Khai mạc Triển lãm "Nghệ sĩ là chiến sĩ" nhân kỉ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam

Thứ sáu, 24/02/2023 21:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng ngày 24/2, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Nghệ sĩ là chiến sĩ” nhân kỉ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023).

Bài liên quan

Đến dự triển lãm, có đại diện của Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc Hội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia… cùng gia đình và người thân của 30 tác giả có tác phẩm trong triển lãm tranh sáng nay. 

khai mac trien lam nghe si la chien si nhan ki niem 80 nam de cuong ve van hoa viet nam hinh 1

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm "Nghệ sĩ là chiến sĩ" tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Triển lãm "Nghệ sĩ là chiến sĩ" giới thiệu 80 tác phẩm từ bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, được sáng tác từ 1945 đến 1954 trên chất liệu giấy của 30 tác giả thuộc các thế hệ họa sĩ đầu tiên của nền mỹ thuật Việt Nam, trong đó có 22 họa sĩ Mỹ thuật Đông Dương.

Với chất liệu từ giấy vẽ đơn sơ, các tác phẩm được sáng tác bởi những thế hệ họa sĩ đời đầu của Việt Nam đã làm sống dậy cả một thời văn nghệ kháng chiến hào hùng và sôi động.

Từ những người con của các miền Tổ quốc, các chiến sĩ trở thành nghệ sĩ trên mặt trận văn hóa, lấy hạnh phúc của nhân dân, phụng sự Tổ quốc làm niềm cảm hứng trong sáng tác. Họ kịp thời ghi lại những hình ảnh chân thực vì ý chí chiến đấu, khát vọng kháng chiến quyết chiến quyết thắng, thi đua tăng gia sản xuất, tinh thần hiếu học của đồng bào và nhân dân cả nước.

Có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu như: Dao găm rèn cho du kích (1945, Nguyễn Hiêm), Làm kíp lựu đản (1947, Nguyễn Đỗ Cung), Kéo bễ lò rèn (1951, Nguyễn Văn Cẩn), Đoàn kết chống xâm lăng (1947, Văn Giáo), Du kích Bến Tre (1948, Diệp Minh Châu), Dân công kháng chiến (1948, Lê Quốc Lộc), Dân công sửa chữa cầu đường (Tây Bắc ) (1951, Nguyễn Sỹ Ngọc), Bộ đội nghỉ trong hang (1951, Tô Ngọc Vân), Lội suối (1952, Nguyễn Trọng Hợp), Tay bừa tay súng (1954, Huỳnh Văn Thuận), Đi cấy (1954, Nguyễn Văn Tỵ), Bộ đội và thiếu nhi (1950, Nguyễn Thị Kim), Lớp học bổ túc ở Quảng Nam (1948, Văn Giáo),….

Đặc biệt, triển lãm còn có bộ tranh địch vận của họa sĩ Lương Xuân Nhị, một hình thức tuyên truyền góp phần làm dao động tâm lý phía bên kia chiến tuyến.

khai mac trien lam nghe si la chien si nhan ki niem 80 nam de cuong ve van hoa viet nam hinh 2

Tác phẩm "Bộ đội và thiếu nhi", Nguyễn Thị Kim, 1950

khai mac trien lam nghe si la chien si nhan ki niem 80 nam de cuong ve van hoa viet nam hinh 3

Tác phẩm "Quân dân Cảnh Dương", Phạm Văn Đôn, 1950

khai mac trien lam nghe si la chien si nhan ki niem 80 nam de cuong ve van hoa viet nam hinh 4

Tác phẩm "Đồng bào Tây Bắc vui sướng khi được thấy ảnh Hồ Chủ tịch", Mai Văn Hiến, 1952

khai mac trien lam nghe si la chien si nhan ki niem 80 nam de cuong ve van hoa viet nam hinh 5

Tác phẩm "Đồng chí cố ăn 1 chút", Nguyễn Văn Giáo, 1954

Các tác phẩm trong triển lãm được sử dụng bằng nhiều loại giấy có trong thời điểm 1945-1954, được vẽ bằng nhiều kỹ thuật ký họa chì, mực, màu vẽ nước, bột màu, in,…. Từ đó, các họa sĩ thể hiện được quyết tâm, sự hăng say, sáng tạo trong hành trình làm chiến sĩ, thể hiện niềm tin, sự quyết tâm gánh vác trọng trách đất nước.

Triển lãm “Nghệ sĩ là chiến sĩ” thể hiện sự hưởng ứng, vận động và chuyển biến về nhận thức tư tưởng của giới văn nghệ sĩ, từ bỏ cuộc sống chốn phồn hoa đô thị để tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, dũng cảm nhận trách nhiệm xây dựng và phát triển nền văn hóa mới Việt Nam.

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, Tiến sĩ Nguyễn Anh Minh – Giám đốc bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết: “Triển lãm “Nghệ sĩ là chiến sĩ” chính là dịp để chúng ta tôn vinh và tri ân các thế hệ họa sĩ, những người đã sử dụng bút vẽ làm vũ khí, đem nhiệt huyết và cả sự hi sinh để cống hiến cho Tổ quốc và nhân dân, góp phần làm giàu thêm giá trị văn hóa của Việt Nam”.

Bạn Hoàng Anh, sinh viên của một trường Đại học tại Hà Nội, dự triển lãm ảnh chia sẻ: “Triển lãm cho thấy một phần về quá khứ hào hùng mà gian khổ của cha ông ta, là cơ sở giúp mình có cái nhìn chân thực hơn về những năm 1945-1954. Từ đó, mình biết trân trọng và phấn đấu trở thành một công dân tốt hơn”.

Triển lãm mở cửa từ ngày 24/02/2023 đến hết ngày 05/03/2023 tại tầng 2 nhà B, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội. 

Tin và ảnh: Bùi Lê

Bình Luận

Tin khác

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

(CLO) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có văn bản khẳng định, người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ' không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào.

Đời sống văn hóa
Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

(CLO) Đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ hội cúng thần núi Tậc ka koong với các nghi thức truyền thống.

Đời sống văn hóa
20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

(CLO) Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước.

Đời sống văn hóa
Hình bàn chân trên đá

Hình bàn chân trên đá

(CLO) Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại dọc Trường Sơn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh - người đã hai lần vào Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước đã đến thăm Bảo tàng Trường Sơn, xúc động viết bài thơ "Hình bàn chân trên đá". Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ này cùng bạn đọc.

Đời sống văn hóa
Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Những ngày này, đường phố tại Thủ đô Hà Nội được trang hoàng băng rôn, áp phích, cờ đỏ sao vàng... để hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Đời sống văn hóa