(CLO) Khi lúa được chất đầy kho, mùi men rượu gè đã nồng cũng là lúc bà con người dân tộc Ba Na ở Gia Lai trang trọng tổ chức lễ Mừng lúa mới. Đây là lễ hội lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để dân làng tạ ơn thần linh đã giúp họ có được một vụ mùa bội thu, no đủ.
Với quan niệm tín ngưỡng vạn vật hữu linh, người dân tộc Ba Na ở Gia Lai tin rằng xung quanh họ có rất nhiều vị thần (được gọi là Jàng). Người Ba Na có một hệ thống những câu chuyện lý giải thích các hiện tượng tín ngưỡng quanh mình.
Theo đó, những vị thần trong tín ngưỡng nông nghiệp được họ gọi là thần Lúa, thần Núi, thần Sông… Ngoài ra, mỗi cộng đồng còn có những vị thần riêng, tùy thuộc vào các điều kiện tự nhiên trong vùng.
Khi những bông lúa đã chất đầy kho, các làng ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) lại cùng nhau tổ chức lễ Mừng lúa mới. Đây là lễ hội quan trọng, là lễ hội chung của cả cộng đồng người Ba Na, được tiến hành ở nhà rông.
Những phụ nữ Ba Na ở Đăk Pơ (Gia Lai) được giao nhiệm vụ đi cắt những bông lúa trên rẫy về để làm cốm
Hội đồng già làng hoặc già làng trong trang phục truyền thống sẽ tiến hành các nghi thức cúng, tạ ơn thần linh đã ban cho dân làng một vụ mùa no ấm, thóc lúa đầy kho, dân làng mạnh khỏe. Trước ngày diễn ra lễ cúng, các già làng tập trung bà con họp làng thống nhất chọn ngày làm lễ cúng cũng như địa điểm tổ chức.
Theo già Khyơn (làng Kon Sơ Lăl, xã Hà Tây, huyện Chư Păh), mừng lúa mới là phong tục rất quan trọng trong cả năm, được dân làng chuẩn bị kỹ lưỡng và diễn ra trang trọng. Lễ vật cúng Mừng lúa mới gồm 1 con heo, 2 con gà, 2 ghè rượu lớn và những hạt cốm làm từ lúa mới. Trước ngày làm lễ cúng, bà con lên rẫy lấy lúa về, sau đó rang lúa để chuẩn bị giã cốm.
Mọi người trong làng đều được phân công nhiệm vụ cụ thể, như đàn ông dựng dàn cúng, phụ nữ cột ghè rượu, khiêng nước, sắp xếp các dàn cúng để chuẩn bị cho lễ mừng ăn cơm mới của làng mình…
Trong trang phục truyền thống, người con gái Ba Na giã cốm chuẩn bị cho lễ cúng Mừng lúa mới
Trong lúc các thầy cúng làm lễ, đội cồng chiêng và đội múa xoang đi biểu diễn vòng quanh. Sau đó nghệ nhân của đội cồng chiêng đi lần lượt uống tất cả các ghè rượu và ăn cốm do dân làng mời. Cúng xong, già làng cất tiếng hú và gọi dân làng nổi trống. Đội cồng chiêng vừa hú, vừa đánh chiêng, múa xoang sau đó cả làng cùng vào hội mừng cơm mới, ăn cốm, uống rượu... Tất cả hòa trong niềm hân hoan, hy vọng một vụ mùa mới ấm no, bình an.
Tương tự tại làng Brang Đak Kliết, xã Ya Hội, huyện Đak Pơ (Gia Lai), cứ vào dịp cuối năm cả làng lại cùng nhau bàn bạc tổ chức lễ Mừng lúa mới. Đây là ngày hội có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc Ba Na, là dịp để họ tạ ơn với thần linh đã giúp dân làng có được một vụ mùa bội thu, no đủ.
