Khắc phục hiện tượng cơ quan báo chí, nhà báo bị mạng xã hội “dẫn dắt”, “định hướng”

Thứ sáu, 13/07/2018 14:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Trên mạng xã hội đã tồn tại vô vàn những thông tin không được kiểm soát, được nhiều người chia sẻ, hưởng ứng trong đó có các nhà báo. Những thông tin như vậy đã gây hệ lụy không nhỏ với sự ổn định trong xã hội. Đặc biệt là hiện tượng cơ quan báo chí, nhà báo bị mạng xã hội “dẫn dắt”, “định hướng” ngược… Chuẩn mực và trách nhiệm của nhà báo khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác như thế nào, cụ thể là gì trong điều kiện hiện nay?".

Đây là những vấn đề được thẳng thắn đặt ra và cùng đi tìm giải pháp tại tọa đàm “Nhà báo và mạng xã hội” diễn ra sáng 13/7/2018, tại Quảng Ninh, do Hội Nhà báo Việt Nam (HNBVN) và HNB Quảng Ninh phối hợp tổ chức.

Tham dự tọa đàm có các đồng chí: Hồ Quang Lợi- Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN;  Mai Đức Lộc- Phó Chủ tịch HNBVN; Vũ Thị Thu Thủy- Phó Chủ tịch UBND  tỉnh Quảng Ninh; Trần Thanh Lâm- Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí- Xuất bản (Ban Tuyên giáo TƯ); Lê Quang Tự Do- Phó Cục trưởng Cục PTTH &TTĐT; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành HNBVN; lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Sở TT&TT tỉnh Quảng Ninh; lãnh đạo Hội Nhà báo địa phương, cơ quan báo chí TƯ và địa phương; cùng đông đảo các nhà báo, phóng viên báo chí…

Báo Công luận
Quang cảnh buổi tọa đàm. 
Tọa đàm “Nhà báo và mạng xã hội” được tổ chức với mong muốn nhận được nhiều ý kiến tham gia, đóng góp của các nhà báo, các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, các cấp Hội cơ sở để xây dựng và cụ thể hóa, nhằm hướng dẫn thực hiện Điều 5 trong 10 Điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam: “Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác".

 

Báo Công luận
Các đại biểu chủ trì buổi tọa đàm. 

Phát biểu khai mạc tọa đàm, đồng chí Hồ Quang Lợi- Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN cho rằng: Hiện nay, mạng xã hội đã thực sự trở thành một yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút sự tương tác, số người sử dụng, cũng như trở thành một nguồn tin quan trọng cho báo chí. Nhiều cơ quan báo chí (đặc biệt báo điện tử) đã sử dụng mạng xã hội và trang fanpage để tăng cường tương tác giữa tòa soạn và bạn đọc, là kênh quảng bá hữu hiệu cho báo chí. Đồng thời, các phóng viên - nhà báo sử dụng mạng xã hội (facebook, twitter. Instargram…) để chia sẻ thông tin lẫn nhau và là nguồn cung cấp tin, bài cho độc giả và cũng là nguồn cung cấp chủ đề mới thu hút bạn đọc. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có không ít ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống báo chí, đặc biệt những tờ báo gánh vác nhiệm vụ chính trị, định hướng người đọc.

 

Báo Công luận
Đồng chí Hồ Quang Lợi- Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN phát biểu tại tọa đàm.
Bên cạnh đó, đồng chí Hồ Quang Lợi nêu rõ: Sau một năm rưỡi thực hiện Luật Báo chí 2016 và 10 Điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, bên cạnh những kết quả tích cực, đáng ghi nhận, cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế; có những vấn đề mới phát sinh cần phải cập nhật, bổ sung để giúp cho hội viên- nhà báo xác định rõ hơn trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ của hội viên- nhà báo khi tham gia mạng xã hội, đồng thời giúp Hội đồng Xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo các cấp tham chiếu, làm cơ sở xử lý những sai phạm trong thực tiễn. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, chủ trương của Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể hóa Điều 5 Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam “Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác” là cần thiết và phù hợp với thực tiễn hoạt động báo chí hiện nay.

Luật An ninh mạng vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ IV, Quốc hội Khóa XIV với tỷ lệ 86,86 % đại biểu tán thành và đã chính thức đi vào cuộc sống. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội đối với vai trò hết sức quan trọng của mạng xã hội trong đời sống xã hội nói chung và đời sống báo chí nói riêng, đặc biệt trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.

