Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2023

Thứ sáu, 24/11/2023 16:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" là hoạt động được tổ chức thường niên, nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong nền văn hóa thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc.

Tối 23/11, lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam, ngày hội trình diễn cây nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II năm 2023 đã diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11) và 78 năm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).

khai mac tuan dai doan ket cac dan toc  di san van hoa viet nam nam 2023 hinh 1

Khai mạc “Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2023”. Ảnh: VOV2

Tham dự sự kiện có: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các nghệ nhân đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Phát biểu khai mạc tuần lễ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam nói chung, của các dân tộc thiểu số nói riêng, là di sản quý báu. Đó không chỉ là tài sản của riêng một vùng đất, con người hay địa phương, mà còn là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam.

khai mac tuan dai doan ket cac dan toc  di san van hoa viet nam nam 2023 hinh 2

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng (Ảnh: VOV2)

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đánh giá cao việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức sự kiện có nhiều ý nghĩa này. Ông Đỗ Văn Chiến mong muốn Bộ tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhất là Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, để bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thấm sâu vào đời sống, trở thành sức mạnh tinh thần to lớn “kết nối”, “lan tỏa” sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đầu tư sưu tầm, bảo tồn phát huy văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc của 54 dân tộc anh em, góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, văn hóa Việt Nam đến với du khách và bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

khai mac tuan dai doan ket cac dan toc  di san van hoa viet nam nam 2023 hinh 3

Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư TƯ Đảng, Chủ tịch UBTWMTTQVN. (Ảnh: VOV2)

Sau Lễ khai mạc đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Sắc màu hội tụ tỏa sáng” tôn vinh những nét đẹp truyền thống văn hóa, phong tục tập quán đặc sắc của các dân tộc Việt Nam, đặc biệt có sự tham gia của nghệ nhân các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đà Nẵng.

Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" diễn ra từ ngày 22 đến 26/11 với các hoạt động chính: Ngày hội Trình diễn cây nêu, trình diễn, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II, năm 2023, Triễn lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” thuộc “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023”; Liên hoan Văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc truyền thống; Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa, truyền thống dân tộc tại địa phương gắn với cây nêu; trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; Triển lãm “Đặc trưng Văn hóa các dân tộc Việt Nam”...

Duy Chung

Bình Luận

Tin khác

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

(CLO) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có văn bản khẳng định, người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ' không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào.

Đời sống văn hóa
Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

(CLO) Đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ hội cúng thần núi Tậc ka koong với các nghi thức truyền thống.

Đời sống văn hóa
20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

(CLO) Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước.

Đời sống văn hóa
Hình bàn chân trên đá

Hình bàn chân trên đá

(CLO) Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại dọc Trường Sơn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh - người đã hai lần vào Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước đã đến thăm Bảo tàng Trường Sơn, xúc động viết bài thơ "Hình bàn chân trên đá". Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ này cùng bạn đọc.

Đời sống văn hóa
Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Những ngày này, đường phố tại Thủ đô Hà Nội được trang hoàng băng rôn, áp phích, cờ đỏ sao vàng... để hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Đời sống văn hóa