quý giá và “với cử tri việc lựa chọn phó tổng thống sẽ giúp xác định Biden theo nhiều cách” - Jeff Link, một chiến lược gia kỳ cựu của đảng Dân chủ, người đã nghiên cứu về hiện tượng những cử tri đã chuyển từ Barack Obama sang Trump vào năm 2016, bình luận.

Liên minh Biden - Harris được đánh giá cao trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào 3/11 tới - Ảnh: Getty

Liên minh Biden - Harris được đánh giá cao trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào 3/11 tới - Ảnh: Getty

Nhận xét về Harris, cựu Tổng thống Barrack Obama nói rằng: “Harris rất sẵn sàng để đảm nhận vai trò. Bà ấy đã dành sự nghiệp của mình để bảo vệ Hiến pháp của chúng ta và đấu tranh cho những người cần được sự công bằng”.

"Đây là một ngày tốt lành cho đất nước chúng ta. Nào, hãy giành lấy chiến thắng”, Obama viết trên Twitter.

Kalama Harris được đánh giá là “một lựa chọn lịch sử”, người sẽ trở thành phó tổng thống phụ nữ Da đen đầu tiên nếu được bầu.

Trước mắt, thượng nghị sĩ Harris là một nhà tranh luận có khả năng mà đảng Dân chủ mong đợi sẽ khiến Trump thất vọng trong cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Mike Pence, vào ngày 7/10 tại Thành phố Salt Lake, tiểu bang Utah.

Hoài Đức

Tin khác

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

(CLO) Kể từ thời xa xưa, con người đã cố gắng hết sức để tránh xa cái chết. Ngày nay, khi những tiến bộ khoa học biến những thứ tưởng chừng viễn tưởng thành hiện thực, chúng ta có tiến gần hơn đến việc kéo dài tuổi thọ hay thậm chí là sự bất tử không?

Tiêu điểm Quốc tế