(CLO) Theo Ủy ban Kinh tế, kết quả thí điểm xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã chứng minh các chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu phát huy hiệu quả tích cực, giúp khơi thông dòng vốn, đưa dòng vốn luân chuyển vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế.
Tiếp theo Chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, sáng nay (24/5), sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình bày Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 42/2017/QH14 và đề xuất việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của nghị quyết số 42; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã có Báo cáo đánh giá tổng kết và thẩm tra Tờ trình về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết này.
Phiên họp sáng nay (24/5) được điều hành bởi Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.
Nghị quyết 42 mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong xử lý nợ xấu
Đánh giá việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ông Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế đánh giá cao những nỗ lực và sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vai trò đầu mối của Ngân hàng nhà nước cũng như sự tham gia vào cuộc của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức phối hợp, triển khai thực hiện Nghị quyết số 42. Công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá được thực hiện thường xuyên, bảo đảm đúng quy định.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, một số văn bản hướng dẫn để thực hiện ban hành chưa kịp thời, làm ảnh hưởng đến tính hiệu lực của Nghị quyết và hiệu quả của công tác xử lý nợ xấu, như: Văn bản số 4606/BTC-TCT của Bộ Tài chính, Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao...
Về kết quả thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, từ khi có hiệu lực thi hành, Nghị quyết đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện định hướng, chính sách đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, qua đó củng cố niềm tin của xã hội đối với công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các Tổ chức tín dụng (TCTD); đóng góp quan trọng vào kết quả cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu và cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.
"Trong thời gian áp dụng Nghị quyết, việc xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD có nhiều tiến triển, nhất là nợ xấu được xác định theo Nghị quyết số 42", ông Vũ Hồng Thanh nêu.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh.
Tuy nhiên, kết quả xử lý nợ xấu chưa thực sự vững chắc, thực trạng nợ xấu cho thấy nền kinh tế vẫn tiềm ẩn rủi ro; một số biện pháp áp dụng theo Nghị quyết số 42 chưa phát huy hiệu quả (như áp dụng thủ tục rút gọn tại Tòa án...). Đối với nợ xấu nói chung, xử lý bằng dự phòng rủi ro còn chiếm tỷ lệ cao; một số lĩnh vực có số nợ xấu chiếm tỷ trọng cao so với nợ xấu của toàn hệ thống.
"Ủy ban Kinh tế đề nghị phân tích rõ hơn nguyên nhân dẫn đến số nợ xấu được xác định theo Nghị quyết số 42 đến nay còn ở mức khá cao và có xu hướng gia tăng; các giải pháp đã triển khai thực hiện để nhận diện cũng như kiểm soát rủi ro đối với các khoản cho vay, nhất là các khoản thuộc các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao", ông Vũ Hồng Thanh đề nghị.
Thống nhất với sự cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42
Tiếp đó, Thẩm tra Tờ trình về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế thống nhất với sự cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42.
"Kết quả thí điểm xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã chứng minh các chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu phát huy hiệu quả tích cực, giúp khơi thông dòng vốn, đưa dòng vốn luân chuyển vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế.
Các chính sách xử lý nợ xấu cần được tiếp tục duy trì, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và những bất ổn chính trị trên thế giới sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, nợ xấu của các TCTD có khả năng tiếp tục tăng trong thời gian tới, nguy cơ làm mất đi những thành quả đã đạt được", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu.
Các đại biểu tham dự phiên họp.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng cho biết, đa số ý kiến trong UBKT thống nhất với đề xuất của Chính phủ, theo đó kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến hết ngày 31/12/2023 và đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của các chính sách mà Nghị quyết đã mang lại, tránh gián đoạn, thiếu hụt cơ chế, tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ TCTD, VAMC đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, nhất là nợ xấu được xác định theo Nghị quyết số 42 chưa được xử lý còn cao và dự báo có thể gia tăng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, thời hạn kéo dài cũng phù hợp với thời gian triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, thể hiện quyết tâm trong khơi thông nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong 2 năm 2022 - 2023
Ngoài ra, trước áp lực nợ xấu của các TCTD dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ, NHNN: Có các giải pháp để hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng “nóng” vào các tài sản tiềm ẩn rủi ro cao, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động cho vay, đầu tư vào các tài sản này.
Xây dựng các kịch bản ứng phó linh hoạt với những biến động của thị trường tiền tệ thế giới nhằm bảo đảm nguồn vốn được khơi thông.
Tiếp tục chỉ đạo các TCTD tăng cường tính minh bạch, nâng cao khả năng quản trị điều hành, quản trị rủi ro, tăng cường năng lực tài chính nhằm bảo đảm các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về an toàn vốn và quản trị vốn.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về xử lý nợ xấu đến các tầng lớp nhân dân để khách hàng và các bên liên quan trong công tác xử lý nợ có ý thức và chủ động thực hiện.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng hoạt động phạm tội, đặc biệt là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là trong giai đoạn sắp xếp tổ chức bộ máy công an địa phương (không tổ chức công an cấp huyện).
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...
(CLO) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị phía Nga với vai trò quan trọng trong Liên minh Kinh tế Á-Âu, thúc đẩy các nước thành viên đồng ý xóa bỏ biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam; nâng hạn ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam; tìm kiếm hướng đầu tư mới, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đầu tư trên lãnh thổ của nhau.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.
(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, quản lý đất đai và trật tự xây dựng luôn là vấn đề “nóng”, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm tối đa, không để xảy ra tình trạng “tranh tối tranh sáng” hay khoảng trống trong quản lý.
(CLO) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông báo:
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.