Vì vậy, qua cuộc Tọa đàm hôm nay, Ban Tổ chức rất mong nhận được nhiều ý kiến tham gia, đóng góp xây dựng cụ thể hóa những tiêu chí “chuẩn mực” và trách nhiệm” của nhà báo khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thống khác, ngõ hầu giúp những người làm báo có nhận thức đúng đắn, góp phần định hướng dư luận xã hội, hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo Việt Nam”, Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN đề nghị.

Báo Công luận
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Mai Đức Lộc phát biểu tại buổi tọa đàm. 
Đề dẫn tại tọa đàm, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Mai Đức Lộc nêu rõ: Nội dung của Điều 5 trong Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam yêu cầu:Chuẩn mựctrách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác”.

Điều kiện xã hội và công nghệ cho hoạt động báo chí có những thuận lợi căn bản, song cũng xuất hiện những thử thách lớn về tác nghiệp cũng như quản lý, đặc biệt tốc độ phát triển cực nhanh của mạng xã hội cũng như các loại hình truyền thông không chính thức khác. Nhà báo, hội viên không chỉ là người khai thác tư liệu viết báo, mà còn trực tiếp tham gia vào việc phát hành tác phẩm báo chí thông qua các loại hình báo chí được phép và cả những loại hình báo chí đang phát triển trên không gian mạng.

Nhận thấy tầm quan trọng cũng như tính phức tạp của vấn đề, trước hết nhằm xây dựng, bổ sung nội dung cụ thể của Điều 5, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam thấy cần thiết phải có những quy ước cụ thể đối với hoạt động tác nghiệp của hội viên, phóng viên để bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động báo chí. Vừa tạo điều kiện để nhà báo, hội viên nâng cao trình độ qua khai thác mạng xã hội, nắm bắt thông tin và các tiện ích qua mạng xã hội. Nhưng mặt khác cũng cần phải có những  quy định phù hợp nhằm quản lý thông tin cũng như hoạt động của hội viên, nhà báo trên mạng xã hội. Bởi lẽ nhà báo, hội viên trước hết có nghĩa vụ công dân, đồng thời là cán bộ tuyên truyền của Đảng, Nhà nước.

Đồng thời, Phó Chủ tịch HNBVN Mai Đức Lộc nhấn mạnh: Yêu cầu chung là ban hành một quy định cho nhà báo, hội viên khi tham gia mạng xã hội, một mặt khuyến khích hội viên sử dụng thành tựu công nghệ mới, đồng phát huy trách nhiệm nhà báo, các cơ quan báo chí và các cấp Hội trong tác nghiệp và sử dụng mạng xã hội. Và 2 nội dung này thống nhất trong một mục đích chung.

Đồng chí cho biết, sau khi triển khai lấy ý kiến đóng góp với những điều rất cụ thể, tập trung vào 2 khía cạnh: Một mặt, động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để nhà báo, hội viên tích cực tham gia mạng xã hội, khai thác thông tin, phát hiện sự kiện để góp phần vừa nâng cao trình độ nghiệp vụ, vừa bảo đảm tuyên truyền có định hướng của người làm báo chính thống; Mặt khác nhà báo, hội viên cũng cần phải tránh những điều không làm trong các luật, quy định, đặc biệt Luật Báo chí những điều cần tránh để không vi phạm.

Theo đó, một số vấn đề mà tọa đàm đã tập trung thảo luận, mổ xẻ như: Thứ nhất, Yêu cầu cụ thể của hội viên, nhà báo khi tham gia mạng xã hội thì cần: Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng và thông tin điện tử trên mạng intenet; các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu. Hội viên, phóng viên phải coi mạng xã hội là phương tiện cung cấp thông tin, sự kiện để từ đó khai thác, thực hiện, tiếp tục điều tra, thâm nhập thực tế, sản xuất các tác phẩm báo chí có tính định hướng;  Việc đăng tải các tin, bài, ảnh phải giữ nguyên nội dung và trích dẫn nguồn thông tin theo đúng các quy định về bản quyền và các quy định có liên quan

Thứ hai, hội viên- nhà báo khi tham gia mạng xã hội nên tránh các hành vi gì?: Hội viên không vi phạm Luật Báo chí, các các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước hoặc truyền bá các thông tin sai sự thật, vi phạm các quyền và lợi ích của tập thể, cá nhân…

