Khai mạc khu cổ vật Chàm tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Thứ tư, 23/11/2016 10:21 AM - 0 Trả lời

Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11/2016, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ khai mạc Khu cổ vật Chàm tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, để làm nơi trưng bày các tác phẩm tiêu biểu cho nghệ điêu khắc Champa ở miền Trung Việt Nam.

(CLO) - Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11/2016, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ khai mạc Khu cổ vật Chàm tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, để làm nơi trưng bày các tác phẩm tiêu biểu cho nghệ điêu khắc Champa ở miền Trung Việt Nam.

Từ những thập niên đầu thế kỷ XX, Hội Đô Thành Hiếu Cổ đã sưu tầm và đưa về cất giữ ở Tân Thơ Viện rất nhiều cổ vật Chàm tìm được ở Huế và những vùng phụ cận. Ngày 26/12/11927, khu cổ vật Chàm, gọi tắt Phòng Chàm được thành lập tại khuôn viên của Museé Khải Định (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hiện nay).

[caption id="attachment_134775" align="aligncenter" width="640"]Du khách tham quan cổ vật Chàm Du khách tham quan cổ vật Chàm[/caption]

Năm 1928, khu cổ vật Chàm chính thức mở cửa, giới thiệu những cổ vật được sưu tầm tại Kinh đô Huế và vùng phụ cận. Sau đó, nhiều cổ vật được khai quật ở Trà Kiệu - Quảng Nam vào các năm 1927-1928, Tháp Mẫm - Bình Định năm 1934 được đưa về khu cổ vật Chàm. Tại đây, công chúng có dịp chiêm ngưỡng và tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Champa rực rỡ một thời. Các tác phẩm điêu khắc này có niên đại khoảng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV/XV.

[caption id="attachment_134776" align="aligncenter" width="640"]Tượng thần Bà Kiệu Quảng Nam
Tượng thần Bà Kiệu Quảng Nam[/caption]

Trải Qua các thời kỳ lịch sử, sưu tập hiện vật Champa thuộc khu cổ vật Chàm vẫn luôn được bảo vệ, chăm sóc và gìn gữ như một bộ phận cấu thành của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, thể hiện vị trí đặc biệt của văn hóa Champa trong tiến trình hình thành và phát triển những giá trị đặc sắc của văn hóa Huế.

[caption id="attachment_134778" align="aligncenter" width="480"]Pho tượng Nam thần Bà la-Môn Pho tượng Nam thần Bà la-Môn[/caption]

Triển lãm lần này sẽ giới thiệu đến công chúng gần 30 hiện vật tiêu biểu, đặc sắc trong số 86 hiện vật của sưu tập điêu khắc Champa hiện đang lưu giữ tại bảo tàng. Những hiện vật còn lại sẽ được lần lượt giới thiệu đến công chúng vào những giai đoạn tiếp theo của chương trình.

Việc mở cửa trở lại Khu cổ vật Chàm hy vọng là điểm trưng bày thú vị, hấp dẫn đối với khách tham quan, nghiêng cứu, học tập.

Cái Văn Long

 

Tin khác

Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

(CLO) Giao lưu văn hóa “Gió trăng chung một bầu trời, Núi sông nối liền Việt - Trung” góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Đời sống văn hóa
Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

(CLO) Tối 18/9 (tức ngày 16/8 âm lịch), UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương tổ chức Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024, nhân kỷ niệm 724 năm ngày mất của Đức Thánh Trần.

Đời sống văn hóa
Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

(CLO) Bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ xung quanh vị trí chôn cất Joachim de Bellay, một thi sĩ thời Phục hưng, trong khuôn viên Nhà thờ Đức Bà Paris có thể sắp được giải đáp.

Đời sống văn hóa
Linh thiêng lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc

Linh thiêng lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc

(CLO) Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc là hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc, được nhân dân và du khách thập phương chờ đợi.

Đời sống văn hóa
Ga Đà Lạt sẽ miễn tiền vé tham quan đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Ga Đà Lạt sẽ miễn tiền vé tham quan đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

(CLO) Sau khi bất ngờ thông báo tăng giá vé tham quan ga Đà Lạt lên gấp 10 lần, đơn vị quản lý ga Đà Lạt vừa thông báo điều chỉnh lại theo hướng miễn phí đối với một số hành khách, trong đó có Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng...

Đời sống văn hóa