(CLO) BioNTech-Pfizer là loại vắc xin thịnh hành hàng đầu thế giới trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19. Vậy hành trình loại vắc xin này ra đời và quá trình nó được sản xuất sẽ như thế nào?
Quá trình hình thành
Nếu đã được tiêm chủng Covid-19, rất có thể bạn đã sử dụng một trong những sản phẩm vắc xin đến từ cơ sở sản xuất này. Công ty công nghệ sinh học của Đức không chỉ là công ty đầu tiên được cấp phép lưu hành vắc xin Covid-19 tại Mỹ vào tháng 12/2020, mà còn là công ty đầu tiên sản xuất vắc xin dựa trên công nghệ mới liên quan đến vật liệu di truyền mRNA.
Cơ sở sản xuất vắc xin Pfizer nằm trong một cánh rừng tại Marburg, Đức. Nhân viên thậm chí còn thường xuyên nhìn thấy hươu nai đi dạo xung quanh. Ảnh: Luca Locatelli
Các nhà đồng sáng lập Ugur Sahin và Ozlem Tureci của BioNTech (Đức) bắt đầu câu chuyện bằng những ngày tháng họ vật lộn và hợp tác với công ty dược phẩm Mỹ Pfizer để thử nghiệm và sản xuất loại vắc xin này.
Sahin kể rằng, ông đọc một bài báo khoa học vào cuối tháng 1/2020 nói về những trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc. “Tôi thấy rất rõ rằng đây không phải là một đợt bùng phát cục bộ. Rất có thể virus sẽ lây lan trên toàn thế giới”, ông nhớ lại.
Hệ thống máy móc trung tâm phục vụ cho việc sản xuất vắc xin. Ảnh: Luca Locatelli
Sahin biết không thể lãng phí thời gian. Nhưng BioNTech, có trụ sở tại Mainz, lúc đó chủ yếu là một công ty vắc xin ung thư. Sau hơn một thập kỷ nghiên cứu và phát triển, công ty đã thử nghiệm vắc xin ung thư dựa trên mRNA ở khoảng 400 người, với kết quả đáng khích lệ. Họ chỉ vừa bắt đầu xem xét việc tạo ra vắc xin chống lại các bệnh truyền nhiễm dựa trên mRNA vào thời điểm Covid-19 xuất hiện.
“Ugur Sahin đã thuyết phục tất cả chúng tôi, bao gồm hội đồng quản trị, đồng nghiệp và nhóm các nhà khoa học. Ông cho rằng chúng tôi phải bắt tay vào sứ mệnh này”, Tureci nói. Tại một cuộc họp khẩn cấp, Sahin kêu gọi một nhóm gồm 40 thành viên “di chuyển với tốc độ ánh sáng” hướng tới mục tiêu mới của công ty là phát triển vắc xin Covid-19.
Quá trình mRNA được bao bọc trong một bong bóng béo thông qua một quy trình sử dụng ethanol tinh khiết có áp suất. Ảnh: Luca Locatelli
Nhóm nghiên cứu được huy động lên tới hơn 200 người, làm việc suốt đêm và suốt ngày nghỉ trong dự án mang tên Lightspeed này. Vài tuần sau, một bộ sản phẩm với hơn 20 loại vắc xin được đưa ra, nhưng không có sản phẩm nào thực sự hiệu quả.
Với rất ít thông tin về loại virus mới, nhóm nghiên cứu đã chuyển sang những gì đã biết về hai loại virus corona có liên quan: SARS và MERS. Để rồi, chẳng bao lâu họ xây dựng được một quy trình gồm 50.000 bước để tạo ra vắc-xin mRNA chống lại virus corona mới, tức SARS-CoV-2.
Từ đầu đến cuối, toàn bộ quy trình sản xuất chảy qua ống nhựa kín. Sau khi vắc-xin được bơm vào bao bì số lượng lớn, các ống được niêm phong, sau đó cắt để kết thúc quy trình. Ảnh. Luca Locatelli
Quy trình sản xuất
Tất cả sẽ bắt đầu trong một thùng thép không gỉ 50 lít, gần giống với một thùng bia hơn một lò phản ứng sinh học. Bên trong là các đoạn mRNA mã hóa các protein SARS-CoV-2, điểm yếu cốt tử của virus mà vắc xin sẽ khai thác. Toàn bộ quy trình sản xuất diễn ra trong một hệ thống kín, với các sản phẩm trong từng công đoạn được vận chuyển thông qua một mạng lưới ống nhựa trong suốt.
Mặc dù vậy, để an toàn, các kỹ thuật viên thường xuyên kiểm tra không khí trong khu vực sản xuất để chắc chắn không có bất kỳ vi khuẩn hoặc mầm bệnh ngoại lai nào có thể xâm nhập.
Sau đó, các đoạn ống chứa vắc xin được chuyển tới cơ sở chiết rót và hoàn thiện ở Halle, cách Marburg 120 dặm. Ảnh: Luca Locatelli
Do mRNA không ổn định, vì vậy nó sẽ không tồn tại ở dạng thô trong cơ thể người. Để giữ mRNA được bảo vệ tốt hơn, nó được bọc trong một bong bóng béo bằng cách sử dụng etanol được điều áp - một chất rất dễ cháy.
Quá trình này diễn ra trong 6 thùng chứa 50 lít, mỗi thùng chứa được đặt trong một căn phòng kín riêng. Chỉ một số người được phép ra vào phòng, đồng thời phải đi những đôi giày đặc biệt không có tĩnh điện để tránh tạo ra tia lửa ma sát có thể gây nổ.
Tại cơ sở Baxter ở Halle, được đổ vào lọ và đóng nắp, trước khi được dán nhãn và kiểm tra lần cuối. Ảnh: Luca Locatelli
Khi ethanol đã tạo ra được các bong bóng chứa mRNA, chúng sẽ được lọc ra, rồi tiếp tục qua nhiều lần lọc khác nhau. Cuối cuối chỉ còn lại một dung dịch trắng đục lấp đầy các túi nhựa 10 lít.
Chất lỏng sau đó được chuyển sang giai đoạn được gọi là lấp đầy và kết thúc, nơi chất lỏng này được tinh chế trong các bể chứa và sau đó được nhỏ vào các lọ vô trùng, mỗi lọ chứa tới sáu liều. Rồi sau đó, vắc xin sẽ được vận chuyển đến các cơ sở tiêm chủng trên khắp thế giới.
Sau khi được hoàn thiện, vắc-xin Pfizer-BioNTech được bảo quản ở -82 ° C trước khi chuyển đến các cơ sở y tế để tiêm cho người dân trên toàn thế giới. Ảnh: Luca Locatelli
BioNTech ban đầu chỉ sản xuất khoảng 8 triệu liều vắc xin trong khoảng một tuần ở cơ sở tại Marburg. Tuy nhiên, công suất của BioNTech sẽ lên tới từ 2,5 đến 3 tỷ liều/năm vào đầu năm 2022 tới, qua đó có thể chung tay cùng nhân loại sớm vượt qua đại dịch Covid-19.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.