Trên tinh thần nghiêm túc, thẳng thắn, các ý kiến phát biểu tại tọa đàm đều hoan nghênh chủ trương của HNBVN, trong việc lấy ý kiến để soạn thảo xây dựng, ban hành Quy tắc nhằm cụ thể hóa Điều 5 trong Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Đồng thời, nêu những ví dụ hết sức sống động, sâu sắc; chia sẻ những kinh nghiệm hay trong thực hiện tại cơ quan báo chí mình; bên cạnh việc nêu những vấn đề tích cực thì các ý kiến đã chỉ ra được những hạn chế rất đáng lo ngại: như thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin xấu, độc…; Nhiều đại biểu cho rằng: Thực tế đã xảy ra hiện tượng cơ quan báo chí, nhà báo bị mạng xã hội “dẫn dắt”, “định hướng” ngược; Thực tế, có nhà báo coi mạng xã hội như một kênh truyền thông riêng của cá nhân mình; viết ở mạng xã hội trái ngược với chính ý kiến quan điểm của mình đăng phát trên sản phẩm báo chí của mình… Những điều đó chưa được quản lý, xem xét, xử lý kịp thời…nó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, hình ảnh của cơ quan báo chí, của đội ngũ những người làm báo hiện nay.

Báo Công luận
Các đại biểu trình bày tham luận tại tọa đàm. 
Từ đó các ý kiến đặt ra vấn đề trách nhiệm của nhà báo khi tham gia mạng xã hội, nhà báo ứng xử như thế nào với mạng xã hội? Trong đó có việc nhà báo phát ngôn, khi tiếp cận nguồn tin từ mạng xã hội hay tham gia trực tiếp từ mạng xã hội luôn phải thận trọng. Điều đó cũng có nghĩa là phải xác minh, gạn lọc kỹ để đưa ra thông tin, nhận xét (lời, hình ảnh, âm thanh) một cách chính xác, khách quan và có tính định hướng,  xây dựng …giúp cho hội viên- nhà báo nhận thức đúng, sâu sắc trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ của mình khi tham gia mạng xã hội.

Đặc biệt, thông qua mạng xã hội để nắm bắt thông tin, tương tác, mở rộng kiến thức về tất cả các vấn đề của đời sống xã hội; phát hiện nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt để đi sâu khai thác, tuyên truyền, hướng dẫn dư luận xã hội; Đồng thời, kịp thời đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực trong xã hội; Bên cạnh đó, thông qua mạng xã hội để góp ý mang tính xây dựng những vấn đề liên quan đến chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các lĩnh vực của đời sống xã hội; Khuyến khích nhà báo khi tham gia mạng xã hội một cách tích cực, chủ động; tạo luồng thông tin tích cực, chủ đạo, đúng định hướng, để dẫn dắt, nhân rộng điển hình, giảm tải tác hại… góp phần tạo ra một không gian mạng phát huy được lợi ích và hiệu quả cao nhất.

Báo Công luận
 Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại tọa đàm.
Phát biểu chào mừng tọa đàm, đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy- Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao tính thời sự và cần thiết của chủ đề mà tọa đàm đề cập; đồng thời, đồng chí giới thiệu một cách khái quát về tình hình, kết quả đạt được trong phát triển - kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ninh thời gian vừa qua. Đồng thời đồng chí cho biết, những kết quả đạt được của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua ngoài sự cố gắng, nỗ lực quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn có sự đồng hành, ủng hộ của các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới, để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị và mong muốn HNBVN và các cơ quan báo chí, phóng viên, nhà báo tiếp tục gắn bó chặt chẽ, luôn đồng hành cùng địa phương, bên cạnh việc góp ý về những mặt còn hạn chế thì tiếp tục quảng bá hình ảnh của Quảng Ninh đến với bạn bè trong và ngoài nước nhằm thu hút du khách, thu hút đầu tư, quảng bá thương hiệu góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong thời gian tới.

Ngọc Lành


Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội
Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

(CLO) Sáng 19/4, Liên Chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Công tác hội
Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động công tác hội đã có nhiều những đổi mới thiết thực, đúng, trúng với những chuyển biến thời cuộc và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, các cấp Hội ở nhiều địa phương đã tập trung triển khai nhiều nội dung, ý tưởng đổi mới sáng tạo, góp phần củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hiệu quả.

Công tác hội
Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

(CLO) Ngày 17/4, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã trao hàng nghìn ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân, đơn vị đang đóng quân tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công tác hội
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội