Kênh đào Suez tắc nghẽn, nhà sản xuất container lớn nhất thế giới của Trung Quốc hưởng lợi lớn

Thứ sáu, 02/04/2021 12:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà sản xuất container Trung Quốc hưởng lợi lớn khi chứng kiến giá container tiêu chuẩn 20 feet (TEU) tăng giá lên mức kỷ lục khi vụ tắc nghẽn tại kênh đào Suez làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt container trên toàn cầu.

Con tàu container khổng lồ Ever Given gặp nạn, chắn ngang kênh đào Suez trong nhiều ngày. Ảnh: RT

Con tàu container khổng lồ Ever Given gặp nạn, chắn ngang kênh đào Suez trong nhiều ngày. Ảnh: RT

Theo nhà sản xuất container lớn nhất thế giới – China International Marine Container, mức độ tồi tệ của vụ tắc nghẽn kênh đào Suez gần đây đã làm tăng nhu cầu container của toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong năm nay, kéo theo giá vận tải lên cao hơn.

Theo ông Mai Boliang – Giám đốc điều hành của China International Marine Container (CIMC) chia sẻ, trong đại dịch Covid-19, giá của một container lưu trữ khô tiêu chuẩn 20 feet (TEU) đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mốc hơn 3.500 USD. Theo dự đoán, giá sẽ không giảm nhiều kể từ nay đến cuối năm do nhu cầu đối với mặt hàng này trên toàn cầu tăng mạnh và chi phí nguyên liệu sản xuất container vẫn ở mức cao.

“Chúng tôi đã đủ đơn hàng cho nửa đầu năm 2021. Dự kiến, nhu cầu về container sẽ lập mức kỷ lục trong năm nay. Vụ tắc nghẽn mới đây nhất ở kênh đào Suez có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt container trong khoảng thời gian dài”, CEO của CIMC nhận định.

Theo SCMP, kênh đào Suez – tuyến đường thủy chính của thương mại toàn cầu nối biển Địa Trung Hải với Biển Đỏ - đã mở cửa trở lại vào hôm 29/3, sau gần một tuần tắc nghẽn do con tàu chở container Ever Given bị mắc cạn chắn ngang kênh đào này.

Tuy nhiên, có thể mất đến vài ngày hoặc vài tuần để giải quyết hàng trăm con tàu đang bị mắc kẹt tại đây. Các nhà phân tích bày tỏ lo ngại rằng, việc lưu thông chậm trễ này có thể làm chậm việc xử lý các container rỗng tại các cảng và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt container của toàn cầu.

“Các tuyến đường thương mại giữa châu Á và châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với hầu hết các chuyến hàng từ châu Á-Bắc Mỹ đi qua Kênh đào Panama hoặc đến bờ biển phía Tây nước Mỹ”, các nhà phân tích từ Panjiva, một hãng phân tích dữ liệu thương mại thuộc S&P Global chia sẻ.

Khó “hạ nhiệt” giá container

Tình trạng thiếu container trầm trọng khiến nhà sản xuất container lớn nhất thế giới CIMC phải hoạt động tối đa công suất để hoàn thành các đơn đặt hàng. Ảnh: CIMC

Tình trạng thiếu container trầm trọng khiến nhà sản xuất container lớn nhất thế giới CIMC phải hoạt động tối đa công suất để hoàn thành các đơn đặt hàng. Ảnh: CIMC

Do vẫn còn tồn tại nhiều rào cản về hậu cần nên chi phí vận chuyển vẫn không giảm nhiều trong thời gian gần đây. Theo Freightos Baltic Index, chi phí vận chuyển từ Trung Quốc đến các bờ biển phía Đông và phía Tây của Mỹ lần lượt đạt mức 5.735 USD và 4.909 USD đối với mỗi container từ 40 feet trở lên. Trong khi đó, cước vận chuyển các container tương tự đến Bắc Âu, đi qua kênh đào Suez là 7.485 USD/container.

Nhà cung cấp CIMC có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc đã hoạt động hết công suất kể từ cuối năm ngoái khi Trung Quốc và các quốc gia khác tại châu Á tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và châu Âu. Chính điều này đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt container.

Theo ông Mai, khoảng 98% container trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc. CIMC hiện đang vận hành 20 dây chuyền sản xuất để sản xuất khoảng 220.000 TEU mỗi tháng, chiếm gần một nửa tổng công suất của toàn ngành, với đội ngũ công nhân làm việc 11 giờ/ ca, sáu ngày/ tuần.

Năm ngoái, lợi nhuận ròng của CIMC đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước đó lên 5,3 tỷ nhân dân tệ (khoảng 806 triệu USD), chủ yếu nhờ mảng kinh doanh container sinh lợi, chiếm khoảng 23% doanh thu của doanh nghiệp này, cùng với sản xuất phương tiện đường bộ, hậu cần và năng lượng.

Vào năm ngoái, doanh nghiệp này đã thu về hơn 1,9 tỷ USD từ doanh số bán container, tăng gấp 13 lần so với cùng kỳ năm trước đó nhờ khối lượng bán và giá container đều tăng vọt. Tổng cộng, hãng này đã bán được hơn 1 triệu TEU trong năm 2020, tăng khoảng 12% so với năm 2019, trong khi chi phí tăng 40%.

Ngoài nhu cầu tăng cao, bà Mai cho biết một lý do chính khác đằng sau giá container cao là do giá thành của thép tăng mạnh. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc công bố, giá của các sản phẩn thép nội địa tăng nhanh chóng kể từ đầu năm ngoái, tương đương với mức đỉnh của năm 2011 một phần là do sự bùng nổ cơ sở hạ tầng tại nước này.

“Rất khó để có thể giảm giá container nhiều trong năm nay. Chúng tôi tin rằng nhu cầu cao đối với container sẽ chưa thể hạ nhiệt cho đến tháng 9”, ông Mai cho biết.                                                                                                Hương Vũ

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

(CLO) Trong phiên giao dịch ngày (20/4), giá vàng trong nước có nhiều biến động trái chiều giữa các “nhà vàng”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 các quận trên địa bàn Hà Nội

Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 các quận trên địa bàn Hà Nội

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành các Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của các quận trên địa bàn Thành phố: Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông.

Bất động sản
Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

(CLO) Dù làm việc dưới thời tiết nắng nóng cùng cường độ công việc cao nhưng thợ lắp điều hòa phấn khởi bởi có thể “cá kiếm” hàng triệu đồng mỗi ngày.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
BĐS bật tăng giá, người mua nhanh chóng “chốt đơn” để không bỏ lỡ ưu đãi tốt

BĐS bật tăng giá, người mua nhanh chóng “chốt đơn” để không bỏ lỡ ưu đãi tốt

(CLO) Tâm lý sợ bỏ lỡ thời điểm tốt để mua vào đã khiến nhiều người mua nhanh chóng “chốt đơn” ngay khi tìm được các sản phẩm có giá trị, ưu đãi thực, có lợi cho dòng tiền đến từ chủ đầu tư uy tín.

Bất động sản