Già làng thực hiện nghi lễ cúng Mừng lúa mới để dân làng tạ ơn thần linh đã giúp họ có được một vụ mùa bội thu, no đủ
Năm 2023, già làng Đinh Văn Hiếp là người có uy tín với cộng đồng, được giao trọng trách hướng dẫn dân làng tiến hành trình tự lễ cúng gồm: Nghi thức cúng tổ tiên (yang so), cúng các thần linh (thần núi, thần sông,…), lễ cúng ma (a tâu).
Sau khi thay mặt dân làng dâng lễ vật cảm tạ thần linh, già làng Hiếp sẽ khấn cầu mong các vị thần phù hộ người dân làng Brang Đak Kliết gặp nhiều may mắn trong lao động sản xuất, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, lúa về đầy kho; bà con dân làng không bệnh tật, ốm đau, có cuộc sống ấm no, đủ đầy.
“Đặc biệt, trong suốt buổi lễ, phải có một ngọn nến được thắp sáng trên miệng ghè rượu. Đó vừa là ánh sáng vật lý, vừa là ánh sáng nguồn cội, đưa đường chỉ lối để người Ba Na không bao giờ lầm lạc”, già làng Đinh Văn Hiếp nhấn mạnh.
Sau khi hoàn thành các nghi lễ cảm tạ, cúng, trong vòng xoang nhịp nhàng, mọi người trao nhau nụ cười hân hoan về vụ mùa bội thu, cùng nhau ăn cốm, uống rượu... đón chờ mùa mới sắp đến, cây cối phát triển tốt, không dịch bệnh.
Đội cồng chiêng và đội múa xoang đi biểu diễn vòng quanh cây nêu
Ở một số ngôi làng người Ba Na ở Gia Lai, khi kết thúc nghi lễ cúng Mừng lúa mới, già làng của làng còn lấy một bó lúa rẫy ném lên mái nhà rông. Hành động này cũng mang theo mong ước về một mùa vụ kế tiếp được Yàng ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Mừng lúa mới là nét văn hóa lâu đời của dân tộc Ba Na và được gìn giữ, phát huy cho tới ngày hôm nay. Cho dù năm đó được mùa hay mất mùa, thì dân làng vẫn tổ chức cúng để cảm tạ ơn Yàng. Lễ Mừng lúa mới không chỉ là dịp để cộng đồng tỏ lòng biết ơn với mẹ thiên nhiên mà còn là dịp để bà con thể hiện khả năng chế biến những món ăn truyền thống độc đáo. Đây còn là dịp để mọi người thắt chặt tình cảm và sự gắn kết cộng đồng.
(CLO) Tự nhận là Trưởng phòng Địa chính huyện và “vẽ” ra các cơ hội việc làm, đất tái định cư, một phụ nữ tại huyện Kỳ Anh đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,1 tỷ đồng của nhiều người dân.
(CLO) Xe điện trẻ em – món đồ chơi tưởng chừng vô hại, nhưng lại đang trở thành mối nguy tiềm tàng khi được sử dụng thiếu kiểm soát tại các công viên, khu vui chơi công cộng. Không mũ bảo hiểm, không biện pháp bảo hộ, thậm chí có trường hợp trẻ em điều khiển xe với tốc độ cao, luồn lách giữa dòng người đông đúc, gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố một loạt thuế quan mới, gây ra nhiều tranh cãi về công thức tính toán và mục tiêu kinh tế đằng sau quyết định này.
(CLO) Sáng 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí quý I năm 2025 nhằm đánh giá kết quả hoạt động báo chí thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.
(CLO) Với tiềm năng phát triển dài hạn và là vùng trũng về giá, thị trường BĐS Quy Nhơn đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư từ các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội và cả dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.
(CLO) Hơn 120 năm, trải qua bao biến cố lịch sử, dưới mưa bom, bão đạn và sự bào mòn của thời gian, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, in bóng bên dòng sông Mã.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.